Răng hàm có thay không là thắc mắc của nhiều người, đặc biệt là các bậc phụ huynh có con nhỏ. Bởi răng này có vai trò quan trọng đối với quá trình nghiền nát và tiêu hóa thức ăn. Đồng thời tạo sự cân đối cho gương mặt và hỗ trợ phát âm.
Răng hàm có thay không?
Răng hàm là một nhóm răng quan trọng trong cung hàm. Những răng này có mặt nhai rộng, kích thước lớn và nằm sâu bên trong. Chính vì thế nghiền nát thức ăn giúp tiêu hóa dễ dàng chính là vai trò quan trọng nhất đối với răng hàm. Ngoài ra các răng này còn giúp tạo sự cân đối cho gương mặt và hỗ trợ phát âm.
Trong giai đoạn từ 14 đến 36 tháng, răng hàm bắt đầu phát triển. Chỉ có 8 răng hàm ở trẻ em. Tuy nhiên sau khi thay răng hoàn chỉnh, người lớn có từ 16 – 20 răng hàm.
Theo thứ tự, bộ răng sữa của trẻ nhỏ có hai răng hàm, bao gồm răng số 4 và răng số 5. Cả hai răng này đều bị thay thế bởi răng vĩnh viễn, thường diễn ra trong giai đoạn từ 10 đến 12 tuổi. Răng số 6 và số 7 lần lượt mọc sau khi các răng này bị thay thế. Răng khôn (răng số 8) phát triển ở vị trí cuối của cung hàm trong giai đoạn từ 17 đến 25 tuổi.
Vậy răng hàm có thay không? Câu trả lời là có. Trong cung hàm, răng hàm sữa (số 4 và 5) vẫn bị thay thế. Khi đến độ tuổi thích hợp, những răng này sẽ bị lung lay và rụng đi, tạo điều kiện cho những răng vĩnh viễn mọc lên.
Tuy nhiên răng số 6, số 7 và số 8 chỉ mọc 1 lần, không trải qua quá trình thay răng sữa. Chính vì thế răng hàm này cần được giữ gìn và chăm sóc kỹ lưỡng. Những trường hợp không giữ gìn răng miệng và ăn uống không hợp lý có thể dẫn đến tình trạng sâu răng. Khi đó, các phương pháp bảo tồn răng (chẳng hạn như trám răng) sẽ được ưu tiên.
Đối với những trường hợp nặng, cần nhổ bỏ hoặc răng gãy, bệnh nhân cần sớm tiến hành phục hình răng hàm để chức năng nhai và cấu trúc của cung hàm được đảm bảo.
Biện pháp chăm sóc răng hàm cho trẻ
Răng hàm là những chiếc răng lớn, có mặt nhai rộng. Những răng này tiềm ẩn nguy cơ bị sâu cao nhất vì giữ chức năng nghiền nát thức ăn. Bên cạnh đó, răng số 6, 7 và 8 chỉ mọc một là trong đời.
Chính vì thế răng hàm cần được chăm sóc kỹ lưỡng để tránh sâu răng, ảnh hưởng đến chức năng nhai. Ngoài ra việc giữ gìn răng hàm còn giúp duy trì sự cân đối cho gương mặt và hỗ trợ phát âm.
Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc răng hàm:
1. Lựa chọn bàn chải phù hợp
Lựa chọn bàn chải có kích thước phù hợp, dễ dàng đưa sâu vào cuối cung hàm để vệ sinh các răng hàm bên trong. Lông chải mềm và mảnh, có khả năng loại bỏ mảng bám và bã thức ăn thừa trong kẽ răng.
Nên thay bàn chải mỗi 3 đến 4 tháng 1 lần. Đối với những trường hợp niềng răng, nên sử dụng những loại bàn chải chuyên biệt. Cụ thể như bàn chải rãnh, bàn chải điện, bàn chải kẽ răng. Những bàn chải này có thiết kế đặc biệt, có khả năng làm sạch kẽ răng, mắc cài và các răng hàm. Điều này giúp hạn chế sâu răng trong khi niềng răng.
2. Chải răng đúng cách
Chải răng từ 2 – 3 lần/ ngày (buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ) là biện pháp bảo vệ răng miệng quan trọng nhất. Nên ưu tiên những loại kèm đánh răng có chứa fluor. Đây là một khoáng chất quan trọng, có khả năng tái khoáng men răng, củng cố độ chắc khỏe, giảm nguy cơ sâu răng và mòn men răng.
Khi chải răng, nên để bàn chải nghiêng một góc 45 độ với viền nướu, nhẹ nhàng đẩy bàn chải lên xuống. Chải mặt trong của răng bằng cách xoay tròn hoặc chải lên và xuống. Di chuyển bàn chải từ trong ra ngoài nhiều lần, lông bàn chải song song với mặt nhai để vệ sinh.
Không nên chải ngang để tránh làm mòn cổ chân răng. Ngoài ra khi chải răng, không nên tỳ đè vào chải vào răng để tránh gây mòn men răng.
3. Súc miệng ngay sau khi ăn
Nên súc miệng ngay sau khi ăn để tránh thức ăn nhét vào kẽ răng dẫn đến sâu răng. Nên dùng thêm nước súc miệng, chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để tăng khả năng làm sạch răng miệng hiệu quả. Những sản phẩm này có thể giúp loại bỏ nhanh mảng bám, và thức ăn trong những kẽ răng. Ngoài ra nước súc miệng còn có tác dụng tiêu diệt và ngăn vi khuẩn phát triển.
4. Nhai đều hai bên
Nên nhai đều hai bên để giữ sự cân đối cho gương mặt. Điều này cũng giúp ngăn ngừa đau khớp thái dương hàm và mòn men răng.
5. Loại bỏ thói quen xấu
Loại bỏ những thói quen làm ảnh hưởng xấu đến răng miệng. Cụ thể như dùng răng cắn xé thức ăn, các vật cứng hoặc bao bì; dùng tăm xỉa răng, hút thuốc lá, nghiến răng… Những thói quen này có thể gây chảy máu chân răng, răng hở kẽ, răng bị mòn bề mặt nhai, giảm chất khoáng, tăng nguy cơ sâu răng.
6. Chế độ ăn uống lành mạnh
Hạn chế tiêu thụ những loại thực phẩm, đồ uống chứa nhiều đường và axit. Bởi những thành phần này này có thể làm tăng nguy cơ sâu răng và mòn men răng. Tốt nhất nên vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn. Ngoài ra không nên ăn những loại thực phẩm quá cứng.
Thiết lập chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng với những loại thực phẩm lành mạnh. Chẳng hạn như các loại hạt, đậu, trái cây, rau củ quả, ngũ cốc, các chế phẩm của sữa, thịt, cá, trứng… Điều này giúp bổ sung đủ vitamin và khoáng chất cần thiết, nâng cao sức khỏe răng miệng.
7. Cạo vôi răng
Nên thường xuyên cạo vôi răng để loại bỏ vi khuẩn tích tụ, giúp răng trắng sáng và giảm nguy cơ sâu răng. Có thể áp dụng một số cách cạo vôi răng tại nhà để tiết kiệm thời gian. Chẳng hạn như súc miệng với baking soda, hỗn hợp muối và chanh hoặc chải răng với dầu dừa.
8. Khám nha khoa
Nên khám nha khoa từ 1 – 2 lần/ năm để được kiểm tra tình trạng răng. Điều này có thể giúp phát hiện và điều trị kịp thời những vấn đề nha khoa tiềm ẩn.
Những thông tin nêu trên có thể giúp bạn đọc giải đáp răng hàm có thay không và cách chăm sóc răng hiệu quả. Như vậy răng hàm sữa gồm răng số 4 và số 5 được thay thế bằng răng vĩnh viễn trong giai đoạn từ 10 – 12 tuổi. Các răng hàm còn lại gồm răng số 6, số 7 và số 8 chỉ mọc một lần. Vì thế cần có biện pháp chăm sóc phù hợp để bảo vệ răng hàm, phòng ngừa sâu răng làm ảnh hưởng đến chức năng nhai.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Con Người Có Bao Nhiêu Cái Răng: Kiến thức cần biết
Răng Là Gì? Cấu Tạo, Phân Loại Và Chức Năng Của Răng Người
Ngà Răng Là Gì? Cấu Tạo, Phân Loại Và Chức Năng
Cấu Trúc Hàm Răng Chuẩn: Lợi Ích Và Tiêu Chí Đánh Giá
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!