Nấm lưỡi gây hôi miệng dễ được nhận biết thông qua những mảng bợn trắng bám dính trên bề mặt lưỡi kèm theo mùi hôi khó chịu. Tình trạng này thường gặp ở những người sử dụng corticosteroid và suy giảm miễn dịch. Cần sử dụng thuốc và vệ sinh răng miệng để điều trị.
Thế nào là nấm lưỡi?
Nấm lưỡi (hay nấm miệng) là tình trạng tưa lưỡi do sự phát triển quá mức của nấm Candida. Chúng sinh sôi trên bề mặt lưỡi, trong miệng và ở hai bên má trong. Tình trạng này khiến bề mặt lưỡi và trong vòm miệng xuất hiện các lớp giả mạc mỏng, màu vàng hoặc trắng ngà kèm theo đau ngứa rát, giữa lưỡi hoặc nướu răng sưng đỏ.
Ngoài ra nấm lưỡi làm thay đổi vị giác, cảm thấy vướng, cộm khó chịu, tăng độ nhạy cảm khiến lưỡi bị chảy máu khi ma sát. Khi không được điều trị, nấm lưỡi gây hôi miệng nghiêm trọng. Ngoài ra nấm có thể di chuyên sang nhiều vị trí khác, xuống hệ tiêu hóa và các cơ quan như phổi.
Vì sao nấm lưỡi gây hôi miệng?
Nấm lưỡi gây hôi miệng chủ yếu do sự phát triển quá mức của nấm trên bề mặt lưỡi và miệng khiến hơi thở có mùi hôi. Tình trạng này thường liên quan đến một số vấn đề sau:
- Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ
Vệ răng miệng chưa đúng cách và không sạch sẽ tạo điều kiện cho nấm trú ngụ và phát triển trong khoang miệng. Lâu ngày hình thành những mảng bợn trắng bám chắc vào bề mặt lưỡi và một số vị trí khác kèm theo mùi hôi miệng.
- Dùng thuốc
Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm lưỡi kèm theo mùi hôi miệng khó chịu. Cụ thể như thuốc kháng sinh và corticosteroid. Corticosteroid là một loại thuốc kháng viêm và ức chế miễn dịch. Sử dụng kéo dài làm tăng nguy cơ phát triển nấm trong miệng và nhiều tác nhân gây hại khác.
Dùng kháng sinh liều cao và kéo dài có thể tiêu diệt vi khuẩn có lợi, mất cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng. Từ đó tạo điều kiện cho nấm Candida phát triển và gây nấm lưỡi.
- Suy giảm hệ miễn dịch
Người cao tuổi, bệnh nhân ung thư, HIV/AIDS… thường có hệ miễn dịch suy yếu. Khi điều này xảy ra, vi khuẩn và nấm dễ dàng phát triển trong khoang miệng. Lâu ngày dẫn đến chứng hôi miệng, nấm lưỡi, các tình trạng viêm và bệnh lý nha khoa như viêm nha chu, viêm lợi…
- Nguyên nhân khác
Ngoài những vấn đề nêu trên, nấm lưỡi gây hôi miệng còn liên quan đến bệnh đái tháo đường, thói quen hút thuốc lá và răng giả tháo lắp.
Dấu hiệu nhận biết nấm lưỡi gây hôi miệng
Để nhận biết nấm lưỡi gây hôi miệng, bạn có thể dựa vào những dấu hiệu sau:
- Hôi miệng. Mùi hôi thường nồng nạc khó chịu làm ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp.
- Trên lưỡi và trong vòm miệng xuất hiện những lớp giả mạc có màu vàng/ trắng ngà và mỏng
- Nuốt nước bọt hoặc ăn uống cảm thấy bị cộm và vướng víu
- Thường xuyên có cảm giác đau ngứa rát, sưng đỏ lưỡi và lợi
- Thay đổi hoặc mất vị giác
- Tăng độ nhạy cảm, dễ chảy máu khi ma sát
- Viêm đỏ và nứt ở khóe miệng
- Cảm thấy khó nuốt, khó ăn uống, sốt và thường xuyên đau tức ngực khi nấm lưỡi lây lan.
Nấm lưỡi gây hôi miệng có nguy hiểm không?
Nấm lưỡi gây hôi miệng là một tình trạng nghiêm trọng cần được điều trị sớm. Hôi miệng do nấm lưỡi thường kéo dài, mùi hôi nồng gây khó chịu và làm ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp.
Mặt khác, bệnh nấm miệng có khả năng lây lan từ lưỡi/ vòm họng xuống dạ dày cùng nhiều cơ quan khác. Điều này không chỉ gây khó chịu khi ăn uống mà còn làm tăng độ nhạy cảm và dễ chảy máu ở lưỡi. Hơn thế sự lây lan làm tăng nguy cơ phát sinh nhiều biến chứng dưới đây:
- Viêm phế quản
- Viêm phổi
- Trẻ chậm lớn
- Suy dinh dưỡng
- Nhiễm nấm toàn thân
Ngoài ra nấm lưỡi lây lan từ người sang người khi hôn, sử dụng chung đồ dùng cá nhân, trẻ mắc bệnh bú sữa mẹ. Để khắc phục nấm lưỡi gây hôi miệng và tránh phát sinh biến chứng, bạn cần sớm thăm khám và áp dụng các dụng các phương pháp điều trị dựa trên chỉ định của bác sĩ.
Điều trị nấm lưỡi gây hôi miệng
Điều trị nấm lưỡi gây hôi miệng cần dựa trên mức độ nghiêm trọng. Hầu hết người bệnh được yêu cầu dùng thuốc kết hợp vệ sinh răng miệng sạch sẽ và nhiều biện pháp chăm sóc khác.
1. Thuốc
Những trường hợp nấm lưỡi gây hôi miệng cần được dùng thuốc. Những loại thuốc thường được sử dụng gồm:
- Thuốc chống nấm
Đối với những trường hợp nhẹ và nấm khu trú trong khoang miệng, bệnh nhân được yêu cầu dùng thuốc chống nấm ở dạng thuốc xịt hoặc dung dịch súc miệng.
Những loại thuốc xịt và nước súc miệng chống nấm có khả năng tiêu diệt nấm và ức chế sự phát triển quá mức của chúng. Từ đó làm sạch khoang miệng, chữa lành mô bị thương, giảm nhanh mùi hôi miệng và nhiều triệu chứng khó chịu khác.
Đối với những trường hợp nặng, nấm lưỡi đã lây lan hoặc người bị suy giảm miễn dịch, cần dùng thuốc chống nấm toàn thân. Thuốc này thường được sử dụng kéo dài trong 2 tuần.
Một số thuốc chống nấm thường được chỉ định gồm:
-
- Clotrimazol
- Fluconazol
- Miconazol
- Nystatin
- Amphotericin B
- Thuốc trị hôi miệng
Những người bị hôi miệng nghiêm trọng, không giảm khi vệ sinh răng miệng có thể sử dụng thuốc trị hôi miệng để khắc phục tình trạng. Những loại thuốc này chứa những thành phần giúp cải thiện hơi thở thơm mát, giảm mùi hôi trong miệng.
Ngoài ra một số loại thuốc trị hôi miệng còn có tác dụng kháng viêm, chống nấm và diệt khuẩn bên trong khoang miệng. Từ đó bảo vệ lợi và răng, ngăn tình trạng nấm lưỡi gây hôi miệng thêm nghiêm trọng.
2. Điều trị tại nhà
Một số cách chăm sóc và điều trị tại này có thể giúp hỗ trợ điều trị nấm lưỡi gây hôi miệng. Đồng thời giữ khoang miệng sạch sẽ và giảm nhanh mùi hôi.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào, cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Điều này giúp đảm bảo hiệu quả điều trị của thuốc và những phương pháp khác.
Mặt khác, giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch còn giúp hỗ trợ loại bỏ nấm và những mảng bám trong miệng. Đồng thời ngăn nấm và vi khuẩn phát triển, giảm mùi hôi, duy trì hơi thở thơm mát.
Vì thế cần chải răng mỗi ngày 2 lần kết hợp làm sạch lưỡi. Tuy nhiên không nên cố gắng loại bỏ mảng bám để tránh gây chảy máu. Ngoài ra nên dùng thêm nước súc miệng và đảm bảo vụn thức ăn được loại bỏ hoàn toàn để tăng hiệu quả chữa trị.
- Dùng giấm táo
Dùng giấm táo trị hôi miệng và nấm lưỡi thường mang đến hiệu quả cao. Giấm táo chứa hàm lượng cao axit acetic. Chất này có đặc tính kháng khuẩn mạnh và tác dụng khử mùi.
Nhờ tính axit cao, giấm táo còn có tác dụng làm chậm quá trình tích tụ mảng bám, tẩy trắng răng, ngăn vi khuẩn và nấm phát triển dẫn đến hôi miệng kéo dài.
Khi dùng, pha loãng 2 thìa cà phê giấm táo trong một cốc nước ấm để nguội (khoảng 100ml). Dùng hỗn hợp để súc miệng trong 15 giây. Vệ sinh lại răng miệng với nước sạch để tránh làm mòn men răng.
Cách dùng giấm táo trị nấm miệng gây hôi miệng nên được áp dụng mỗi tuần khoảng 2 – 3 lần.
- Dùng baking soda
Sử dụng baking soda có thể giúp điều trị nấm lưỡi gây hôi miệng. Baking soda chứa những thành phần có khả năng tiêu diệt nấm trong vòm miệng, trên bề mặt lưỡi và trên nền nhựa acrylic ở những người sử dụng răng giả.
Ngoài ra baking soda còn có khả năng diệt khuẩn, ngăn vi khuẩn phát triển quá mức (nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến) và khử mùi hôi miệng.
Để điều trị hiệu quả, dùng 1/2 thìa cà phê baking soda hòa tan trong 200ml nước ấm. Dùng hỗn hợp để súc miệng. Sau 30 giây, nhổ bỏ và vệ sinh răng miệng với nước sạch. Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần.
- Súc miệng với nước muối
Thường xuyên súc miệng với nước muối giúp làm sạch lưỡi, cổ họng và khoang miệng. Muối có tác dụng kháng khuẩn, diệt nấm và điều trị các tình trạng viêm. Ngoài ra súc miệng với nước muối mỗi ngày còn giúp làm giảm cảm giác đau rát khó chịu, khử mùi hôi và tăng tốc độ chữa lành tổn thương.
Cách điều trị khá đơn giản. Bạn chỉ cần hòa tan 1/2 thìa cà phê muối trong 200ml nước ấm, khuấy đều. Dùng nước muối để súc họng và miệng sau khi đánh răng xong, mỗi ngày 2 lần.
Phòng ngừa nấm lưỡi gây hôi miệng
Để ngăn ngừa nấm lưỡi gây hôi miệng, hãy áp dụng những biện pháp được liệt kê dưới đây:
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân và không nên tiếp xúc thân mật với người bị nấm lưỡi, chẳng hạn như hôn. Bởi nấm lưỡi có khả năng lây lan từ người sang người và gây ra chứng hôi miệng kéo dài.
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Đảm bảo chải răng mỗi ngày ít nhất 2 lần. Ngoài ra nên dùng nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý để tăng hiệu quả làm sạch răng miệng. Đồng thời kháng khuẩn, kháng nấm và giữ độ ẩm trong khoang miệng.
- Đảm đảm khử trùng răng giả thường xuyên.
- Kiểm soát tốt những tình trạng có thể gây nấm lưỡi.
- Loại bỏ thói quen hút thuốc lá, không uống nhiều rượu và không nên sử dụng các chất kích thích.
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tránh lạm dụng hoặc sử dụng thuốc kéo dài không theo hướng dẫn, đặc biệt là thuốc kháng sinh và thuốc ức chế miễn dịch.
- Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường bổ sung vitamin C và tập thể dục thường xuyên để nâng cao hệ miễn dịch. Từ đó giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và nhiễm nấm trong miệng.
- Điều trị nấm lưỡi ngay khi phát hiện tình trạng để tránh nấm lưỡi gây hôi miệng nghiêm trọng.
- Khám nha khoa định kỳ 2 lần/ năm để kiểm tra sức khỏe răng miệng. Đồng thời sớm phát hiện và điều trị các bệnh lý.
Nấm lưỡi gây hôi miệng thường được khắc phục nhanh bằng thuốc, biện pháp giữ gìn vệ sinh và khử mùi hôi trong miệng. Tuy nhiên không nên chủ quan, không chữa trị hoặc áp dụng sai cách. Bởi nấm lưỡi phát triển có thể gây hôi miệng dai dẳng, nhiễm nấm toàn thân và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Bật Mí 7 Cách Trị Hôi Miệng Bằng Chanh Đơn Giản, Hiệu Quả
Mách Bạn Cách Chữa Hôi Miệng Bằng Nước Muối Đơn Giản Dễ Làm
10 Cách trị hôi miệng cho mẹ bầu an toàn hiệu quả
4 Cách Chữa Hôi Miệng Bằng Lá Mùi Tàu Hiệu Quả Nên Thử
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!