Răng cửa to có mài được không là vấn đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người đang có ý định bọc sứ và dán sứ. Thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc này và nắm rõ một số lưu ý quan trọng.
Răng cửa to có mài được không?
Mài răng cửa là thủ thuật sử dụng máy mài chuyên dụng để loại bỏ một phần men răng của răng cửa. Thủ thuật này có thể thực hiện với tất cả răng trên cung hàm với mục đích phục hình răng. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại răng cửa quá lớn sẽ không thể mài răng được. Vậy răng cửa to có mài được không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt, răng cửa to hoàn toàn có thể được mài. Về cơ bản, mài răng là thủ thuật nha khoa xâm lấn và loại bỏ một phần men răng, không ảnh hưởng đến ngà răng và tủy răng. Do đó, nếu cần thiết, răng cửa to vẫn có thể mài răng.
Mài răng là kỹ thuật nha khoa không quá phức tạp. Tuy nhiên, nếu mài răng không đúng kỹ thuật, răng sẽ dễ bị ê buốt và đau nhức. Do đó, bác sĩ phải tính toán kỹ lượng men răng cần mài để không làm tổn thương ngà răng và tủy răng.
Khi mài răng, các bác sĩ phải tuân thủ không được mài quá nhiều. Độ dày của men răng có sự khác biệt ở cổ răng, thân răng và cạnh cắn. Vì vậy, lượng men răng tối đa có thể mài sẽ có sự khác biệt như sau:
- Cạnh cắn: Chỉ mài men răng từ 1.2 – 2mm
- Thân răng: Mài từ 1 – 1.5mm
- Cổ răng: Lượng men răng được phép mài dao động từ 0.6 – 1mm
Trong trường hợp răng cửa to có nhiều khuyết điểm, việc mài răng có thể không mang lại hiệu quả cao. Lúc này, bác sĩ sẽ yêu cầu chỉnh nha (niềng răng) trước khi can thiệp các biện pháp phục hình. Bởi nếu răng có khuyết điểm quá lớn sẽ phải mài nhiều men răng dẫn đến tình trạng răng bị ê buốt, đau nhức dai dẳng.
Nên mài răng cửa to trong những trường hợp nào?
Mài răng là kỹ thuật nha khoa xâm lấn vào cấu trúc răng. Chính vì vậy, phương pháp này chỉ được thực hiện trong một số trường hợp cần thiết. Những trường hợp sau sẽ được xem xét mài răng cửa to:
1. Răng cửa không đều nhau
Trong trường hợp răng cửa có kích thước không đều nhau, bác sĩ sẽ chỉ định mài răng để điều chỉnh kích thước, độ dài của các răng. Răng cửa nằm ở vị trí trung tâm của cung hàm nên dễ dàng nhìn thấy khi ăn uống và giao tiếp. Răng cửa không đều ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và ngoại hình.
2. Răng cửa sứt, mẻ nặng
Răng cửa sứt, mẻ nghiêm trọng có thể do chấn thương hoặc do nhai thức ăn quá cứng. Với những trường hợp nhẹ, bác sĩ có thể dễ dàng xử lý bằng cách trám răng thẩm mỹ. Tuy nhiên, nếu răng bị sứt, mẻ nhiều, bác sĩ sẽ chỉ định mài răng, sau đó tiến hành bọc sứ hoặc dán sứ tùy theo tình trạng cụ thể.
3. Chuẩn bị cho quá trình bọc sứ, dán sứ
Bọc răng sứ, dán sứ Veneer là những phương pháp phục hình răng được ưa chuộng hiện nay. Các phương pháp này được thực hiện để mang lại hàm răng đồng đều, trắng sáng và nụ cười tự tin. Trước khi dán sứ và bọc sứ, bắt buộc phải mài răng để đảm bảo mão răng sứ và mặt dán sứ cố định chắc chắn, không xảy ra tình trạng cộm, vướng và khó chịu.
Khi mài răng, bác sĩ sẽ tính toán kỹ lượng men răng cần mài để đảm bảo khi dán sứ và bọc sứ, răng sẽ cân đối hoàn toàn. Đây là lý do khi thực hiện các kỹ thuật phục hình răng, cần lựa chọn cơ sở có bác sĩ giỏi để đảm bảo hiệu quả cũng như tính thẩm mỹ.
Một số lưu ý khi mài răng cửa to
Mài răng cửa to được chỉ định trong nhiều trường hợp khác nhau. Tuy nhiên, trước khi thực hiện phương pháp này, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Mài răng cửa là kỹ thuật xâm lấn làm mài mòn một lớp men răng bên ngoài. Chính vì vậy, chỉ nên can thiệp phương pháp này trong những trường hợp cần thiết.
- Nên chọn địa chỉ mài răng cửa uy tín và đáng tin cậy. Không ít trường hợp đã gặp phải biến chứng răng ê buốt, đau nhức dai dẳng do mài răng ở những cơ sở kém chất lượng.
- Sau khi mài răng cửa, răng sẽ bị ê buốt và đau nhức nhẹ. Do đó, bạn cần chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ để răng phục hồi hoàn toàn. Nếu chăm sóc đúng cách, các triệu chứng khó chịu sẽ thuyên giảm rõ rệt.
- Răng cửa sau khi mài sẽ được bọc sứ hoặc dán sứ để phục hồi lại hình thể và màu sắc. Tương tự như răng thật, răng sứ cũng sẽ bị ngả màu nếu không có biện pháp chăm sóc đúng cách. Do đó, cần phải kiêng cữ đồ ăn, thức uống có màu đậm và chú ý vệ sinh răng miệng thường xuyên.
- Sau khi mài răng và phục hình răng, cần tái khám định kỳ 1 – 2 lần/ năm để kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề bất thường.
Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã được giải đáp thắc mắc “Răng cửa to có mài được không?” và những vấn đề cần lưu ý khi mài răng. Nếu có băn khoăn, nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt để được giải đáp chi tiết.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Có Nên Bọc Răng Sứ Cho Trẻ Em? Cần Lưu Ý Gì?
Răng Bọc Sứ Bị Viêm Tuỷ Nguyên Nhân Do Đâu? Cách Điều Trị
Có Nên Bọc Răng Sứ Cho Răng Hàm Không? Giá Bao Nhiêu?
Răng Thưa Có Nên Bọc Răng Sứ Không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!