Nước Bọt Có Mùi Hôi: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Nước bọt có mùi hôi là hiện tượng thường gặp khi vệ sinh răng miệng không sạch sẽ hoặc khi mắc các bệnh lý ở răng miệng, đường hô hấp hay đường tiêu hóa. Để khắc phục bệnh triệt để thì việc xác định được chính xác nguyên nhân có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Nước bọt có mùi hôi là gì?

Nước bọt là một loại dịch tiết do tổ chức tuyến nước bọt nằm bên dưới hàm và lưỡi tiết ra liên tục nhằm hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa thức ăn. Ngoài men tiêu hóa, trong nước bọt còn chứa chất diệt khuẩn có khả năng sát trùng, làm sạch khoang miệng. Bên cạnh đó, nước bọt còn có chức năng, trung hòa axit, cân bằng độ ẩm trong miệng, chống khô miệng, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại.

Nước bọt có mùi hôi
Nước bọt có mùi hôi khiến nhiều người mất tự tin khi giao tiếp

Ở người khỏe mạnh bình thường, nước bọt không có mùi và trong suốt. Tuy nhiên, một số trường hợp luôn than phiền về tình trạng nước bọt có mùi hôi. Đây là một trong những triệu chứng phổ biến của hôi miệng. Do nước bọt sau khi tiết ra sẽ tiếp xúc với toàn bộ khoang miệng nên người khác có thể cảm nhận rõ ràng được mùi hôi khó chịu khi hôn môi hay khi giao tiếp gần. Thậm chí mùi hôi trong nước bọt còn ảnh hưởng đến cả hơi thở. Điều này khiến người bệnh trở nên thiếu tự tin, ngại giao tiếp với người xung quanh.

Nhận biết nước bọt có mùi hôi

Một số phương pháp đơn giản dưới đây có thể giúp nhận biết sự hiện diện của mùi hôi trong nước bọt. Bao gồm:

– Tự kiểm tra nước bọt:

  • Dùng tăm bông hay vật dụng khác tự lấy nước bọt trong miệng để kiểm tra. Bạn có thể phát hiện mùi hôi khi dùng mũi ngửi nước bọt. Đôi khi, có thể quan sát thấy sự thay đổi khác lạ trong màu sắc của đầu tăm bông dính nước bọt. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý cần được thăm khám và điều trị sớm.
  • Kiểm tra mùi của chỉ nha khoa hay tăm tre sau khi sử dụng chúng để vệ sinh răng miệng hoặc tiếp xúc với nước bọt.
  • Dùng lưỡi liếm ướt mu bàn tay. Để vài phút cho tiếp xúc với không khí rồi đưa lên mũi ngửi thử sẽ dễ dàng phát hiện ra nước bọt có mùi hôi.

– Nhận biết thông qua người khác:

  • Tham khảo ý kiến người thân trong gia đình khi tiếp xúc gần
  • Quan sát phản ứng của mọi người khi bạn giao tiếp gần với họ.

– Thăm khám nha khoa:

Qua thăm khám và lấy mẫu nước bọt làm xét nghiệm, bác sĩ có thể đánh giá được độ nồng của mùi hôi cũng như tính chất, thành phần của nước bọt. Điều này cho phép phát hiện ra các vấn đề bất thường về sức khỏe răng miệng nếu có.

Nhìn chung, hiện tượng nước bọt có mùi hôi rất dễ nhận biết. Nếu tình trạng này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn rồi tự khôi phục bình thường thì không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu mù hôi tồn tại trong nước bọt kéo dài và không cải thiện sau khi đã điều chỉnh cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng cùng chế độ ăn uống thì bạn nên thăm khám nha khoa. Việc xác định nguyên nhân chính xác khiến cho nước bọt có mùi hôi sẽ giúp bạn lựa chọn được phương pháp điều trị hiệu quả, dứt điểm.

Nước bọt có mùi hôi nguyên nhân do đâu?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của mùi hôi trong tuyến nước bọt. Tình trạng này có liên quan mật thiết với cách vệ sinh răng miệng, thói quen ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, nếu nước bọt có mùi hôi kéo dài, bạn nên thận trọng với các bệnh lý ở khoang miệng, đường hô hấp hay đường tiêu hóa.

Cụ thể, các nguyên nhân khiến nước bọt có mùi hôi bao gồm:

1. Hôi nước bọt sau khi ngủ dậy

Trong giấc ngủ dài vào ban đêm, vi khuẩn có thể hoạt động mạnh mẽ và giải phóng nhiều khí sunfua khiến cho khoang miệng, hơi thở và thậm chí là nước bọt cũng có mùi hôi. Đây là một hiện tượng khá phổ biến, thường chỉ khiến nước bọt có mùi hôi trong thời gian ngắn và biến mất sau khi đánh răng. Mùi hôi ở nước bọt sẽ nồng hơn khi bạn quên đánh răng trước lúc đi ngủ hoặc chải răng không sạch sẽ.

2. Vệ sinh răng miệng kém

Đa số các trường hợp phát hiện nước bọt có mùi hôi là do vệ sinh răng miệng kém. Nhiều thói quen xấu trong việc chăm sóc răng miệng hàng ngày có thể dẫn đến tình trạng này. Bao gồm:

  • Đánh răng không thường xuyên
  • Thao tác chải răng không đúng cách
  • Đánh răng quá nhanh khiến cho thức ăn dư thừa và mảng bám không được làm sạch hoàn toàn. Từ đây, vi khuẩn mới có cơ hội phát triển mạnh và gây ra nhiều vấn đề như hôi miệng, sâu răng, viêm tuyến nước bọt, viêm nướu hay nước bọt có mùi hôi.
  • Sử dụng kem đánh răng chứa thành phần không phù hợp gây kích ứng cho niêm mạc miệng hoặc ảnh hưởng đến tuyến nước bọt.
  • Bàn chải đánh răng quá cũ, đầu lông chải đã bị tưa hoặc bị ăn mòn nên không làm sạch hoàn toàn răng miệng.
nguyên nhân khiến nước bọt có mùi hôi
Vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân hàng đầu khiến cho nước bọt có mùi hôi

3. Lớn tuổi

Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể khi tuổi tác lớn dần cũng ảnh hưởng đến tuyến nước bọt. Lúc này, tuyến nước bọt làm việc kém hiệu quả, dễ bị nhiễm trùng và lượng nước bọt tiết ra không chỉ giảm xuống mà cỏn có mùi hôi khó chịu.

4. Nước bọt có mùi hôi do chế độ ăn uống thiếu khoa học

Các thói quen xấu trong ăn uống hàng ngày cũng có thể là nguyên nhân gây ra mùi hôi cho nước bọt. Chẳng hạn như:

  • Thường xuyên ăn các thực phẩm có mùi nồng: Hành, tỏi, sầu riêng, các loại mắm…
  • Chế độ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt
  • Ăn nhiều thịt đỏ
  • Lạm dụng bia rượu, cà phê và các thức uống có tính kích thích khác
  • Bữa ăn có nhiều tinh bột nhưng ít rau xanh…

5. Sử dụng thuốc Tây bừa bãi

Một số loại thuốc tân dược được lạm dụng bừa bãi, dùng không đúng cách hoặc sử dụng trong dài hạn có thể gây nhiều tác dụng phụ cho cơ thể, bao gồm cả sự thay đổi mùi và màu sắc tự nhiên của nước bọt. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến hôi miệng do nước bọt tiết ra ít hơn, đặc hơn và thường kèm theo mùi hôi khó chịu.

6. Nước bọt có mùi hôi do hút thuốc lá

Các chất độc hại trong khói thuốc lá có thể khiến khoang miệng, hơi thở và nước bọt của bạn trở nên nặng mùi. Ngoài ra, chúng còn gây tổn thương, giảm tiết nước bọt khiến cho miệng bị khô và không được làm sạch. Chính điều này đã kích thích vi khuẩn không ngừng phát triển và gây ra hàng loạt các vấn đề nghiêm trọng khác như răng ố vàng, viêm nha chu, áp xe răng…

7. Do ảnh hưởng của các thủ thuật nha khoa

Một số người cảm thấy nước bọt bắt đầu xuất hiện mùi hôi sau khi thực hiện các thủ thuật nha khoa như:

Do không biết cách vệ sinh răng miệng sau khi thực hiện các thủ thuật trên, vi khuẩn có cơ hội phát triển mạnh và khiến cho nước bọt có mùi hôi.

Nước bọt có mùi hôi là bệnh gì?

Mùi hôi trong nước bọt nếu kéo dài có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Thường gặp nhất là các vấn đề ở răng miệng, đường hô hấp hay đường tiêu hóa. Bao gồm:

– Bệnh răng miệng:

  • Nhiễm trùng tuyến nước bọt: Viêm tuyến nước bọt mang tai, viêm tuyến nước bọt dưới hàm, viêm tuyến nước bọt dưới lưỡi.
  • Áp xe tuyến nước bọt
  • Viêm nha chu
  • Viêm lợi (viêm nướu răng)
  • Sâu răng
  • Áp xe nướu
  • Áp xe răng
Nước bọt có mùi hôi là bệnh gì
Nước bọt có mùi hôi là triệu chứng thường gặp khi mắc các bệnh lý về răng miệng

– Bệnh ở đường tiêu hóa:

  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Viêm loét dạ dày…

Khi mắc các bệnh lý trong dạ dày, hàm lượng axit trong dịch vị tăng cao và bị trào ngược lên trên thực quản, cổ họng  và khoang miệng. Đây chính là nguồn gốc dẫn đến các bệnh lý như viêm họng, sâu răng, lộ ngà răng, hôi miệng, nước bọt có mùi hôi…

– Bệnh ở đường hô hấp:

Tình trạng nhiễm trùng ở đường hô hấp trên và dưới đều có thể lây lan và ảnh hưởng đến tuyến nước bọt. Chúng khiến cho tuyến nước bọt bị nhiễm trùng và tiết ra dịch có mùi hôi.

Khi thấy nước bọt có mùi hôi, bạn nên nghĩ đến các bệnh lý như:

  • Viêm mũi
  • Viêm xoang
  • Viêm họng hạt
  • Viêm amidan…

Cách điều trị nước bọt có mùi hôi

Hiện tượng nước bọt có mùi hôi xuất phát từ các vấn đề về sức khỏe cần phải điều trị bằng y tế mới cải thiện. Một số trường hợp chỉ cần thay đổi lối sống cùng cách chăm sóc răng miệng hàng ngày để khôi phục mùi bình thường cho nước bọt.

1. Điều trị nước bọt có mùi hôi bằng các phương pháp y tế

Tùy theo nguyên nhân bệnh lý mắc phải mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp để khắc phục. Tình trạng nước bọt có mùi hôi cũng sẽ thuyên giảm dần theo sự tiến triển của bệnh.

– Điều trị nha khoa:

Các vấn đề liên quan đến răng miệng sẽ được điều trị tại nha khoa. Chẳng hạn như:

  • Trám răng: Phương pháp này được áp dụng cho các trường hợp nước bọt có mùi hôi do sâu men răng, sâu ngà răng hay sứt mẻ răng.
  • Cạo vôi răng
  • Điều trị viêm nướu bằng thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm hay thuốc giảm đau
  • Chữa tủy và trám bít ống tủy cho bệnh nhân có biểu hiện viêm tủy răng.
điều trị nước bọt có mùi hôi
Điều trị nước bọt có mùi hôi tại nha khoa

– Khắc phục các bệnh lý khác:

Trong một số trường hợp, hiện tượng nước bọt có mùi hôi được xác định là do mắc các bệnh lý ở đường hô hấp, tuyến nước bọt hay đường tiêu hóa. Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng nội khoa hoặc ngoại khoa tùy theo tình trạng bệnh mắc phải.

Bạn nên kiên trì điều trị theo phác đồ của bác sĩ để bệnh nhanh chóng được chữa lành, qua đó giúp khắc phục tình trạng nước bọt có mùi hôi.

2. Mẹo hỗ trợ điều trị, phòng ngừa nước bọt có mùi hôi tại nhà

Để cải thiện mùi hôi ở nước bọt và ngăn ngừa tình trạng này tái phát trở lại, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Nhai kẹo cao su không đường sau mỗi bữa ăn để kích thích bài tiết nước bọt, giúp khoang miệng được làm sạch một cách tự nhiên và thơm mát hơn.
  • Đánh chải răng đúng cách mỗi ngày ít nhất 2 lần. Thay bàn chải mới sau khoảng 3 – 4 tháng. Đánh kỹ các bề mặt răng và lưỡi để đảm bảo khoang miệng được làm sạch hoàn toàn, giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây mùi.
  • Tránh lạm dụng các loại kem hay hóa chất tẩy trắng răng.
  • Làm sạch các kẽ răng bằng chỉ nha khoa và súc miệng với nước muối sinh lý sau khi đánh răng xong để khoang miệng được sạch sẽ, qua đó hạn chế sự tấn công của vi khuẩn vào tuyến nước bọt.
  • Bổ sung các thực phẩm có khả năng khử mùi vào thực đơn để hỗ trợ cải thiện mùi hôi ở nước bọt. Chẳng hạn như gừng, táo, thì là, cần tây, ngò gai, mật ong, trái cây có múi,…
  • Hạn chế ăn thịt đỏ, thức ăn nhanh, đồ ngọt, các món ăn nhiều dầu mỡ. Các thực phẩm nặng mùi như hành lá, củ hành, tỏi hay mắm nêm… cũng nên hạn chế sử dụng và chú ý đánh răng thật kỹ sau khi ăn để không lưu lại mùi hương của thực phẩm.

Trong quá trình điều trị nước bọt có mùi hôi, bạn nên tái khám thường xuyên để bác sĩ theo dõi, đánh giá được kết quả, từ đó điều chỉnh phác đồ cho phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

5/5 - (1 bình chọn)

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!