Khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ là tình trạng sai khớp cắn ảnh hưởng đến những cử động của hàm và làm mất tính cân đối của gương mặt. Tình trạng này gây khó khăn trong quá trình ăn uống, ảnh hưởng đến phát âm và tính thẩm mỹ. Đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng.
Khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ là gì?
Khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ là tình trạng sai lệch khớp cắn xảy ra ở trẻ nhỏ, thường trong giai đoạn phát triển răng sữa và răng vĩnh viễn. Tình trạng này làm mất sự tương quan của hai hàm, răng lệch lạc và ảnh hưởng đến những cử động của hàm (chẳng hạn như cắn)
Ở những trường hợp nặng, khớp cắn ngược có thể làm mất tính cân đối của gương mặt, ảnh hưởng đến phát âm và quá trình nhai nuốt. Tình trạng này cần được điều trị sớm để phục hồi cấu trúc khớp cắn, tăng tính thẩm mỹ. Đồng thời tránh phát sinh những vấn đề liên quan đến răng miệng.
Dấu hiệu nhận biết khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ
Khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ dễ dàng được nhận biết thông qua những đặc điểm dưới đây:
- Khi nhìn nghiêng, cằm nhô ra, gương mặt có điểm gãy; trán, mũi và cằm bị lệch
- Khi nhìn thẳng, đường thẳng nối trán, mũi và cằm bị lệch sang trái/ phải hoặc gấp khúc
- Hai hàm răng không cân đối. Vòm hàm dưới lớn hơn vòm hàm trên kèm theo biểu hiện:
- Các răng hàm dưới đưa ra và trùm lên các răng hàm trên
- Răng hàm và răng tiền hàm tiếp xúc với nhau nhưng không chuẩn khít
- Có khoảng cách giữa răng nanh và răng cửa. Khoảng cách càng lớn khi tình trạng khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ càng nặng.
Phân loại khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ
Có hai dạng khớp cắn ngược, bao gồm:
- Khớp cắn ngược do răng: Trẻ có thói quen trượt hàm hoặc răng cửa hàm dưới mọc sớm hơn răng cửa hàm trên. Điều này làm ảnh hướng đến quá trình mọc răng, khuôn mặt bị gãy hoặc lõm.
- Khớp cắn ngược do xương: Các răng hàm dưới đưa ra và trùm lên các răng hàm trên do xương hàm trên kém phát triển trong khi xương hàm dưới phát triển mạnh. Đôi khi tình trạng này cũng có thể xảy ra do dị tật khe hở vòm miệng làm ảnh hưởng đến xương hàm. Đồng thời gây thiếu hụt kích thước của hàm theo trước hoặc theo chiều ngang.
Nguyên nhân gây khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ
Khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ thường xảy ra do những nguyên nhân dưới đây:
- Bẩm sinh: Phần lớn khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ xảy ra do nguyên nhân bẩm sinh (di truyền). Điều này có nghĩa những trẻ có ba mẹ hoặc ông bà bị khớp cắn ngược thường có nguy cơ cao hơn.
- Mất răng sữa sớm: Khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ có thể xảy ra do mất răng sữa sớm làm ảnh hưởng đến quá trình thay răng và mọc răng vĩnh viễn. Thông thường răng cửa hàm trên khó mọc vượt ra ngoài nếu răng cửa hàm dưới mọc trước.
- Thói quen xấu: Một số thói quen xấu như nghiến răng, đẩy lưỡi, mút tay, trượt hàm… làm ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn và tăng nguy cơ sai khớp cắn. Từ đó phát sinh tình trạng khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ.
Tác hại của khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ
Đối với trẻ nhỏ, khớp cắn ngược gây ra những vấn đề nghiêm trọng sau:
- Mất thẩm mỹ: Khớp cắn ngược làm mất sự cân đối của gương mặt, mất sự tương quan của hai hàm, răng lệch lạc. Điều này làm mất tính thẩm mỹ nghiêm trọng, trẻ thiếu tự tin, rụt rè khi giao tiếp.
- Khó khăn trong quá trình nhai nuốt: Mặt nhai của hai hàm răng không khích hoặc lệch khỏi vị trí trung tâm gây khó khăn cho quá trình nhai, thức ăn không được nghiền nát. Điều này làm tăng nguy cơ vướng thức ăn tại cổ họng, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và tăng nguy cơ phát sinh bệnh lý ở đường ruột.
- Ảnh hưởng đến khả năng phát âm: Khớp cắn ngược khiến trẻ bị tật nói ngọng, khó phát âm. Những trường hợp nặng và không điều trị có thể làm ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp trong tương lai.
- Phát sinh vấn đề về tâm lý: Những ảnh hưởng từ khớp cắn ngược khiến trẻ tự ti, thường xuyên lo lắng, ngại giao tiếp.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng: Thức ăn thường mắc kẹt ở những vị trí có răng lệch lạc, kẽ răng lớn. Hơn thế sai khớp cắn và răng lệch lạc cũng khiến cho việc vệ sinh thức ăn trở nên khó khăn, bề mặt và kẽ răng không sạch, dễ hình thành mảng bám, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Những điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng, phổ biến nhất gồm sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu ở trẻ em.
Điều trị khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ
Những trẻ bị sai khớp cắn, răng lệch lạc do khớp cắn ngược cần được điều trị sớm. Điều này giúp quá trình điều chỉnh diễn ra suôn sẻ, tăng tính thẩm mỹ. Đồng thời giảm nguy cơ mắc các vấn đề về răng miệng và đường ruột.
Thông thường khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ được niềng răng để điều chỉnh. Phương pháp này có thể mang đến những lợi ích sau:
- Tạo ra lực kéo mạnh mẽ giúp cải thiện khớp cắn, khắc phục tình trạng sai lệch của răng
- Cải thiện nụ cười, tăng tính thẩm mỹ.
Ngoài ra niềng răng điều trị khớp cắn ngược có độ an toàn cao, không cần xâm lấn răng thật, hiệu quả duy trì vĩnh viễn. Tuy nhiên so với phẫu thuật điều trị, niềng răng mất nhiều thời gian hơn, gây đau và khó chịu nhẹ trong thời gian đầu.
Dưới đây là một số phương pháp niềng răng có thể được áp dụng:
- Niềng răng mắc cài
Niềng răng mắc cài là phương pháp phổ biến nhất, được dùng cho phần lớn trẻ nhỏ. Phương pháp này sử dụng mắc cài (được làm từ chất liệu sứ hoặc kim loại) gắn trên bề mặt răng kết hợp một số thiết bị chỉnh nha cần thiết (chẳng hạn như dây kẽm hoặc dây cung) để tạo lực kéo. Điều này giúp điều chỉnh khớp cắn sai lệch và răng hàm lệch lạc.
So với niềng răng mắc cài sứ, niềng răng mắc cài kim loại thường hoặc tự buộc thường phổ biến hơn. Bởi loại mắc cài này có chi phí hợp lý, dễ tạo lực kéo mạnh để điều chỉnh. Tuy nhiên mắc cài bằng sứ có màu trắng, mang đến tính thẩm mỹ cao hơn.
- Niềng răng trong suốt Invisalign
Niềng răng trong suốt Invisalign (niềng răng không mắc cài) là phương pháp chỉnh nha có thể tháo lắp, ít gây đau và khó chịu, có tính thẩm mỹ cao hơn so với niềng răng mắc cài. Ngoài ra phương pháp này giúp vệ sinh răng miệng dễ dàng, hạn chế được những vấn đề về răng miệng (như sâu răng) trong quá trình niềng răng.
Từ 10 đến 16 tuổi là giai đoạn tốt nhất để niềng răng cho trẻ. Bởi trong thời gian này, xương hàm còn mềm và đang trong giai đoạn phát triển. Điều này giúp quá trình điều chỉnh diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn, rút ngắn thời gian điều trị khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ.
Thông thường chỉ mất từ 6 tháng đến 1 năm để xương hàm và răng sai lệch được điều chỉnh. Tuy nhiên quá trình niềng răng thường diễn ra trong 2 – 3 năm kết hợp mang hàm duy trì từ 6 tháng đến 1 năm. Điều này giúp đảm bảo xương hàm cứng cáp sau niềng, tránh tình trạng sai lệch tái diễn.
Phòng ngừa khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ
Khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ không được ngăn ngừa hoàn toàn. Tuy nhiên nguy cơ có thể giảm thiểu khi áp dụng những biện pháp dưới đây:
- Cho trẻ khám nha khoa định kỳ trong giai đoạn phát triển răng sữa và thay răng.
- Cần xử lý sớm và đúng cách nếu có bất kỳ vấn đề nào.
- Tạo điều kiện cho trẻ thay răng sữa tự nhiên. Hướng dẫn trẻ bảo vệ răng miệng, vệ sinh răng miệng hàng ngày và lấy cao răng định kỳ. Điều này giảm nguy cơ sâu răng khiến trẻ thay răng sữa sớm.
- Hạn chế cho trẻ tiêu thụ những loại thực phẩm và thức uống có nhiều đường. Bởi đường tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh, phát sinh những vấn đề về nha khoa. Từ đó làm tăng nguy cơ phát sinh tình trạng khớp cắn ngược ở trẻ em.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học, cung cấp đầy đủ thành phần dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của răng và xương hàm. Cụ thể như vitamin D, magie, phốt pho và canxi. Điều này giúp xây dựng răng chắc khỏe, kích thích mọc răng, ổn định sự phát triển của xương hàm. Từ đó hạn chế tình trạng răng phát triển lệch lại, hàm móm, hô, khớp cắn ngược. Tốt nhất nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, đậu, các loại hạt, thịt, cá, trứng, sữa, đậu phụ, hải sản… để bổ sung dinh dưỡng cần thiết. Gặp bác sĩ dinh dưỡng nếu trẻ biếng ăn, chán ăn lâu ngày.
- Hạn chế cho trẻ bú sữa bình. Nên dùng ly để uống sữa hoặc nước. Điều này giảm nguy cơ răng mọc lệch, răng khấp khểnh và sai khớp cắn.
- Hướng dẫn trẻ loại bỏ thói quen đẩy lưỡi, mút tay. Nếu trẻ nghiến răng khi ngủ hoặc quá nhỏ, nên sớm cho trẻ dùng hàm trainer để khắc phục thói quen xấu, giảm nguy cơ phát sinh tình trạng khớp cắn ngược.
Khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ một dạng sai lệch hàm và răng thường gặp, xảy ra do nhiều nguyên nhân. Tình trạng này không chỉ làm mất tính thẩm mỹ mà còn làm tăng nguy cơ phát sinh những vấn đề về răng miệng và tiêu hóa, trẻ thiếu tự tin, nói ngọng.
Tuy nhiên khớp cắn ngược có thể dễ dàng được phòng ngừa và điều trị bằng phương pháp niềng răng. Do đó cần hướng dẫn trẻ cách chăm sóc răng miệng, đưa trẻ thăm khám để được tư vấn khắc phục tình trạng nếu có vấn đề.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Răng bé bị sún cụt viêm tủy: Cách chăm sóc, điều trị tại nhà
Có Nên Bọc Răng Sứ Cho Trẻ Em? Cần Lưu Ý Gì?
Răng Vĩnh Viễn Của Trẻ Bị Lung Lay: Nguyên nhân, Cách khắc phục
Trẻ Mọc Răng Chậm Nên Ăn Gì? 6 Thực Phẩm Kích Thích Mọc Răng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!