Lấy cao răng bị hở chân răng: Cách chăm sóc điều trị hồi phục

Lấy cao răng bị hở chân răng có thể xảy ra do cao răng tích tụ nhiều hoặc do không biết cách chăm sóc. Tình trạng này thường không đáng lo ngại và có thể cải thiện bằng một số biện pháp chăm sóc đơn giản.

lấy cao răng bị hở chân răng
Lấy cao răng bị hở chân răng là tình trạng thường gặp và có thể cải thiện bằng một số biện pháp chăm sóc

Lấy cao răng bị hở chân răng do đâu?

Lấy cao răng là thủ thuật nha khoa thường quy mà bất cứ phòng khám nào cũng thực hiện. Theo khuyến cáo, mỗi năm nên lấy cao răng từ 1 – 2 lần để phòng ngừa các bệnh về răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu răng, sâu răng,… Tuy nhiên, nhiều người ngại lấy cao răng vì sợ ê buốt và hở chân răng.

Lấy cao răng bị hở chân răng là tình trạng khá phổ biến. Tình trạng này thường không đáng lo ngại và có thể cải thiện bằng một số biện pháp chăm sóc tại nhà. Các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng lấy cao răng bị hở chân răng:

1. Do cao răng quá nhiều

Cao răng (vôi răng) được hình thành từ mảng bám. Khi ăn uống, mảng bám sẽ xuất hiện ở kẽ răng, mặt răng và mặt nhai. Mảng bám sẽ dễ dàng làm sạch thông qua các biện pháp vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên, vệ sinh răng miệng không thể làm sạch hoàn toàn mảng bám và một phần mảng bám sẽ tích tụ bên dưới chân răng tạo thành cao răng.

lấy cao răng bị hở chân răng
Cao răng tích tụ nhiều là nguyên nhân khiến nướu răng bị chảy máu và tụt xuống làm hở chân răng

Cao răng sẽ tích tụ dần và cần được làm sạch để không gây ra các vấn đề nha khoa. Với những người ít lấy cao răng và vệ sinh răng miệng kém, lượng cao răng sẽ tích tụ nhiều khiến cho lợi bị tụt xuống. Vì vậy sau khi lấy cao răng sẽ có hiện tượng hở chân răng. Tuy nhiên, tình trạng này không đáng lo ngại vì nướu răng sẽ tự phục hồi sau một thời gian.

2. Do bác sĩ thao tác quá mạnh

Cao răng là kết quả của quá trình vi khuẩn khoáng hóa mảng bám. Do đó, cao răng có kết cấu cứng, chắc và bám chặt lấy thân răng lẫn chân răng. Các biện pháp vệ sinh răng miệng không thể làm sạch cao răng giống như mảng bám thông thường.

Để lấy cao răng, bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị có đầu nhọn đưa vào bên trong nướu kết hợp với sóng siêu âm để phá vỡ các phân tử cao răng. Nhờ đó sẽ giúp loại bỏ cao răng một cách dễ dàng. Tuy nhiên nếu thao tác quá mạnh, nướu răng có thể bị tụt xuống phía dưới dẫn đến tình trạng hở cổ chân răng và răng ê buốt, đau nhức.

3. Do không biết cách chăm sóc sau khi lấy cao răng

Sau khi lấy cao răng, nướu cần có thời gian phục hồi và tái tạo. Vì vậy, bạn cần phải có biện pháp chăm sóc hợp lý để nướu phục hồi và ôm sát lấy chân răng. Nếu không chăm sóc đúng cách, nướu có thể bị tụt xuống phía dưới dẫn đến tình trạng hở cổ chân răng.

Lấy cao răng bị hở cổ răng có thể do một số thói quen sau:

  • Đánh răng quá mạnh hoặc sử dụng bàn chải có lông cứng là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng hở chân răng sau khi lấy cao răng. Thậm chí, một số người còn gặp phải tình trạng chảy máu và ê buốt khi ăn uống.
  • Dùng thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh cũng có thể khiến nướu răng bị tụt xuống làm hở cổ chân răng.
  • Thói quen hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, ít uống nước và thường xuyên dùng thức ăn cứng, khô,… cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng lấy cao răng bị hở chân răng.

Cách chăm sóc hở chân răng sau khi lấy cao răng

Hở chân răng sau khi lấy cao răng là tình trạng khá phổ biến nên bạn không phải lo lắng quá mức khi gặp phải. Tuy nhiên, cần phải có biện pháp chăm sóc để tránh bị tụt lợi và ê buốt răng. Ngoài ra, hở chân răng không được cải thiện sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.

Khi gặp phải tình trạng lấy cao răng bị hở chân răng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện sau:

1. Đánh răng đúng cách

Sau khi lấy cao răng, nướu răng rất nhạy cảm. Giữa nướu và răng sẽ xuất hiện khoảng trống nên cần phải có thời gian để phục hồi hoàn toàn. Vì vậy, sau khi lấy cao răng, cần chú ý đánh răng đúng cách. Bởi những tác động trong thời gian này đều có thể khiến nướu răng và men răng bị tổn thương.

lấy cao răng bị hở chân răng
Đánh răng đúng cách sẽ giúp cải thiện tình trạng lấy cao răng bị hở chân răng

Hướng dẫn đánh răng đúng cách:

  • Lựa chọn bàn chải có lông chải mềm, mảnh và kích thước phù hợp với cung hàm để dễ dàng len lỏi vào những vị trí khuất.
  • Làm ướt bàn chải và lấy một lượng kem đánh răng vừa đủ
  • Chải răng theo chiều dọc, trước tiên cần làm sạch các răng ở mặt ngoài. Sau đó, di chuyển vào răng hàm.
  • Sau khi làm sạch mặt ngoài, tiến hành làm sạch mặt nhai và mặt trong của răng. Mỗi mặt nên đánh răng khoảng 5 – 7 lần và chú ý thao tác nhẹ để không làm tổn thương nướu.
  • Thực hiện tương tự với hàm trên.

Khi đánh răng, tuyệt đối không đánh răng quá mạnh và đánh răng theo chiều ngang. Những thói quen này sẽ khiến cho lợi bị tụt, men răng bị mài mòn và ê buốt.

2. Chú ý thói quen ăn uống

Sau khi lấy cao răng, răng miệng sẽ tương đối nhạy cảm. Do đó, ngoài việc chải răng nhẹ nhàng, bạn cần chú ý đến thói quen ăn uống.

Thói quen ăn uống giúp cải thiện tình trạng lấy cao răng bị hở chân răng:

  • Nên dùng thức ăn mềm, lỏng, không dùng các món cứng và khô. Hạn chế thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Bổ sung vitamin, khoáng chất thông qua chế độ ăn cân bằng để cung cấp dưỡng chất thúc đẩy nướu răng tái tạo, phục hồi.
  • Khi lấy cao răng, nướu răng và chân răng sẽ có kẽ hở nên mảng bám sẽ dễ dàng len lỏi xuống. Chính vì vậy, bạn nên hạn chế các thực phẩm dễ hình thành mảng bám như đường, khoai lang, khoai tây, các món ăn từ gạo nếp, bánh mì,…
  • Chú ý uống đủ 2 lít nước/ ngày sau khi lấy cao răng. Cung cấp đủ nước giúp làm dịu nướu răng và làm chậm tốc độ tích tụ mảng bám.

3. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ

Sau khi lấy cao răng, đa số mọi người đều gặp phải tình trạng răng ê buốt, nướu sưng đỏ, chảy máu,… Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ như:

lấy cao răng bị hở chân răng
Bạn có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ để giảm ê buốt và đau nhức sau khi lấy cao răng
  • Nước súc miệng chống ê buốt: Các loại nước súc miệng chống ê buốt thường được bổ sung potassium, chiết xuất cam thảo, hoa cúc,… có tác dụng làm dịu nướu và bảo vệ men răng. Sử dụng các sản phẩm này sẽ giúp cải thiện tình trạng ê buốt do hở chân răng sau khi lấy cao răng.
  • Sử dụng gel chống ê buốt: Gel chống ê buốt thường có chứa NaF và KNO3. Sản phẩm này được dùng trực tiếp lên răng và nướu răng để giảm cảm giác khó chịu, ê buốt do hở chân răng sau khi cạo vôi răng. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng gel chống ê buốt nếu có men răng nhạy cảm và thường xuyên gặp phải tình trạng buốt răng khi ăn uống.
  • Kem đánh răng chống ê buốt: Ngoài các sản phẩm trên, bạn cũng có thể sử dụng các loại kem đánh răng chống ê buốt để cải thiện tình trạng hở chân răng. Các sản phẩm này được bổ sung hoạt chất làm dịu và chống ê buốt bên cạnh các thành phần làm sạch. Vì vậy, tình trạng ê buốt, khó chịu sau khi lấy cao răng sẽ được cải thiện đáng kể.

4. Tìm gặp bác sĩ

Nếu tình trạng không có cải thiện khi áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để xác định nguyên nhân. Trong trường hợp phát hiện các vấn đề nha khoa, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị hoặc ghép nướu nếu cần thiết. Tuy nhiên nếu chỉ bắt nguồn từ thói quen xấu, bác sĩ sẽ hướng dẫn một số cách chăm sóc để phục hồi sức khỏe răng miệng.

Lấy cao răng bị hở chân răng là tình trạng khá phổ biến. Nếu biết cách chăm sóc, tình trạng này sẽ nhanh chóng được cải thiện và hiếm khi ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, trong trường hợp răng đau nhức và ê buốt nhiều, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!