Bệnh Viêm Nha Chu Có Gây Sốt Không?

Bệnh viêm nha chu có gây sốt không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Được biết, đa phần các trường hợp mắc bệnh lý này đều không gây sốt mà chỉ biểu hiện thông qua một số dấu hiệu như mô nướu sẫm màu, sưng viêm, dễ chảy máu, răng lung lay,… Tuy nhiên trên thực tế, tình trạng tăng thân nhiệt cũng có thể xảy ra trong một số ít trường hợp. 

viêm nha chu có gây sốt không
Bệnh viêm nha chu có gây sốt không là vấn đề được nhiều người quan tâm

Bệnh viêm nha chu có gây sốt không?

Viêm nha chu là tình trạng viêm nhiễm tổ chức nâng đỡ răng bao gồm các cơ quan như xương ổ răng, cement, mô nướu và dây chằng nha chu. Các cơ quan này vai trò cố định răng trên cung hàm và bảo vệ răng khỏi tác động của vi khuẩn. Khi vi khuẩn gây tổn thương và phá hủy nha chu, chân răng dần bị lung lay, lỏng lẻo, răng đau nhức, tụt nướu, nướu sưng đỏ, dễ chảy máu,…

Theo số liệu thống kê, viêm nha chu là nguyên nhân chủ yếu gây mất răng vĩnh viễn ở người trưởng thành. Ngoài ra, bệnh lý này còn dẫn đến nhiều biến chứng khác như áp xe răng, viêm tủy răng, viêm nhiễm đường hô hấp và các biến chứng xa như đái tháo đường, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch và biến chứng thai kỳ.

Mặc dù có mức độ nguy hiểm nhưng viêm nha chu là bệnh lý có triệu chứng mờ nhạt ở giai đoạn đầu. Do đó, nhiều người thắc mắc liệu “Nhiễm viêm nha chu có gây sốt không?”. Được biết, viêm nha chu hầu như không gây sốt mà chỉ gây sưng đỏ lợi, răng lung lay, mô nướu rỉ dịch, mủ,… Tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh viêm nha chu cũng có thể gây sốt.

viêm nha chu có gây sốt không
Viêm nha chu có thể gây sốt khi đã phát sinh biến chứng áp xe răng, viêm tủy răng, viêm nhiễm đường hô hấp

Sốt do viêm nha chu thường xảy ra trong những trường hợp sau:

  • Viêm nha chu gây biến chứng áp xe răng khiến mô nướu nổi cục, đau nhức nhiều, sưng hạch góc hàm, sốt nhẹ đến sốt cao.
  • Viêm nha chu gây biến chứng viêm tủy răng. Trong giai đoạn viêm tủy răng cấp, ngoài các triệu chứng như đau nhức, sưng mô nướu, bạn còn có thể gặp phải tình trạng sốt nhẹ, sưng hạch góc hàm, mệt mỏi, hôi miệng,…
  • Viêm nha chu cũng có thể gây sốt do vi khuẩn lây lan, phát tiển mạnh dẫn đến viêm họng, viêm amidan và một số bệnh viêm nhiễm đường hô hấp khác.

Như vậy có thể thấy, viêm nha chu chỉ gây sốt khi đã phát sinh biến chứng. Do đó khi nhận thấy tình trạng này, bạn cần chủ động tìm gặp bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt để được thăm khám và can thiệp điều trị kịp thời.

Cần làm gì khi viêm nha chu gây sốt?

Viêm nha chu gây sốt là dấu hiệu cho thấy bệnh đã chuyển biến nặng dẫn đến các biến chứng như áp xe răng, viêm tủy răng, các bệnh viêm đường hô hấp (viêm xoang hàm, viêm amidan, viêm họng),… Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

1. Các biện pháp cải thiện tại nhà

Nếu chưa có thời gian đến phòng khám nha khoa, bạn có thể cải thiện tình trạng sốt do viêm nha chu bằng một số biện pháp tại nhà như:

viêm nha chu có gây sốt không
Chườm mát giúp cải thiện tình trạng sốt cao do viêm nha chu và các bệnh nha khoa thường gặp khác
  • Chườm mát: Chườm mát ở cổ và trán có thể giảm nhẹ tình trạng sốt do viêm nha chu và các bệnh nha khoa gây ra. Nếu sốt nhiều, bạn nên dùng khăn mát lau người và mặc quần áo rộng rãi để làm hạ thân nhiệt.
  • Sử dụng thuốc không kê toa: Viêm nha chu gây sốt thường đi kèm với một số triệu chứng như sưng mô nướu, răng đau nhức dữ dội, sưng hạch, cứng góc hàm,… Trong trường hợp này, bạn có thể dùng thuốc không kê toa (Paracetamol) để cải thiện. Loại thuốc này có thể dùng mà không cần toa của bác sĩ và tương đối an toàn với người lớn, trẻ em. Tuy nhiên, chỉ nên dùng thuốc trong 3 – 5 ngày và cần sắp xếp thời gian đến phòng khám trong thời gian sớm nhất.
  • Tận dụng thảo dược: Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng một số loại thảo dược như bạc hà, đinh hương, lá trầu không, gừng tươi,… để cải thiện tình trạng đau nhức, sưng, chảy máu mô nướu do viêm nha chu gây ra. Các biện pháp này khá an toàn và hiếm khi xảy ra tác dụng phụ khi áp dụng.

Các biện pháp điều trị tại nhà có thể hạ sốt và cải thiện một số triệu chứng do viêm nha chu gây ra. Tuy nhiên, các mẹo chữa này chỉ có tác dụng hỗ trợ. Vì vậy, bạn nên sắp xếp thời gian đến phòng khám sớm để được chẩn đoán và can thiệp các phương pháp điều trị kịp thời.

2. Khám và điều trị y tế

Để chẩn đoán viêm nha chu gây sốt, bác sĩ sẽ khám răng miệng, thử phản ứng của răng và yêu cầu chụp X-Quang. Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng cụ thể và chỉ định các phương pháp điều trị sau:

viêm nha chu có gây sốt không
Cần tìm gặp bác sĩ Răng hàm mặt nếu nhận thấy tình trạng viêm nha chu gây sốt
  • Sử dụng thuốc: Nếu viêm nha chu gây sốt cao, tình trạng viêm nhiễm mô nướu chuyển biến nặng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh, giảm đau, chống viêm trong 5 – 7 ngày để kiểm soát viêm nhiễm trước. Sau thời gian này, bạn cần quay trở lại phòng khám để được đánh giá cụ thể và can thiệp các phương pháp điều trị chuyên sâu.
  • Rạch ổ mủ (áp xe): Trong trường hợp viêm nha chu gây áp xe răng, bác sĩ sẽ chủ động rạch túi mủ để loại bỏ dịch, mủ và ngăn chặn sự phát triển quá mức của vi khuẩn. Sau khi rạch ổ áp xe, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc trong 5 – 7 ngày để kiểm soát nhiễm trùng mô nha chu.
  • Điều trị nội nha: Điều trị nội nha (lấy tủy răng) là phương pháp loại bỏ mô tủy bị viêm nhiễm, sau đó tạo hình khoang tủy và trám bít lại bằng vật liệu nhân tạo (gutta percha). Phương pháp này được thực hiện trong trường hợp viêm nha chu gây biến chứng viêm tủy răng.
  • Các phương pháp trị viêm nha chu: Tùy theo mức độ tổn thương của mô nha chu, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị như cạo vôi răng + xử lý mặt gốc răng, cố định răng, chỉnh sửa/ thay thế miếng trám, nạo túi nha chu, ghép xương, ghép nướu và nhổ bỏ răng. Các phương pháp này thường được áp dụng khi các biến chứng của viêm nha chu đã được khắc phục hoàn toàn.

Trên đây là thông tin giải đáp “Bệnh viêm nha chu có gây sốt không?” và một số cách khắc phục tình trạng này hiệu quả. Tuy nhiên, thông tin trong bài viết chỉ có tính chất tham khảo. Để nhận được lời khuyên hữu ích, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa.

Tham khảo thêm:

4.3/5 - (3 bình chọn)

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!