Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc là khí cụ niềng răng được cải tiến từ mắc cài kim loại truyền thống. Thay vì sử dụng dây chun để cố định, khí cụ này có nắp trượt linh động để giữ dây cung trong rãnh mắc cài. Để hiểu rõ hơn về niềng răng mắc cài kim loại tự buộc, bạn đọc có thể tham khảo một số thông tin hữu ích trong bài viết sau.
Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc là gì?
Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc (tự đóng/ tự khóa) là phương pháp được cải tiến từ niềng răng mắc cài kim loại thường. Trước đây, dây cung được gắn lên mắc cài, sau đó được cố định bằng dây chun. Tuy nhiên, dây chun rất dễ bị giãn, đứt trong quá trình ăn uống và sinh hoạt.
Mắc cài kim loại tự buộc không phải sử dụng dây chun mà được thiết kế chốt đóng mở để cố định dây cung trong các rãnh mắc cài. Các chốt đóng mở được làm từ hợp kim thép không gỉ nên hoàn toàn không bị nứt, bung bật trong quá trình chỉnh nha. Với mắc cài tự buộc, dây cung có thể trượt tự do trong rãnh mắc cài tạo ra lực ổn định, phân bố đều và giảm tối đa ma sát. Qua đó hạn chế được cảm giác đau nhức, ê buốt và mang lại hiệu quả chỉnh nha cao.
Mắc cài tự buộc có nhiều ưu điểm vượt trội và khắc phục được khuyết điểm dây chun dễ đứt, giãn khi niềng răng bằng mắc cài kim loại truyền thống. Chính vì vậy, phương pháp này rất được ưa chuộng trong những năm gần đây.
Khi nào nên niềng răng mắc cài kim loại tự buộc?
Tương tự như niềng răng bằng mắc cài kim loại thường, niềng răng mắc cài kim loại tự buộc thích hợp với hầu hết các trường hợp có chỉ định chỉnh nha. Mắc cài được làm từ hợp kim thép không gỉ nên có khả năng chịu lực và độ bền cao. Do đó, phương pháp này có thể được áp dụng trong những trường hợp chỉnh nha có mức độ dễ đến khó.
Những trường hợp nên niềng răng mắc cài kim loại tự buộc:
- Răng hô, vẩu
- Răng móm
- Răng mọc ngược, mọc lệch
- Sai khớp cắn
- Răng mọc chen chúc, khấp khểnh, răng thưa,…
Mắc cài kim loại được làm từ hợp kim không gỉ Niken-Titanium. Do đó, người bị dị ứng Niken không nên sử dụng loại mắc cài này để chỉnh nha. Trong trường hợp này, có thể chỉnh nha bằng mắc cài sứ hoặc khay niềng trong suốt.
Ngoài ra, niềng răng mắc cài kim loại tự đóng cũng không được áp dụng với những đối tượng chống chỉ định với chỉnh nha như viêm nha chu nặng, người bị rối loạn đông máu, ung thư, tiểu đường, người có nhiều hơn 2 răng giả/ bọc răng sứ,… Niềng răng – chỉnh nha ở những đối tượng này thường không mang lại hiệu quả tốt và có thể gặp phải một số rủi ro, hệ lụy nghiêm trọng.
Quy trình niềng răng mắc cài kim loại tự buộc
Niềng răng mắc cài kim loại tự đóng có quy trình tương tự như niềng răng mắc cài kim loại thường. Tuy nhiên vì không sử dụng dây chun nên khi tái khám, bác sĩ chỉ thay dây cung, gắn thêm một số khí cụ và tăng lực siết hàm.
Quy trình niềng răng mắc cài kim loại tự buộc:
- Bước 1: Bác sĩ sẽ tiến hành khám, chụp phim để đánh giá cấu trúc của cung hàm và xem xét khuyết điểm của răng. Sau đó, tư vấn cụ thể về đặc điểm, ưu điểm và hạn chế của phương pháp niềng răng mắc cài tự đóng để khách hàng dễ dàng lựa chọn được loại mắc cài phù hợp.
- Bước 2: Trong trường hợp có các bệnh lý nha khoa, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị dứt điểm trước khi gắn khí cụ chỉnh nha. Đây là nguyên tắc quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả sau khi niềng răng.
- Bước 3: Sau khi điều trị các bệnh lý nha khoa, bác sĩ sẽ gắn các khí cụ như thun tách kẽ, gắn khâu, dụng cụ nong hàm,… trước khi gắn mắc cài.
- Bước 4: Trước khi gắn mắc cài, bác sĩ sẽ đánh bóng bề mặt răng. Sau đó, cố định mắc cài lên răng và cho dây cung vào rãnh của mắc cài, sau đó cố định và điều chỉnh lực siết hàm phù hợp để san đều răng trên cung hàm.
- Bước 5: Trong quá trình niềng, bạn cần quay trở lại nha khoa 3 – 6 tuần/ lần để được đánh giá tốc độ chỉnh nha, thay dây cung và điều chỉnh lực siết hàm phù hợp. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ làm sạch răng miệng để giảm cao răng tích tụ nhằm hạn chế nguy cơ gặp phải các bệnh lý nha khoa.
- Bước 6: Sau khi kết thúc quá trình niềng răng, bác sĩ sẽ tháo mắc cài và làm hàm duy trì. Hàm duy trì được sử dụng trong khoảng vài tháng để ổn định cấu trúc răng, ngăn không cho răng “chạy” về vị trí cũ. Tùy theo cấu trúc răng của từng người, thời gian sử dụng hàm duy trì có thể kéo dài từ 6 – 12 tháng.
Trong quá trình niềng răng mắc cài kim loại tự đóng, bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ nếu gặp phải một số tình huống phát sinh như bung súc mắc cài, tuột dây cung,…
Ưu điểm – Hạn chế của niềng răng mắc cài kim loại tự buộc
Niềng răng mắc cài kim loại tự đóng có nhiều ưu điểm hơn so với mắc cài kim loại thường. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số hạn chế nhất định. Để dễ dàng lựa chọn được phương pháp chỉnh nha phù hợp, bạn nên cân nhắc giữa ưu điểm và hạn chế.
Ưu điểm của niềng răng mắc cài kim loại tự buộc:
- Quá trình chỉnh nha diễn ra nhanh chóng: Vì không sử dụng dây chun nên quá trình lắp đặt và thay dây cung niềng răng diễn ra nhanh chóng hơn so với mắc cài kim loại thường. Hơn nữa, nhờ hệ thống nắp đóng mở linh động, dây cung có thể trượt tự do trong rãnh mắc cài, từ đó phân bố lực đồng đều giúp tăng tốc độ chỉnh nha đáng kể. Theo ước tính, mắc cài kim loại tự buộc có thời gian chỉnh nha ngắn hơn niềng răng mắc cài kim loại thường khoảng 1 – 2 tháng.
- Hiệu quả chỉnh nha cao: Mắc cài kim loại tự buộc được làm từ hợp kim thép không gỉ nên có độ cứng và khả năng chịu lực tốt. Chính vì vậy, phương pháp này mang lại hiệu quả chỉnh nha cao – ngay với những trường hợp răng có nhiều khuyết điểm, hô, móm và sai khớp cắn nặng.
- Không gặp phải tình trạng đứt dây chun: Mắc cài kim loại tự đóng sử dụng nắp trượt được làm từ thép không gỉ nên không gặp phải tình trạng giãn, đứt dây chun như mắc cài kim loại thường. Đây cũng là ưu điểm vượt trội của mắc cài tự buộc với mắc cài truyền thống.
Hạn chế của niềng răng mắc cài kim loại tự đóng:
- Chi phí cao hơn mắc cài kim loại thường: Vì sử dụng mắc cài có nắp trượt linh động nên niềng răng mắc cài tự đóng có chi phí cao hơn so với mắc cài kim loại thường. Do đó, phương pháp này không thật sự thích hợp với học sinh, sinh viên và người có nguồn tài chính eo hẹp. Tuy nhiên so với mắc cài sứ, mắc cài kim loại tự buộc vẫn có chi phí thấp hơn.
- Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Mắc cài kim loại tự buộc được làm từ hợp kim thép không gỉ nên có màu sắc khác biệt so với răng. Khi ăn uống và giao tiếp, mắc cài rất dễ bị lộ ra bên ngoài. Đây là hạn chế lớn nhất của niềng răng mắc cài kim loại so với mắc cài sứ và khay niềng trong suốt.
- Mắc cài gây cộm, khó chịu: Mắc cài không có kích thước quá lớn nhưng vẫn gây ra cảm giác cộm và khó chịu trong thời gian đầu. Đôi khi, mắc cài có thể ma sát với niêm mạc miệng dẫn đến tình trạng loét, đau nhức và chảy máu.
Thực tế, tất cả các phương pháp chỉnh nha đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Vì vậy, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn phương pháp phù hợp với tình trạng răng miệng và khả năng tài chính.
Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc giá bao nhiêu?
Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc giá bao nhiêu là vấn đề rất được quan tâm bên cạnh quy trình, ưu điểm, hạn chế,… Theo khảo sát, chi phí thực hiện phương pháp này có giá dao động từ 30 – 40 triệu đồng tùy theo khuyết điểm của răng. Chi phí cũng có thể cao hoặc thấp hơn phụ thuộc vào cơ sở thực hiện và tình trạng răng miệng của từng trường hợp.
Niềng răng nói chung và niềng răng mắc cài kim loại tự buộc nói riêng có chi phí khá cao. Nếu eo hẹp về tài chính, bạn có thể lựa chọn một số nha khoa có chính sách niềng răng trả góp. Các cơ sở này thu chi phí chỉnh nha theo từng giai đoạn nên hầu hết mọi người đều có cơ hội niềng răng để cải thiện ngoại hình và sức khỏe răng miệng.
Lưu ý khi niềng răng mắc cài kim loại tự buộc
Niềng răng mắc cài kim loại tự đóng có những ưu điểm vượt trội như chi phí hợp lý, hiệu quả chỉnh nha cao, quá trình niềng nhanh chóng,… Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả của phương pháp, bạn nên lưu ý một số vấn đề trong quá trình niềng.
Một số vấn đề cần lưu ý khi niềng răng bằng mắc cài kim loại tự buộc:
- Cần lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín nếu có ý định chỉnh nha. Đây là yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng đến kết quả sau khi niềng. Hiện nay, nhu cầu niềng răng tăng cao nên có không ít cơ sở đi vào hoạt động nhưng không được đầu tư về máy móc, đội ngũ bác sĩ có chuyên môn kém và thiếu kinh nghiệm thực tế.
- Hợp kim thép không gỉ được sử dụng để sản xuất mắc cài kim loại có thể gây dị ứng với một số người có cơ địa nhạy cảm. Chính vì vậy, bạn nên thông báo với bác sĩ tiền sử dị ứng và tình trạng cơ địa mẫn cảm (nếu có) để được xem xét về loại mắc cài phù hợp.
- Tái khám thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ để được đánh giá tốc độ chỉnh nha, gắn các khí cụ niềng răng và làm sạch răng chuyên nghiệp.
- Trong thời gian niềng, bạn có thể gặp phải một số vấn đề nha khoa do vệ sinh răng miệng kém. Do đó, cần chú ý chải răng 2 – 3 lần/ ngày, sử dụng thêm bàn chải kẽ, chỉ nha khoa và súc miệng với dung dịch sát khuẩn. Ngoài ra, nên lấy cao răng định kỳ để ngăn sự phát triển của các vi khuẩn có hại bên trong khoang miệng.
- Mắc cài, dây cung có thể xô lệch, bung tuột nếu ăn uống không hợp lý. Theo các chuyên gia Răng hàm mặt, nên dùng thức ăn mềm, lỏng, tránh thức ăn dai, cứng và khô trong quá trình chỉnh nha để đảm bảo hiệu quả của phương pháp.
- Trong thời gian chỉnh nha, nên chú ý các biểu hiện để kịp thời thăm khám và khắc phục. Tự ý xử lý các vấn đề gặp phải khi niềng răng có thể dẫn đến nhiều hệ lụy đáng tiếc.
Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc được ưa chuộng trong những năm gần đây nhờ có nhiều ưu điểm vượt trội. Hy vọng qua những chia sẻ trong bài viết, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về phương pháp chỉnh nha này. Tuy nhiên trước khi lựa chọn phương pháp niềng và khí cụ chỉnh nha, bạn nên trao đổi thêm với bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Có Nên Niềng Răng Khểnh Không? Giá Bao Nhiêu?
Niềng Răng Khớp Cắn Hở Có Hiệu Quả Không? Mất Bao Lâu?
Trước và Sau Khi Niềng Răng cần kiêng gì, lưu ý những gì?
Niềng Răng Có Đau Không? Đau Bao Lâu?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!