Hôi Miệng Từ Cổ Họng: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Hiệu Quả

Hôi miệng từ cổ họng thường liên quan đến các bệnh ở đường hô hấp. Tình trạng này khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng đến giao tiếp. Để loại trừ mùi hôi, căn nguyên cần được kiểm soát tốt kết hợp sử dụng thảo được và chăm sóc răng miệng đúng cách.

Hôi miệng từ cổ họng
Hôi miệng từ cổ họng thường do tăng sinh vi khuẩn từ các bệnh hô hấp, bệnh lý ở dạ dày

Thế nào là hôi miệng từ cổ họng?

Hôi miệng từ cổ họng là tình trạng cổ họng tỏa ra mùi hôi nồng nặc, ảnh hưởng đến người đối diện khi giao tiếp. Khác với bệnh hôi miệng thường gặp, hôi miệng từ cổ họng chủ yếu xảy ra do bệnh lý. Phần lớn trường hợp có vấn đề về hô hấp. Tuy nhiên nó cũng liên quan đến một số bệnh lý dạ dày ở và bệnh toàn thân nghiêm trọng.

Để điều trị hôi miệng từ cổ họng, cần kiểm soát đồng thời triệu chứng và căn nguyên. Những phương pháp đơn giản có thể giúp loại trừ mùi hôi và ngăn tái phát.

Dấu hiệu nhận biết hôi miệng từ cổ họng

Để nhận biết chứng hôi miệng từ cổ họng, hãy dựa vào một số dấu hiệu dưới đây:

  • Hà hơi vào lòng bàn tay nhận thấy mùi hôi nồng nặc
  • Cảm nhận được mùi hôi khi hắt hơi hoặc giao giao tiếp
  • Luôn nhận thấy hơi thở có mùi

Nguyên nhân gây hôi miệng từ cổ họng

Có nhiều tình trạng sức khỏe dẫn đến chứng hôi miệng từ cổ họng. Chúng được chia thành ba nhóm nguyên nhân chính. Bao gồm:

1. Bệnh ở đường hô hấp

Chứng hôi miệng từ cổ họng thường khởi phát do một số bệnh ở đường hô hấp, bao gồm:

  • Khô miệng

Nước bọt đóng vai trò quan trọng trong việc tái khoáng men răng, tạo pH kiềm, tiêu diệt và cuốn trôi vi khuẩn. Đồng thời giúp giảm mùi hôi miệng từ cổ họng.

Khi cơ thể thiếu nước, nước bọt không tiết ra đầy đủ dẫn đến khô miệng, tăng sinh vi khuẩn và tạo ra mùi hôi trong miệng.

  • Viêm xoang

Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm ở các xoang cạnh mũi. Bệnh xảy ra khi cơ thể phản ứng quá mức với các tác nhân bên ngoài (phản ứng dị ứng), nhiễm trùng vi khuẩn, nấm hoặc virus.

Bệnh viêm xoang khiến mủ và dịch nhầy chứa vi khuẩn/ virus tích tụ ở các hốc xoang. Sau đó chảy xuống họng và tạo mùi hôi khó chịu. Ngoài ra dịch mủ chảy xuống còn gây kích ứng cổ họng dẫn đến ho và viêm họng.

Nếu dịch mủ lắng đọng nhiều, vụn thức ăn có thể kẹt lại ở cổ họng. Sự phân hủy vụn thức ăn do vi khuẩn tạo nên mùi hôi khó chịu.

Viêm xoang
Viêm xoang khiến mủ và dịch nhầy từ hốc xoang chảy xuống họng và tạo mùi hôi khó chịu
  • Viêm họng

Viêm họng là thuật ngữ chỉ tình trạng viêm ở hầu và niêm mạc họng. Bệnh có thể xảy ra do vi khuẩn hoặc virus. Bệnh lý này được đặc trưng bởi tình trạng đau rát cổ họng, sưng niêm mạc và khó nuốt.

Khi không được điều trị, vi khuẩn/ virus tích tụ ở hầu họng có thể tiết độc tố, làm giảm bài tiết nước bọt dẫn đến hôi miệng. Ngoài ra sự tích tụ dịch đờm trong cổ họng bị viêm cũng là nguyên nhân gây hôi miệng từ cổ họng

  • Viêm amidan

Đây là tình trạng viêm/ nhiễm trùng ở một hoặc cả hai amidan nằm ở hai bên thành họng. Sự tích tụ của vi khuẩn trong hạch lympho tạo mùi hôi khó chịu. Hôi miệng từ cổ họng sẽ nghiêm trọng hơn ở người bị viêm amidan hốc mủ.

  • Viêm VA

VA là tổ chức lympho hình thành ở vùng cổ họng, có tác dụng ngăn vi khuẩn xâm nhập. Viêm VA xảy ra khi vi khuẩn tấn công khiến tổ chức này bị viêm và sưng tấy. Bệnh không chỉ cản trở không khí đi qua mà còn gây hôi miệng ở trẻ em.

  • Ung thư cổ họng

Mặc dù hiếm gặp nhưng hôi miệng từ cuống họng có thể do ung thư cổ họng. Đây là bệnh lý ác tính, xảy ra khi những tế bào ở cổ họng phát triển quá mức. Đối với ung thư cổ họng, những tế bào ung thư thường chứa polyamines. Chất này có mùi khó chịu, gây hôi miệng nếu số lượng của chúng tăng cao.

2. Bệnh ở dạ dày

Một số bệnh lý ở dạ dày dẫn đến chứng hôi miệng từ cổ họng:

  • Viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là tình trạng viêm sưng và tổn thương niêm mạc dạ dày, lâu dần hình thành vết loét. Bệnh lý này làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn. Khi thức ăn tồn động trong dạ dày, chúng sẽ nhanh chóng lên men và tạo ra mùi hôi khó chịu.

Viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn khiến chúng tồn động, lên men và tạo mùi hôi
  • Trào ngược dạ dày thực quản

Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng hôi miệng từ cổ họng. Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng thức ăn, chất lỏng, dịch vị… trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Chúng có thể trào lên vùng hầu họng và đi vào khoang miệng.

Các chất trào ngược kích thích và bào mòn niêm mạc miệng – họng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và sinh mùi hôi. Ngoài ra hôi miệng cũng xảy ra do lượng thức ăn đang tiêu hóa bị trào ngược.

Tham khảo thêm: Hôi Miệng Từ Dạ Dày: Nguyên Nhân Và Cách Trị Hiệu Quả

3. Các tình trạng y tế khác

Ngoài những vấn đề nêu trên, một số tình trạng y tế khác cũng có thể là nguyên nhân gây chứng hôi miệng từ cổ họng. Cụ thể:

  • Bệnh về thận, chẳng hạn như suy thận
  • Đái tháo đường
  • Viêm lợi (viêm nướu răng) hoặc viêm nha chu thường gặp ở người bị tim
  • Hội chứng mùi cá ươn

Chứng hôi miệng từ cổ họng có nguy hiểm không?

Về bản chất, chứng hôi miệng từ cổ họng không nguy hiểm. Tuy nhiên mùi hôi khó chịu ảnh hưởng đến giao tiếp hàng ngày và người đối diện. Chính vì thế mà việc loại bỏ mùi hôi cần được thực hiện sớm.

Mặt khác, nguyên nhân gây hôi miệng từ cuống họng cần được phát hiện và điều trị tích cực. Bởi sự phát triển của vi khuẩn/ virus và một số tình trạng y tế nghiêm trọng khác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Điều trị chứng hôi miệng từ cổ họng

Những người bị hôi miệng dai dẳng kèm theo nhiều triệu chứng khác cần được thăm khám và xác định nguyên. Đối với trường hợp này, hôi miệng và căn nguyên cần được điều trị đồng thời.

Thông thường hôi miệng từ cuống họng được cắt giảm bằng những phương pháp sau:

1. Điều trị bệnh lý nguyên nhân

Điều trị bệnh lý nguyên nhân là cách tốt nhất để điều trị chứng hôi miệng từ cuống họng và ngăn ngừa tái phát. Dựa vào nguyên nhân cụ thể, các phương pháp điều trị khác nhau sẽ được áp dụng. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp đều nhẹ và được dùng thuốc.

Sử dụng thuốc điều trị bệnh lý nguyên nhân
Sử dụng thuốc điều trị bệnh lý nguyên nhân để chữa hôi miệng từ cổ họng và ngăn bệnh tái phát

Một số thuốc thường được sử dụng gồm:

  • Thuốc kháng sinh, chẳng hạn như Metronidazole (liều 200mg/ lần x 3 lần/ ngày để tiêu diệt vi khuẩn)
  • Thuốc kháng virus
  • Omeprazol (Thuốc ức chế bơm proton (PPI) ức chế bài tiết dịch vị dạ dày)
  • Metoclopramide (thuốc điều hòa nhu động ruột)…

Bệnh nhân có các tình trạng nghiêm trọng hơn được điều trị chuyên sâu theo chỉ định của bác sĩ.

2. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp giảm nhanh mùi hôi miệng hiệu quả và ngăn sự phát triển của vi khuẩn. Từ đó bảo vệ răng miệng và phòng ngừa các bệnh ở đường hô hấp trên.

Hướng dẫn vệ sinh răng miệng đúng cách:

  • Chải răng 3 lần/ ngày (sáng, trưa sau khi ăn và tối trước khi đi ngủ).
  • Lựa chọn bàn chải có đầu chải phù hợp, lông chải mềm và mảnh, có khả năng len lỏi vào kẽ răng giúp loại bỏ vụn thức ăn và mảng bám.
  • Chải răng nhẹ nhàng giúp làm sạch các bề mặt của răng. Tránh chải răng nhanh và mạnh vì có thể dẫn đến tổn thương mô mềm và gây chải máu chân răng.
  • Không quên vệ sinh lưỡi cũng như khoang miệng để làm sạch vi khuẩn và nấm men.
  • Sử dụng kem đánh răng thảo dược hoặc chứa hoạt chất có khả năng loại bỏ mùi hôi.
  • Dùng nước súc miệng sau khi chải răng xong. Sản phẩm này có khả năng loại bỏ mùi hôi, vi khuẩn và vụn thức ăn còn sót lại. Nên ưu tiên nước súc miệng có chứa tinh dầu bạc hà, trà xanh, đinh hương hoặc những loại thảo dược khử mùi hôi khác.
  • Dùng chỉ nha khoa nếu thức ăn bám chắc vào kẽ răng.

3. Dùng thảo dược thiên nhiên

Nghiên cứu cho thấy, một số loại thảo dược thiên nhiên chứa hoạt chất kháng viêm, chống khuẩn và có khả năng giảm thiểu mùi hôi miệng từ cổ họng. Dưới đây là một số loại thảo dược tốt nhất và cách dùng:

  • Lá bạc hà

Lá bạc hà chứa menthol. Hoạt chất này có khả năng kháng viêm, loại bỏ vi khuẩn và nấm men, giúp làm sạch khoang miệng hiệu quả. Ngoài ra hàm lượng methol trong lá bạc hà còn có tác dụng khử mùi hôi.

Cách dùng: Nhai trực tiếp lá bạc hà hoặc dùng làm trà để uống.

Lá bạc hà
Dùng lá bạc hà để kháng viêm, làm sạch khoang miệng và loại bỏ mùi hôi miệng hiệu quả
  • Gừng tươi

Các hoạt chất kháng viêm trong gừng có khả năng làm sạch khoang miệng, chống viêm, chống khuẩn, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiễm trùng. Việc sử dụng có thể giúp loại bỏ các nguyên nhân gây hôi miệng.

Về bản chất, gừng tươi cũng có khả năng khử mùi hôi hiệu quả. Tuy nhiên gừng có tính ấm, vị cay. Vì thế không dùng cho những người bị nóng trong.

Cách dùng: Hãm gừng trong nước nóng, dùng để uống như trà.

  • Dầu dừa

Dầu dừa chứa Axit lauric. Chất này có khả năng chống virus, chống nấm và kháng khuẩn (đã được chứng minh). Nhờ đó việc sử dụng dầu dừa có thể giúp loại bỏ nguyên nhân gây hôi miệng từ cuống họng và giảm nhanh mùi hôi.

Cách dùng: Cho 1 thìa dầu dừa vào nước ấm. Dùng để súc miệng mỗi ngày 2 – 3 lần.

4. Thay đổi thói quen sinh hoạt

Một số thói quen sinh hoạt có thể làm tăng mùi hôi miệng từ cổ họng. Vì thế để ngăn ngừa và giảm bớt mùi hôi, bạn cần:

  • Tránh ăn những loại thực phẩm có mùi nồng. Chẳng hạn như mắm, tỏi, hành, đồ muối chua…
  • Ngừng hút thuốc lá. Cách này giúp giảm mùi hôi miệng, phòng ngừa bệnh lý ở phổi và bệnh lý nha khoa.
  • Không dùng nhiều đồ uống chứa caffeine.
  • Hạn chế uống rượu bia vì những loại thức uống này có thể làm giảm tiết nước bọt, tạo điều kiện cho vi khuẩn tăng sinh và gây mùi hôi.
  • Nhai kẹo cao su sau khi ăn hoặc uống rượu bia.

Phòng ngừa hôi miệng từ cổ họng

Tình trạng hôi miệng từ cổ họng có thể được phòng ngừa bằng những biện pháp dưới đây:

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách
Vệ sinh răng miệng đúng cách kết hợp điều trị sớm các bệnh lý liên quan để phòng ngừa hôi miệng từ cổ họng
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách với bàn chải và kem đánh răng thích hợp. Dùng thêm nước súc miệng để khử mùi hôi và loại bỏ vi khuẩn còn sót lại.
  • Súc miệng với nước và dùng chỉ nha khoa để đảm bảo vụn thức ăn được làm sạch hoàn toàn.
  • Phát hiện và điều trị sớm những bệnh lý có thể gây hôi miệng từ cổ họng.
  • Bổ sung lợi khuẩn, vitamin C và khoáng chất từ thực phẩm lành mạnh (như trái cây tươi, rau xanh, sữa chua…) để nâng cao sức khỏe tổng thể, tăng cường miễn dịch. Điều này giúp làm giảm nguy cơ viêm nhiễm, tránh tăng sinh vi khuẩn gây hôi miệng.
  • Thường xuyên dùng bạc hà và các loại thảo dược khác để loại bỏ mùi hôi miệng.
  • Kiểm soát căng thẳng, uống đủ nước mỗi ngày (2 – 2,5 lít nước/ ngày) để tránh ảnh hưởng đến quá trình bài tiết nước bọt. Từ đó ngăn khô miệng tạo mùi hôi.

Chứng hôi miệng từ cổ họng chủ yếu do các bệnh lý ở dày dạ, đường hô hấp cùng với sự phát triển của vi khuẩn. Để điều trị, người bệnh cần vệ sinh răng miệng đúng cách, dùng thảo dược kết hợp các biện pháp chăm sóc khác. Ngoài ra nên chữa khỏi căn nguyên để tránh hôi miệng tái phát.

Tham khảo thêm:

5/5 - (3 bình chọn)

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!