Vì sử dụng miếng dán siêu mỏng thay cho mão răng nên khá nhiều người băn khoăn về vấn đề Dán sứ Veneer có bền không? Sử dụng được bao lâu?. Để được giải đáp thắc mắc này, bạn đọc có thể tham khảo thông tin tổng hợp sau.
Dán sứ Veneer có bền không? Sử dụng được bao lâu?
Dán sứ Veneer (Laminate sứ) là kỹ thuật phục hình sử dụng mặt dán thay vì mão răng để khôi phục hình thể của răng bị tổn thương. Kỹ thuật này sử dụng miếng dán sứ có kích thước siêu mỏng (0.3 – 0.6mm) nên có thể hạn chế mức độ xâm lấn và hầu như không ảnh hưởng đến cấu trúc của răng hay mô mềm.
Vì có kích thước siêu mỏng nên rất nhiều người lo ngại về độ bền của kỹ thuật dán sứ Veneer. Thực tế, mặt dán sứ Veneer sử dụng các loại sứ có độ bền cao và khả năng chịu lực tốt hơn so với răng thật. Do đó sau khi phục hình bằng miếng dán Veneer, răng hoàn toàn có thể ăn nhai như bình thường, không phải kiêng cữ quá mức nhiều loại thức ăn và đồ uống.
Cũng chính vì vậy mà mặc dù sử dụng rất ít vật liệu nhưng miếng dán sứ Veneer có chi phí cao hơn so với bọc sứ truyền thống. Miếng dán sứ Veneer có tuổi thọ từ 7 – 10 năm hoặc hơn nếu biết cách chăm sóc. Khi phục hình bằng miếng dán sứ, các bác sĩ sẽ sử dụng keo dán chuyên dụng nên miếng dán sẽ bám chặt vào răng, hoàn toàn không bị xê dịch và lệch, cộm khi ăn uống.
Trên thực tế, độ bền của miếng dán sứ Veneer có sự chênh lệch đáng kể ở từng trường hợp do phụ thuộc vào những yếu tố sau:
- Vật liệu sứ: Miếng dán sứ Veneer sử dụng các loại sứ Zirconia để chế tác. Mặc dù cùng chất liệu nhưng với công nghệ sản xuất độc quyền, một số miếng dán sứ của những thương hiệu cao cấp như Celtra Press (Đức), Lisi (Mỹ), Emax IPS (Đức) sẽ có khả năng chịu lực tốt và độ bền cao hơn. Vì vậy, độ bền của răng sứ Veneer sẽ phụ thuộc vào vật liệu sứ mà bạn lựa chọn.
- Tay nghề của bác sĩ: Ngoài vật liệu sứ, tay nghề của bác sĩ cũng là yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của miếng dán sứ Veneer. So với bọc răng sứ truyền thống, phương pháp này đòi hỏi cao hơn về tay nghề. Những trường hợp bác sĩ có tay nghề kém thực hiện thường không đạt được hiệu quả cao, miếng dán sứ gồ ghề, chênh cộm và có tuổi thọ thấp.
- Chế độ chăm sóc: Miếng dán sứ Veneer có kích thước siêu mỏng nên cần được chăm sóc kỹ hơn so với mão răng sứ. Do đó, tuổi thọ của răng Veneer cũng phụ thuộc vào chế độ chăm sóc. Nếu không có biện pháp chăm sóc hợp lý, miếng dán sứ Veneer có thể bị bong, cộm và rơi ra sau vài năm sử dụng. Ngược lại, chăm sóc đúng cách có thể kéo dài tuổi thọ của răng sứ Veneer và bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Nhìn chung, phục hình răng bằng miếng dán sứ Veneer có độ bền khá cao (khoảng 7 – 10 năm) nếu được thực hiện đúng kỹ thuật và chăm sóc đúng cách.
Cách kéo dài tuổi thọ của miếng dán sứ Veneer
Miếng dán sứ Veneer có thể khôi phục hình dáng và màu sắc của răng. Phương pháp này có thể thực hiện trong nhiều trường hợp khác nhau như răng có hình thể xấu, răng thưa, chiều dài các răng không đồng đều, răng nứt, mẻ nhẹ. Để kéo dài tuổi thọ của miếng dán sứ Veneer, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
1. Dán sứ Veneer ở cơ sở đáng tin cậy
Tay nghề của bác sĩ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của miếng dán sứ Veneer. Do đó, để đảm bảo độ bền của răng sứ, bạn cần lựa chọn địa chỉ đáng tin cậy nếu có ý định phục hình răng bằng kỹ thuật này. Với những bác sĩ có tay nghề cao và nhiều kinh nghiệm, miếng dán sứ Veneer sẽ được phục hình đúng kỹ thuật, sát khít 100% răng thật và độ bền cao.
Hơn nữa, các nha khoa uy tín chỉ sử dụng các chất liệu sứ chính hãng, đã được kiểm định về độ an toàn, lành tính và khả năng chịu lực tốt. Trong khi đó, các phòng khám nhỏ có thể sử dụng sứ kém chất lượng để chế tác dẫn đến tình trạng dị ứng, kích ứng và tuổi thọ kém. Vì vậy, lựa chọn địa chỉ uy tín và đáng tin cậy là cách hiệu quả nhất để kéo dài tuổi thọ của miếng dán sứ Veneer.
2. Chăm sóc đúng cách
Bên cạnh yếu tố tay nghề của bác sĩ, chăm sóc đúng cách cũng là biện pháp giúp kéo dài tuổi thọ của miếng dán sứ Veneer. Ngoài ra, chế độ chăm sóc hợp lý còn giúp giữ màu miếng dán sứ và bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Các biện pháp chăm sóc giúp kéo dài tuổi thọ của miếng dán sứ Veneer:
- Chải răng 2 – 3 lần/ ngày bằng bàn chải có kích thước vừa phải, lông mềm và mảnh. Nên chải răng bằng kem đánh răng chứa fluor để tăng cường độ chắc khỏe của răng thật và hỗ trợ kéo dài tuổi thọ của miếng dán sứ.
- Sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng 2 lần/ ngày để tăng hiệu quả làm sạch răng miệng. Giữ sạch răng và khoang miệng có thể phòng ngừa các bệnh lý nha khoa, đồng thời giữ màu và kéo dài độ bền của miếng dán sứ Veneer.
- Hạn chế dùng thức uống, đồ ăn sẫm màu như cà phê, trà đặc, sâm panh, nghệ,… để tránh tình trạng ngả màu men sứ.
- Không dùng thức ăn cứng, khô, dai và thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Áp lực quá lớn cùng với tác động của nhiệt độ đều ảnh hưởng tiêu cực đến men răng thật và miếng dán sứ
- Không sử dụng răng để cắn xé vật cứng, cạy nắp chai và nên sử dụng máng chống nghiến trong trường hợp có thói quen nghiến răng.
- Khi ăn, nên nhai đều 2 bên hàm để phân bố lực đồng đều. Hạn chế tình trạng nhai cố định 1 bên hàm khiến răng bị mòn men, đau khớp thái dương hàm và giảm tuổi thọ của miếng dán sứ
- Hạn chế hút thuốc lá bởi nicotine trong khói thuốc có thể gây ố màu men răng và miếng dán sứ. Ngoài ra, hút thuốc lá thường xuyên còn gây hôi miệng và gia tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nha khoa như sâu răng, viêm nướu răng, viêm quanh răng, viêm nha chu,…
- Tái khám thường xuyên để được kiểm tra sức khỏe răng miệng, cạo vôi răng và đánh giá tình trạng của miếng dán sứ. Nếu nhận thấy miếng dán sứ bị lệch, bong, bạn nên đến ngay phòng khám để được kiểm tra và khắc phục. Trường hợp chủ quan để kéo dài có thể khiến miếng dán sứ bị hư hại nặng và bắt buộc phải phục hình lại.
Trên đây là những thông tin giải đáp “Dán sứ Veneer có bền không? Sử dụng được bao lâu?” và hướng dẫn một số biện pháp giúp kéo dài tuổi thọ của răng sứ. Nếu có thắc mắc về phương pháp này, bạn nên trao đổi thêm với bác sĩ để được giải đáp và tư vấn cụ thể.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Răng toàn sứ Zirconia có tốt không? Có mấy loại? Giá bao nhiêu?
Chuyên Gia Cảnh Báo: 8 Hậu Quả Bọc Răng Sứ Kém Chất Lượng
Bọc Răng Sứ Xong Bao Lâu Thì Ăn Được?
Có nên bọc sứ cho răng cấm không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!