Tại Sao Mọc Răng Khôn Lại Gây Hôi Miệng? Khắc Phục Thế Nào?

Mọc răng khôn có thể gây hôi miệng do vệ sinh răng miệng kém, viêm lợi trùm răng khôn hoặc do một số thói quen xấu khác. Tùy theo nguyên nhân cụ thể, bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách vệ sinh răng miệng, cắt lợi trùm hoặc nhổ răng khôn.

Tại sao mọc răng khôn lại gây hôi miệng
Tại sao mọc răng khôn lại gây hôi miệng?

Tại sao mọc răng khôn lại gây hôi miệng?

Mọc răng khôn là tình trạng xảy ra trong giai đoạn từ 17 – 25 tuổi. Vì răng khôn (răng số 8) là răng hàm thứ 3 chỉ mọc ở giai đoạn trưởng thành. Do vị trí nằm sâu bên trong cung hàm và thời gian mọc khá muộn nên răng khôn gặp rất nhiều vấn đề như răng khôn mọc lệch ra ngoài má, răng mọc ngang, mọc ngầm,…

Ngoài những vấn đề trên, hôi miệng cũng là tình trạng dễ gặp phải khi mọc răng khôn. Mùi hôi trong khoang miệng thực chất là khí sulfur do vi khuẩn tạo thành. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này khá đa dạng nhưng nếu xảy ra khi mọc răng khôn, nguyên nhân có thể do:

1. Do viêm lợi trùm răng khôn

Viêm lợi trùm răng khôn là một dạng viêm lợi đặc biệt xảy ra trong thời gian mọc răng số 8. Khi mầm răng ở bên dưới mọc lên sẽ kích thích phần lợi xung quanh dẫn đến viêm sưng và đỏ trong vài ngày. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp lợi trùm lên một phần hoặc toàn bộ răng khôn dẫn đến kích thích mạnh gây chảy máu, sưng viêm và đau nhức nặng nề.

Mọc răng khôn bị hôi miệng
Mọc răng khôn bị hôi miệng có thể là dấu hiệu của viêm lợi trùm răng khôn

Kẽ hở giữa răng và nướu là điều kiện để thức ăn bám dính vào tạo thành mảng bám. Phần mảng bám này nằm sát bên trong nên rất khó làm sạch thông qua các biện pháp vệ sinh răng miệng. Chính vì vậy, vi khuẩn sẽ có cơ hội phát triển dẫn đến viêm lợi trùm răng khôn.

Viêm lợi trùm răng khôn có các biểu hiện như vùng lợi xung quanh răng khôn bị sưng viêm, đau nhức, chảy máu, chảy máu và hôi miệng. Các triệu chứng bùng phát dữ dội trong vài ngày rồi thuyên giảm. Tuy nhiên, viêm lợi trùm rất dễ tái phát do răng khôn mọc theo từng giai đoạn. Khi mầm răng tiếp tục nhú lên, vùng lợi xung quanh tiếp tục sẽ bị kích thích dẫn đến đau nhức.

2. Vệ sinh răng miệng kém

Vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân hàng đầu gây hôi miệng. Khi mảng bám, thức ăn không được làm sạch, hại khuẩn sẽ phát triển quá mức và sản sinh một lượng lớn khí sulfur dẫn đến mùi hôi khó chịu trong khoang miệng. Ngoài ra, vệ sinh răng miệng kém còn gia tăng nguy cơ bị sâu răng, viêm lợi, viêm quanh chân răng và nhiều bệnh lý răng miệng khác.

3. Do có sẵn các bệnh lý nha khoa

Thực tế, hôi miệng khi mọc răng khôn có thể do đã mắc sẵn các bệnh lý nha khoa. Lúc này, hệ miễn dịch sẽ hoạt động để tránh viêm nhiễm răng khôn nên các bệnh lý khác sẽ có điều kiện để phát triển. Do đó, bạn nên xem xét khả năng hôi miệng khi mọc răng khôn do các bệnh nha khoa sẵn có như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,…

4. Do một số thói quen xấu

Mọc răng khôn gây hôi miệng cũng có thể do một số thói quen xấu như:

mọc răng khôn có bị hôi miệng không
Mọc răng khôn bị hôi miệng có thể do thói quen dùng thức ăn, đồ uống có mùi nồng
  • Thở bằng miệng
  • Uống ít nước
  • Dùng thức ăn, đồ uống có mùi nồng như tỏi, hành tây, hành lá, các loại thịt, cá, rượu bia, trà đặc, cà phê,…
  • Hút thuốc lá
  • Do không thay mặt dán Veneer, miếng trám, bọc răng sứ,… định kỳ
  • Mắc chứng khô miệng
  • Trong thời gian mọc răng khôn, một số người phải dùng kháng sinh để ngăn ngừa viêm nhiễm. Tuy nhiên, một số loại kháng sinh có thể gây giảm tiết dịch dẫn đến khô miệng và hôi miệng.
  • Bị trào ngược dạ dày và mắc các chứng bệnh về đường hô hấp

Có rất nhiều nguyên nhân gây hôi miệng trong thời gian mọc răng khôn. Trong đó, nguyên nhân thường gặp nhất là vệ sinh răng miệng kém và viêm lợi trùm răng khôn.

Mọc răng khôn bị hôi miệng có ảnh hưởng gì không?

Hôi miệng chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và hầu như không tác động đến sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, hơi thở có mùi có thể là dấu hiệu phản ánh răng miệng đang gặp phải một số vấn đề như viêm lợi trùm, viêm lợi, sâu răng, viêm quanh chân răng, viêm nha chu,…

Hơi thở có mùi ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình sinh hoạt, giao tiếp và gây ra tâm lý thiếu tự tin trong các cuộc gặp gỡ. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể áp dụng các biện pháp tại nhà. Tuy nhiên nếu nhận thấy hôi miệng trong thời gian mọc răng khôn đi kèm với các vấn đề bất thường như lợi sưng đỏ, chảy máu, ứ mủ, dịch,… bạn nên thăm khám để kịp thời phát hiện và điều trị các vấn đề nha khoa.

Cách cải thiện mọc răng khôn bị hôi miệng

Mọc răng khôn bị hôi miệng gây ra khá nhiều phiền toái trong quá trình ăn uống và sinh hoạt. Ngoài ra, đây cũng có thể là biểu hiện của nhiều vấn đề nha khoa. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện sau:

1. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách là biện pháp hiệu quả giúp khử mùi hôi và ngăn ngừa các vấn đề trong thời gian mọc răng khôn. Ngoài ra, bạn cũng nên duy trì các thói quen này để bảo vệ sức khỏe răng miệng và phòng ngừa các vấn đề nha khoa trong tương lai.

mọc răng khôn có bị hôi miệng không
Vệ sinh răng miệng là cách cải thiện mọc răng khôn gây hôi miệng an toàn và hiệu quả

Các biện pháp vệ sinh răng miệng đúng cách giúp cải thiện mọc răng khôn gây hôi miệng:

  • Chải răng 2 – 3 lần/ ngày sau các bữa ăn và trước khi đi ngủ. Khi đánh răng, nên chú ý làm sạch răng khôn và các răng lân cận bởi những vị trí này rất dễ tích tụ mảng bám, cao răng.
  • Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng 1 lần/ ngày. Biện pháp này có thể phòng ngừa sâu kẽ răng và nhiều vấn đề nha khoa khác.
  • Dùng nước súc miệng chứa hoạt chất kháng khuẩn để tiêu diệt vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Đây là cách khử mùi hôi khá đơn giản và mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra, bạn cũng có thể ngậm và súc miệng với nước muối ấm để làm dịu vùng nướu xung quanh răng khôn.

2. Hạn chế thức ăn, đồ uống có mùi

Thức ăn, đồ uống có mùi là nguyên nhân trực tiếp gây ra mùi hôi trong khoang miệng. Do đó, trong thời gian mọc răng khôn, bạn nên kiêng các loại đồ uống và thức ăn có mùi sau:

  • Không sử dụng các loại thực phẩm có mùi mạnh như tỏi, hành lá, hành tây, các loại mắm, thực phẩm có mùi tanh,…
  • Dùng quá nhiều thịt cũng làm tăng mùi hôi trong khoang miệng. Để khử mùi hôi, bạn nên dùng kèm thịt với các loại rau xanh, nấm và củ quả.
  • Hạn chế dùng nước ngọt có gas, trà đặc, rượu bia,… để hạn chế mùi hôi miệng. Ngoài ra, bia rượu và trà, cà phê còn gây ra tình trạng giảm tiết nước bọt dẫn đến hơi thở có mùi và nhiều vấn đề nha khoa khác.
  • Thay vào đó, nên dùng các loại thực phẩm có mùi thơm tự nhiên như dâu tây, thìa là, gừng, mật ong, quế, táo, bạc hà, hương thảo,… Mùi thơm tự nhiên trong các loại thực phẩm này sẽ giúp đánh bật mùi hôi khó chịu và mang đến hơi thở thơm mát.
  • Đặc biệt, cần phải chú ý uống đủ nước để hạn chế mảng bám và cao răng. Ngoài ra, uống nhiều nước giúp ổn định lượng nước bọt trong khoang miệng, từ đó phòng ngừa được tình trạng khô miệng và hơi thở có mùi.

3. Cắt lợi trùm

Cắt lợi trùm được thực hiện trong trường hợp bị viêm lợi trùm răng khôn. Sau khi thăm khám và chụp X-Quang, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp này trong trường hợp răng khôn mọc thẳng và không có bất kỳ vấn đề nào.

Cắt lợi trùm là tiểu phẫu khá đơn giản. Trước tiên, bác sĩ sẽ gây tê, sau đó cắt bỏ phần lợi trùm lên răng để răng mọc thuận lợi và tránh tích tụ mảng bám, thức ăn. Sau khi lợi trùm bị cắt bỏ, tình trạng viêm lợi trùm sẽ được cải thiện hoàn toàn.

Đối với những trường hợp đang bị viêm lợi trùm cấp tính, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc giảm đau, kháng sinh và nước súc miệng chứa hoạt chất kháng khuẩn để kiểm soát viêm nhiễm trước khi can thiệp tiểu phẫu.

4. Nhổ răng khôn

Nhổ răng khôn là giải pháp tối ưu trong trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, răng khôn bị sâu hoặc gặp phải các vấn đề nha khoa nghiêm trọng. Tương tự như cắt lợi trùm, răng khôn đang bị viêm cấp sẽ phải dùng thuốc để kiểm soát trước khi can thiệp tiểu phẫu.

mọc răng khôn có bị hôi miệng không
Nhổ răng khôn có thể khắc phục được tình trạng hôi miệng do viêm lợi trùm và giúp phòng ngừa các bệnh lý nha khoa khác

Tiểu phẫu nhổ răng khôn diễn ra khá đơn giản nhưng có mức độ xâm lấn đáng kể. Do đó, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X quang răng khôn và xét nghiệm máu nhằm chắc chắn bạn có đủ điều kiện để can thiệp phương pháp này.

Nhổ răng khôn không chỉ giải quyết triệt để các vấn đề nha khoa mà còn giúp phòng ngừa sâu răng khôn và nhiều bệnh lý khác. Tuy nhiên đối với chứng hôi miệng, biện pháp này chỉ có thể cải thiện hơi thở có mùi do viêm lợi trùm răng khôn. Vì vậy để kiểm soát hôi miệng hoàn toàn, bạn nên thay đổi thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng đúng cách.

Mọc răng khôn gây hôi miệng là tình trạng khá phổ biến có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hy vọng qua những thông tin trên, bạn có thể xác định được nguyên nhân và tìm được giải pháp khắc phục phù hợp.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!