Thường xuyên chảy máu chân răng khi đánh răng là vấn đề được nhiều người quan tâm khi nó gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống cá nhân. Việc phát hiện và điều trị các vấn đề răng miệng dẫn đến chảy máu chân răng là yêu cầu cấp bách, cần quan tâm can thiệp sớm tình trạng này để tránh gây ra những hệ lụy không đáng có.
Vì sao chảy máu chân răng khi đánh răng?
Chảy máu chân răng xuất hiện khá phổ biến ở mọi lứa tuổi, tùy vào từng nguyên nhân mà tình trạng này diễn biến nhẹ hay nặng. Ở những nguyên nhân khác nhau mà tình trạng chảy máu chân răng còn có một số triệu chứng đi kèm như: sưng, viêm vùng nướu răng; có cảm giác đau nhức, chảy mủ, dịch vùng bị tổn thương; răng lung lay, hơi thở có mùi hôi,…
Theo khuyến cáo của các chuyên gia nha khoa, tình trạng chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu cảnh cáo của một số bệnh lý răng nghiêm trọng, đe dọa lớn đến sức khỏe nếu không can thiệp điều trị kịp thời. Việc tìm hiểu rõ nguyên nhân gây chảy máu chân răng để có những phương hướng khắc phục chính xác là một điều cần thiết ngay từ những dấu hiệu đầu tiên.
Vậy đâu là nguyên nhân của việc chảy máu chân răng khi đánh răng? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây để tìm cho mình câu trả lời:
1. Ảnh hưởng của các bệnh răng miệng
Khi cơ thể bạn xuất hiện các vấn đề về răng miệng, các cơ quan chịu tổn thương như răng, nướu sẽ hình thành một số triệu chứng làm ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt. Chảy máu chân răng là triệu chứng thường bắt gặp của các bệnh lý nha khoa dưới đây:
- Viêm nướu răng: một bệnh lý thường thấy ở cả trẻ em và người trưởng thành, là nguyên nhân phổ biến gây hiện tượng chảy máu chân răng khi đánh răng. Viêm nướu do những thói quen vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, dẫn đến tình trạng thức ăn còn bám trong kẽ răng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
- Viêm nha chu: được xem là giai đoạn nặng của viêm nướu răng, các tổ chức nâng đỡ răng bị viêm nhiễm nặng gây hôi miệng, nướu sưng đỏ, phù nề, có hiện tượng tụt lợi, răng lung lay và chảy máu chân răng tầng xuất cao.
- Các vấn đề về răng miệng: việc các răng mọc lệch, tổn thương mô nướu do viêm tủy răng, áp xe răng cũng là nguyên nhân khiến chân răng chảy máu.
2. Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ
Ở phụ nữ, việc thay đổi nội tiết tố cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc chảy máu chân răng khi đánh răng. Sự gia tăng của các hormone trong lứa tuổi dậy thì, thời gian kinh nguyệt và thời kỳ mang thai khiến các mạch máu trong cơ thể giãn ra, tạo hiện tượng sưng đỏ nướu răng, chảy máu ở chân răng mỗi khi chịu tác động của việc đánh răng.
Tình trạng này thường kéo dài trong một khoản thời gian nhất định, thường là những ngày đầu của việc thay đổi hormone, nhưng nếu vẫn kéo dài bất thường bạn cần thăm khám ngay các cơ sở y tế để được tư vấn tốt nhất.
3. Tác dụng phụ của thuốc
Sử dụng một số loại thuốc đặc trị có công dụng chống đông máu cũng khiến bạn dễ dàng bị chảy máu chân răng khi đánh răng. Việc ngăn ngừa hình thành các cục máu đông trong các loại thuốc này thường dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn. Các mô nướu xuất hiện hiện tượng dễ chảy máu khi bị tác động với lượng máu chảy nhiều và dai dẳng. Tác dụng phụ này chỉ xảy ra trong thời gian sử dụng thuốc sẽ cải thiện sau khi đã ngưng điều trị.
4.Thiếu cân bằng các chất trong cơ thể
Việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng là nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng tại người lớn và trẻ nhỏ.
Các vitamin và khoáng chất đóng góp một vai trò không nhỏ trong việc hình thành và bảo vệ răng miệng, nên việc thiếu hụt các chất sau dẫn đến những bệnh lý về răng cần được chú ý:
- Vitamin C: là chất có nhiều trong các loại trái cây giúp tăng cường đề kháng cho cơ thể nhưng ít người biết được rằng vitamin C tham gia vào quá trình sản sinh collagen. Với công dụng tạo sự liên kết cho các mô của nướu. Thiếu vitamin C các cơ cấu mô răng trở nên lỏng lẻo, dễ tổn thương chảy máu.
- Vitamin K: là vitamin cần thiết trong quá trình đông máu, nên nếu không được cung cấp đầy đủ sẽ khiến nướu dễ chảy máu khi hoạt động cơ miệng, chịu tác động ma sát từ bên ngoài. Không chỉ vậy, quá trình tự ngưng máu của cơ thể sẽ không thể hoạt động như bình thường dẫn đến các hệ lụy khác.
5. Sử dụng bàn chải chưa đúng cách
Chảy máu chân răng khi đánh răng do việc sử dụng bàn chải đánh chưa thực sự đúng cách không chỉ làm tổn thương các mô nướu, mà còn làm mài mòn men răng nếu kéo dài trong thời gian dài.
- Đánh răng quá mạnh: việc tác động một lực mạnh lên bề mặt răng nướu gây làm trầy xước chảy máu chân răng. Không chỉ vậy việc chải răng sai cách còn khiến răng dễ lộ ngà, lung lay nếu không điều chỉnh kịp lúc.
- Bàn chải thô cứng: sử dụng bàn chải với đầu lông thô cứng, không chỉ không làm sạch các vùng kẽ răng mà còn làm tổn thương lên nướu gây chảy máu, làm đau rát vùng chân răng.
Các biện pháp khắc phục
Bạn không nên quá chủ quan khi thường xuyên bị chảy máu chân răng. Với nhiều nguyên nhân khác nhau, đây là một hiện tượng cần được theo dõi để có biện pháp điều trị đúng đắn. Để có thể yên tâm hơn về tình trạng của mình bạn có thể đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám. Khi đã xác định được nguyên nhân làm chảy máu chân răng cần có những biện pháp điều trị phù hợp.
Sau đây là những biện pháp khắc phục chảy máu chân răng đối với những nguyên nhân thường gặp:
1. Áp dụng các biện pháp tại nhà
Trong tình trạng bạn chỉ chảy máu chân răng nhẹ, chảy máu do chịu tác động của ngoại lực mạnh, bạn có thể áp dụng các biện pháp khắc phục đơn giản tại nhà như:
- Sử dụng miếng gạc đã thấm vào nước lạnh hoặc đã bao một viên đá và áp vào vùng đang chảy máu, giữ chặt đến khi máu ngừng chảy.
- Ngậm nước muối đã pha loãng với nước ấm, hoặc dùng nước súc miệng không cồn vào sáng tối sẽ giúp giảm viêm sưng, hiện tượng chảy máu chân răng cũng sẽ biến mất.
- Áp trà túi lọc đã ngâm qua nước lạnh vào vùng răng chảy máu giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng này.
- Pha một ít mật ong vào trà, ngậm từ 2 – 3 phút để giảm cảm giác sưng đau, sát khuẩn hiệu quả.
- Dùng 1 quả chanh kết hợp với ăn một ít tỏi mỗi ngày cũng là một nghiên cứu đã được áp dụng vào việc chữa chảy máu chân răng.
Nếu tình trạng chảy máu chân răng không được cải thiện triệt để, bạn cần tìm đến bác sĩ để được tư vấn thêm về tình trạng của mình.
2. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Nếu chảy máu chân răng khi đánh răng bắt nguồn từ thói quen vệ sinh răng của bạn, bạn nên có kế hoạch thay đổi thói quen hiện tại.
Sử dụng các đầu bàn chải có lông mềm, chải răng ít nhất 2 lần/ ngày ( vào sáng và tối). Thay thế tăm tre truyền thống bằng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám thức ăn thừa trên răng. Dùng nước súc miệng sát khuẩn hàng ngày, và chải răng theo đúng hướng dẫn nha khoa, tránh đánh quá mạnh làm tổn thương nướu răng.
3. Bổ sung đủ các chất cần thiết
Có một chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung đầy đủ vitamin C, K và các khoáng chất khác cho cơ thể qua thực đơn hàng ngày. Hạn chế việc sử dụng thức ăn cay, quá nóng hay quá lạnh, ăn ít các món chứa nhiều tinh bột và đường, uống đủ nước và không sử dụng rượu bia hay hút thuốc trong thời gian điều trị.
4. Thăm khám nha khoa
Trong các trường hợp hiện tượng chảy máu chân răng khi đánh răng kéo dài dai dẳng, kèm theo những triệu chứng đau nhức, sưng viêm nướu,…
Ngoài ra, để phòng ngừa tình trạng tái phát bạn cần xây dựng một thói quen lấy cao răng mỗi năm để răng luôn ở trạng thái tốt nhất. Nếu kiên trì thực hiện, trong một khoảng thời gian ngắn, bạn sẽ thấy các tình trạng răng miệng được cải thiện rõ rệt.
Thường xuyên chảy máu chân răng khi đánh răng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng để có những cách khắc phục đúng và kịp thời bạn cần thăm khám để có những chẩn đoán chính xác và điều trị thích hợp. Luôn quan tâm, chăm sóc răng miệng đúng cách để bảo vệ chúng khỏi những tác nhân gây hại.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Bị Chảy Máu Chân Răng Nên Ăn Gì để cải thiện và phòng ngừa
Chảy máu chân răng dùng kem đánh răng nào? 5 loại tốt nhất
Chảy Máu Chân Răng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị
Chảy Máu Chân Răng Không Cầm Được: Nguy hiểm chớ xem thường
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!