Chảy máu chân răng sau khi ngủ dậy là hiện tượng răng miệng phổ biến, ít được chú ý. Nhưng nếu không quan tâm điều trị kịp thời sẽ gây ra các hệ lụy không lường. Vì đây có thể là triệu chứng của các bệnh răng miệng hay liên quan đến các bệnh lý nghiêm trọng khác của cơ thể.
Nguyên nhân gây chảy máu chân răng khi ngủ dậy
Chảy máu chân răng là hiện tượng nha khoa không quá xa lạ. Tình trạng này xảy ra khi gặp phải tác động của việc sử dụng bàn chải sai cách hay nhai thức ăn khô, cứng. Đôi khi nó còn xảy ra mà không chịu một sự tác động nào. Việc chân răng bị chảy máu với một tần suất ít, lượng máu không nhiều hay không gây các cảm giác khó chịu thường nhẹ và tự khỏi.
Tuy nhiên, nếu bạn gặp các vấn đề về nướu, thường xuyên bị chảy máu chân răng và không kiểm soát được lượng máu chảy thì có thể là những dấu hiệu cảnh bảo về những bệnh lý nghiêm trọng. Cần hiểu rõ nguyên nhân gây chảy máu chân răng là do đâu để có hướng can thiệp sớm, tránh rủi ro sức khỏe.
Để có thể nhận biết được tình trạng sức khỏe răng miệng của mình đang ở mức độ nào, bạn có thể tìm hiểu các nguyên nhân gây chảy máu chân răng sau đây:
1. Viêm nướu răng (viêm lợi)
Viêm nướu răng là tình trạng nướu bị sưng đỏ gây đau nhức và chảy máu chân răng. Bệnh lý này do việc vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, làm vi khuẩn xâm nhập vào nướu gây ra. Viêm nướu là bệnh nha khoa khá phổ biến và có những triệu chứng khá mờ nhạt nên ít được chú ý điều trị. Nhưng nếu chủ quan, mô nướu có thể bị tổn thương bởi các tác nhân bên ngoài làm chảy máu ở chân răng ngày một nguyên trọng, gia tăng khả năng bị viêm nha chu.
Để có thể nhận biết bệnh viêm nướu chính xác, bạn nên chú ý đến các triệu chứng sau:
- Phần lợi bao quanh chân răng đỏ hơn bình thường, có hiện tượng sưng phồng, phù nề và dễ chảy máu ở chân răng
- Phần mô lợi từ từ đổi màu sậm hơn bình thường khi viêm nhiễm nặng, răng lung lay, đau nhức, có hiện tượng tụt lợi hở chân răng và chảy máu chân răng nhiều hơn
- Hơi thở hôi.
Viêm nướu là bệnh lý nha khoa phổ biến, dễ dàng bắt gặp ở trẻ em và người lớn. Đa phần các trường hợp chảy máu chân răng do viêm nướu thường thuyên giảm khi được chăm sóc và điều trị đúng cách.
2. Viêm nha chu
Viêm nha chu có thể xem là tình trạng nặng thêm của viêm nướu, vì vậy tình trạng chảy máu chân răng khi mắc bệnh này có phần nặng hơn trước. Viêm nha chu là bệnh nha có mức độ nghiêm trọng, mô nướu cùng với các tổ chức nâng đỡ răng xuất hiện hiện tượng nhiễm trùng. Theo thời gian, các cơ quan tổn thương trở nặng khiến răng lung lay, lỏng lẻo và gãy rụng. Viêm nha chu là nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng mất răng ở người trưởng thành.
Viêm nha chu cần được nhận biết kịp thời để ngăn chặn các tổn thương cho tổ chức nâng đỡ của răng. Các nhận biết thường thấy ở bệnh viêm nha chu:
- Nướu sưng đỏ, dễ chảy máu ở chân răng
- Trên bề mặt răng và phần giao nhau giữa răng và nướu có nhiều mảng bám
- Xuất hiện dịch mủ chảy ra ở nướu
- Khi ăn, có cảm giác đau nhức, khó nhai
- Có cảm giác không chắc chắn, lung lay răng
- Tình trạng hôi miệng dai dẳng
- Sau khi trở nặng, xương ổ răng bị tiêu hủy hình thành các túi mủ, sau đó tụt nướu răng, ê buốt, lung lay.
Viêm nha chu là một bệnh lý nguy hiểm nếu không được điều trị sớm, khi chảy máu chân răng xuất hiện các dấu hiệu đi kèm như trên cần can thiệp ngay để tránh các biến chứng không mong muốn.
3. Do thay đổi nội tiết tố nữ
Ở phụ nữ, chảy máu chân răng còn xuất hiện do sự thay đổi đột ngột của nội tiết tố khi trong các thời kỳ: dậy thì, kinh nguyệt và mang thai. Trong những khoản thời gian này, các hormone hoạt động mạnh mẽ làm tăng lưu lượng máu đến các mô nướu, khiến chúng nhạy cảm, sưng đỏ, gây đau nhức và dễ chảy máu.
Không chỉ vậy, việc nổi tiết tố thay đổi đột ngột còn khiến sức đề kháng cơ thể suy giảm, các vi khuẩn có hại nhờ vậy có điều kiện tấn công tổn thương đến có mô nướu và tổ chức của răng. Dẫn đến hiện tượng chảy máu chân răng và những vấn đề nha khoa khác như viên nướu, sâu răng,…
4. Bệnh rối loạn đông máu
Rối loạn đông máu là hiện tượng máu chảy mà không đông lại như bình thường. Nguyên nhân chính của bệnh này là sự thiếu hụt của các yếu tố đông máu, thiếu hụt protein hoặc protein trong máu không hoạt động như bình thường. Các triệu chứng thường thấy của bệnh này là:
- Chảy máu nhiều sau chấn thương, phẫu thuật, nhổ răng
- Thường xuyên chảy máu cam và chảy máu chân răng
- Xuất hiện những tình trạng chảy máu bất thường, vết bầm tím không rõ nguyên nhân
- Sưng đau các khớp,…
Rối loạn đông máu là bệnh lý nguy hiểm và phải mất rất nhiều thời gian để điều trị. Vì vậy, khi có hiện tượng chảy máu chân răng khi thức dậy kéo dài kèm theo những triệu chứng bất thường tìm đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám.
5. Các bệnh ung thư
Chảy máu chân răng cũng là một biểu hiện thường thấy của các bệnh ung thư, do chịu tác động của các tế bào ung thư làm răng và nướu trở nên nhạy cảm, chảy máu nhiều, thường xuyên. Vì vậy, khi có các biểu hiện sau, cần can thiệp sớm để tránh phát sinh rủi ro không mong muốn:
- Chảy máu chân răng không rõ nguyên do, dù không chịu tác động vật lý
- Chảy máu nhiều khi vệ sinh răng và ăn uống
- Lượng máu chảy nhiều và khó kiểm soát theo thời gian
- Nướu chuyển sang đỏ tím, hoặc đỏ thẫm, viêm loét ở khoang miệng
- Răng lung lay, ê buốt, hôi miệng
- Cơ thể mệt mỏi, sốt, ăn uống khó khăn.
Chảy máu chân răng khi ngủ dậy có nguy hiểm?
Tùy vào từng nguyên nhân cụ thể để đánh giá mức độ nguy hiểm của chảy máu chân răng. Đối với các hiện tượng chảy máu chân răng thông thường có mức độ nhẹ, đa số sẽ được hồi phục sau một thời gian ngắn mà không cần điều trị.
Nhưng trong một số trường hợp, nếu hiện tượng chảy máu chân răng kéo dài, tình trạng xuất huyết nặng nên xác định nguyên nhân để khắc phục kịp thời. Một khi không quan tâm sớm sẽ dẫn đến những biến chứng nặng hơn, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt. Không chỉ vậy, còn có thể làm tăng khả năng mất răng, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường,…
Biện pháp khắc phục chảy máu chân răng khi ngủ dậy
Với nhiều nguyên nhân khác nhau mà tình trạng chảy máu chân răng ở mức độ vừa hay nặng. Để có những chẩn đoán chính xác bạn cần tìm hiểu rõ và được tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa để có những phương pháp điều trị phù hợp:
1. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Để có thể khắc phục được tình trạng chảy máu chân răng, việc đầu tiên trong quá trình điều trị bạn phải thay đổi thói quen răng miệng của mình cho đúng khoa học.
Cần chú ý những vấn đề chính sau đây:
- Sử dụng bàn chải có đầu lông mềm, đánh bằng lực vừa phải theo các bước được hướng dẫn của các chuyên gia nha khoa
- Súc miệng kỹ sau mỗi bữa ăn
- Thay tăm tre bằng chỉ nha khoa để vệ sinh kẽ răng
- Thay bàn chải đều đặn 3 tháng/lần, và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/ lần.
2. Sử dụng các biện pháp tại nhà
Khi tình trạng chảy máu chân răng khi thức dậy diễn ra thường, để ngăn tức thời bạn có thể sử dụng các biện pháp cấp cứu tạm để cầm máu như :
- Chườm đá lạnh lên vùng nướu bị chảy máu trong vòng 10 phút để giảm đau và sưng
- Súc miệng bằng nước muối để tiêu diệt các vi khuẩn gây chảy máu chân răng
- Sử dụng mật ong thoa nhẹ lên vùng nướu bị viêm, chảy máu. Với các thành phần kháng khuẩn có trong mật ong, tình trạng sẽ được giảm đáng kể
- Uống trà xanh để giảm mức độ chảy máu chân răng, giảm viêm do vi khuẩn gây ra
- Hòa 2 giọt dầu đinh hương hoặc dầu quế với 1 thìa dầu dừa rồi thấm vào bông áp lên vùng chảy máu
- Lấy 1/2 thìa gel nha đam thoa nhẹ lên vùng nướu bị viêm cũng giúp khắc phục việc chảy máu chân răng.
3. Can thiệp chuyên sâu
Ở một số trường hợp chảy máu chân răng không dứt, chuyển biến nặng, bạn cần thực hiện các biện pháp điều trị chuyên sâu hơn.
Tùy theo từng nguyên nhân mà quá trình điều trị sẽ có những thay đổi khác nhau.
- Cạo vôi răng: cạo vôi răng làm sạch các mảng bám cứng đầu tích tụ lâu ngày ở chân răng là phương pháp được sử dụng nhiều trong việc cải thiện tình trạng chảy máu chân răng. Làm giảm nguy cơ viêm nhiễm do vi khuẩn, hạn chế các bệnh về răng miệng.
- Điều trị viêm nha chu: đối với trường hợp chảy máu chân răng do bị viêm nha chu, thực hiện các biện pháp điều trị viêm nha chu như: cố định răng, phẫu thuật túi nha chu, ghép xương, ghép nướu,… cũng là một cách khắc phục tình trạng này hiệu quả
- Điều trị các chứng bệnh khác: do tình trạng chảy máu chân răng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như: tiểu đường, rối loạn đông máu, ung thư,… Nên việc điều trị các chứng bệnh này sẽ giảm thiểu việc chảy máu của chân răng.
Chảy máu chân răng khi ngủ dậy là một hiện tượng không xa lạ trong đời sống mỗi người. Nhưng nếu không chú ý theo dõi khi phát hiện các biểu hiện bất thường sẽ dẫn đến những hệ lụy không mong muốn. Cần nắm rõ tình hình sức khỏe của bản thân để không phải bỡ ngỡ trong việc điều trị. Nên có chế độ sống lành mạnh để bảo vệ cơ thể khỏi mọi tác nhân gây hại.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Chảy Máu Chân Răng Không Cầm Được: Nguy hiểm chớ xem thường
Viêm Lợi, Chảy Máu Chân Răng Uống Thuốc Gì Nhanh Khỏi?
8 Cách Chữa Viêm Lợi Chảy Máu Chân Răng tại nhà hiệu quả
Bị Chảy Máu Chân Răng Nên Ăn Gì để cải thiện và phòng ngừa
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!