Hướng dẫn Cách Đánh Răng Không Bị Tụt Lợi đơn giản cần biết

Không ít người gặp phải tình trạng tụt lợi do đánh răng sai cách. Thói quen này còn dẫn đến các vấn đề nha khoa khác như răng ê buốt, mòn men, nướu răng sưng đỏ, chảy máu,… Để bảo vệ sức khỏe răng miệng, bạn đọc cần phải biết cách đánh răng không bị tụt lợi.

cách đánh răng không bị tụt lợi
Cần trang bị cách đánh răng không bị tụt lợi để cải thiện tình trạng ê buốt, mòn men,…

Hướng dẫn cách đánh răng không bị tụt lợi

Tụt lợi là vấn đề nha khoa thường gặp gây ra nhiều phiền toái khi ăn uống, sinh hoạt. Lợi tụt phía dưới sẽ làm lộ một phần cổ chân răng dẫn đến tình trạng ê buốt và đau nhức. Ngoài ra, tụt lợi nặng còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ, ngoại hình.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tụt lợi hở chân răng. Trong đó, đánh răng sai cách là nguyên nhân phổ biến nhất ở cả trẻ em và người trưởng thành. Vì vậy, cần biết cách đánh răng không bị tụt lợi để có thể giải quyết tình trạng này một cách triệt để.

Trên thực tế, hơn 90% người Việt đánh răng sai cách nên phần lớn đều bị sâu răng, viêm nướu răng và tụt lợi. Thông tin sau sẽ giúp bạn đọc biết cách đánh răng không bị tụt lợi nhưng vẫn đảm bảo làm sạch răng miệng hiệu quả:

cách đánh răng không bị tụt lợi
Đánh răng đúng cách giúp làm sạch răng miệng hiệu quả và có thể phòng ngừa, cải thiện tình trạng tụt lợi
  • Súc miệng vài lần với nước sạch để loại bỏ thức ăn bám tron khoang miệng
  • Rửa sạch bàn chải và lấy một lượng kem đánh răng vừa đủ với lứa tuổi.
  • Đặt mặt bàn chải lên bề mặt răng và nghiêng nhẹ bàn chải khoảng 45 độ so với viền nướu. Lưu ý phải để mặt bàn chải tiếp xúc cả nướu và răng thay vì chỉ đặt ở mặt răng như bình thường. Có như vậy, mảng bám mới được làm sạch và ít tích tụ cao răng ở chân răng.
  • Chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc để làm sạch kẽ răng hoặc có thể di chuyển mặt chải theo hình tròn. Cứ như vậy, làm sạch toàn bộ mặt ngoài của răng.
  • Di chuyển bàn chải vào mặt nhai của răng hàm và thao tác khoảng 5 – 7 lần để làm sạch mặt nhai. Chú ý đưa bàn chải sâu vào bên trong răng số 7 và số 8 để tránh tình trạng sâu răng. Tiếp tục làm sạch mặt nhai của bên còn lại.
  • Sau đó, đưa bàn chải vào bên trong mặt nhai và làm sạch kỹ càng.
  • Lặp lại các bước với hàm còn lại và làm sạch bề mặt lưỡi.
  • Khi đã làm sạch răng miệng, súc miệng bằng nước sạch từ 3 – 5 lần cho đến khi không còn bọt kem đánh răng.

Ngoài thói quen đánh răng, bạn có thể dùng thêm nước súc miệng và chỉ nha khoa để làm sạch răng miệng hiệu quả.

Lưu ý khi đánh răng dành cho người bị tụt lợi

Ngoài việc nắm rõ cách đánh răng không bị tụt lợi, bạn cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:

1. Phải đánh răng hằng ngày

Nhiều người bị tụt lợi có thói quen lười đánh răng vì răng dễ bị ê buốt và chảy máu. Tuy nhiên, nếu không đánh răng từ 2 – 3 lần/ ngày, mảng bám có thể tích tụ nhiều khiến cho nướu răng sưng đỏ, nhạy cảm và tình trạng tụt lợi ngày càng nghiêm trọng hơn.

Vì vậy, bạn cần đánh răng 2 – 3 lần/ ngày (sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ). Nếu đánh răng sau khi ăn trưa, cần đợi ít nhất 30 phút để nước bọt trung hòa axit trong khoang miệng. Đánh răng ngay sau khi ăn sẽ khiến cho men răng bị mòn và gia tăng mức độ ê buốt.

2. Lựa chọn bàn chải lông mềm, mảnh

Khi bị tụt lợi, bạn nên lựa chọn bàn chải có lông mềm, sợi mảnh và kích thước bàn chải nhỏ để dễ dàng len lỏi vào bên trong. Hơn nữa, lông chải mềm cũng sẽ giúp việc làm sạch trở nên dễ dàng và không gây chảy máu, trầy xước nướu răng.

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại bàn chải sợi siêu mảnh dành cho người bị tụt lợi, răng nhạy cảm, mòn men,… Vì vậy, nếu cần thiết, bạn có thể cân nhắc sử dụng để cải thiện tình trạng tụt lợi hở chân răng.

3. Sử dụng kem đánh răng phù hợp

Người bị tụt lợi nên lựa chọn các loại kem đánh răng có tác dụng phục hồi mô nướu, men răng. Ngoài tác dụng làm sạch, các sản phẩm này còn chứa Cetylpyridinium chloride, fluor, provitamin B5, fluoride và xylitol. Các sản phẩm này sẽ giúp làm dịu nướu, giảm ê buốt và hỗ trợ phục hồi tình trạng tụt lợi.

cách đánh răng không bị tụt lợi
Người bị tụt lợi và răng nhạy cảm nên chọn các loại kem đánh răng có công thức nhẹ dịu, lành tính

Nên hạn chế sử dụng kem đánh răng chứa cồn và các thành phần dễ gây kích ứng. Bởi những thành phần này có thể khiến răng nhạy cảm hơn, đồng thời gây tổn thương nướu răng và làm cho tình trạng tụt lợi ngày càng nghiêm trọng.

4. Một số lưu ý khác

Vệ sinh răng miệng có vai trò rất quan trọng đối với việc cải thiện chứng tụt lợi. Chính vì vậy, ngoài việc đánh răng, bạn nên lưu ý thêm một số vấn đề sau:

  • Sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch mảng bám, thức ăn thừa bên trong kẽ răng. Không dùng tăm tre vì thói quen này sẽ gây tụt lợi và mòn kẽ răng.
  • Có thể dùng nước súc miệng chống ê buốt, thích hợp với người bị mòn men và có nướu răng nhạy cảm.
  • Nên súc miệng bằng nước sạch sau bữa ăn để giảm phần nào thức ăn thừa tích tụ. Bên cạnh đó, bạn có thể nhai kẹo cao su không đường để giảm tích tụ mảng bám và cao răng. Thói quen này giúp ích rất nhiều trong việc phục hồi các mô lợi bị tụt xuống phần chân răng.
  • Nên lấy cao răng định kỳ 1 – 2 lần/ năm để cải thiện tụt lợi và phòng ngừa các vấn đề nha khoa thường gặp khác.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc đã biết cách đánh răng bị tụt lợi. Ngoài hiệu quả ngừa tụt lợi hở chân răng, đánh răng đúng cách còn giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng và phòng ngừa các vấn đề có liên quan như ê buốt răng, mòn men răng,…

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!