Một địa chỉ niềng răng uy tín chưa hẳn là một địa chỉ có chi phí tối ưu nhưng chắc chắn sẽ là địa chỉ mang đến hiệu quả tốt nhất và đảm bảo an toàn tối đa. Do vậy, việc cân nhắc và tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định lựa chọn nha khoa là điều vô cùng quan trọng.

Răng Bị Ố Vàng Khi Niềng: Nguyên nhân và cách khắc phục

Răng bị ố vàng khi niềng ít khi ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng nhưng tác động không nhỏ đến ngoại hình và tâm lý tự tin khi sinh hoạt, giao tiếp. Để có biện pháp khắc phục và phòng ngừa hiệu quả, bạn đọc cần xác định cụ thể nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Răng bị ố vàng khi niềng
Răng bị ố vàng khi niềng ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình và quá trình giao tiếp

Răng bị ố vàng khi niềng – Nguyên nhân do đâu?

Răng ố vàng là tình trạng men răng bị ngả màu khiến cho răng chuyển sang màu vàng nhạt hoặc nâu vàng. Tình trạng này có thể gặp ở cả trẻ em, người trưởng thành và người lớn tuổi. Ở một số trường hợp trường hợp, răng cũng có thể bị ố vàng trong thời gian niềng răng – chỉnh nha.

Răng bị ố vàng khi niềng thường xảy ra do các nguyên nhân sau:

1. Do chế độ ăn uống không thích hợp

Chế độ ăn uống là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng và màu sắc của men răng. Tình trạng răng ố màu trong thời gian chỉnh nha có thể xảy ra do những thói quen ăn uống như:

công nghệ lấy mẫu hàm 5D iTero được tích hợp công nghệ AI, cho phép mô phỏng chính xác và chi tiết tình trạng hàm và những vùng khó quan sát trong khoang miệng. Đây là công nghệ lấy dấu hàm tiên tiến nhất trên thế giới,...
răng bị ố vàng khi niềng răng
Thói quen ăn uống không thích hợp là nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng răng ố vàng khi niềng
  • Sử dụng các đồ uống đậm màu như sâm panh, nước ngọt có gas, cà phê, ca cao, nước trái cây đóng hộp,… có thể khiến răng bị ngả màu và mòn men.
  • Răng cũng có thể bị ố màu trong thời gian niềng răng do thói quen dùng các loại thực phẩm có màu đậm như nghệ, socola, bánh kẹo,….
  • Dùng thức ăn và đồ uống chứa nhiều axit cũng có thể khiến răng bị ố màu. Axit từ thức ăn khiến men răng bị mài mỏng, từ đó làm lộ lớp ngà răng có màu vàng nhạt dẫn đến hiện tượng răng ố màu
  • Sử dụng thức ăn dễ hình thành mảng bám và khó làm sạch như gạo nếp, bánh kẹo,… có thể khiến cao răng tích tụ nhiều khiến răng ố màu.

2. Sử dụng kháng sinh trong thời gian niềng

Dùng kháng sinh, đặc biệt Tetracyclin ở trẻ nhỏ có thể gây đổi màu men răng vĩnh viễn. Nếu răng của trẻ bị ố vàng trong thời gian niềng răng, phụ huynh nên xem xét về khả năng này.

3. Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Vệ sinh răng miệng không đúng cách là nguyên nhân thường gặp khiến răng bị ố vàng khi niềng. Khi chỉnh nha, các khí cụ được gắn cố định lên răng nên sẽ gặp không ít khó khăn trong quá trình vệ sinh răng miệng. Chính vì vậy, thức ăn dễ dàng bám dính vào dây cung, mắc cài, kẽ răng và mặt trong gây hình thành mảng bám, cao răng và làm ố màu men răng.

Trong thời gian chỉnh nha, việc vệ sinh răng miệng phải được thực hiện kỹ lưỡng để phòng tránh men răng bị ố vàng. Ngoài ra, thói quen vệ sinh răng miệng kém còn gia tăng nguy cơ mắc các bệnh nha khoa và làm gián đoạn tốc độ chỉnh nha.

4. Thói quen hút thuốc lá

Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây hôi miệng, ố màu men răng. Nicotin trong khói thuốc là chất không màu nhưng khi phản ứng với oxy trong không khí sẽ tạo thành hoạt chất có màu vàng. Chính vì vậy, hút thuốc lá thường xuyên có thể gây ố màu men răng trong thời gian chỉnh nha.

răng bị ố vàng khi niềng răng
Nicotin trong khói thuốc có thể phản ứng với oxy trong không khí gây ố màu men răng

Ngoài ra, hút thuốc lá còn gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề răng miệng khác như sâu răng, hôi miệng, khô miệng, viêm lợi loét hoại tử cấp,… Đối với những trường hợp đang niềng răng, hút thuốc lá khiến răng bị lung lay, lỏng lẻo và có thể không đạt được kết quả như mong đợi sau khi kết thúc lộ trình chỉnh nha.

5. Nhiễm fluor

Fluor là khoáng chất cần thiết trong quá trình tái khoáng men răng và phòng ngừa sâu răng. Tuy nhiên trong trường hợp bổ sung quá nhiều fluor, men răng có thể xuất hiện các đốm màu trắng đục và màu vàng trên bề mặt gây ố màu răng khi niềng. Tình trạng này sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau một thời gian giảm lượng flour trong quá trình ăn uống và chăm sóc răng miệng.

Răng ố vàng khi niềng răng có sao không?

Răng bị ố vàng khi niềng là tình trạng khá phổ biến và thường đi kèm với hiện tượng dây thun chỉnh nha bị vàng, đổi màu. Tình trạng này thường không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng do chỉ gây ố màu lớp men răng ngoài cùng. Tuy nhiên, răng ố vàng gây ra không ít phiền toái trong quá trình sinh hoạt và giao tiếp.

răng bị ố vàng khi niềng răng
Tình trạng răng ố vàng khi niềng có thể nghiêm trọng hơn nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời

Răng ố vàng khi niềng có thể nghiêm trọng dần theo thời gian nếu không có biện pháp khắc phục sớm. Chính vì vậy, bạn nên can thiệp các phương pháp xử lý để lấy lại hàm răng trắng sáng và tự tin hơn khi giao tiếp. Nếu để lâu dài, tình trạng này không chỉ tác động đến thẩm mỹ mà còn gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề răng miệng như viêm nướu răng (viêm lợi), sâu răng, viêm nha chu,…

Cách khắc phục răng bị ố vàng khi niềng

Có rất nhiều cách khắc phục răng bị ố vàng khi niềng. Dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng:

1. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách có thể cải thiện tình trạng răng ố màu khi niềng. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp phòng ngừa tình trạng tái phát và hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh nha khoa trong thời gian chỉnh nha.

răng bị ố vàng khi niềng răng
Vệ sinh răng miệng đúng cách có thể phòng ngừa và cải thiện tình trạng răng ố màu khi chỉnh nha

Các biện pháp vệ sinh răng miệng trong thời gian niềng răng:

  • Sử dụng bàn chải có kích thước nhỏ, lông chải mềm và mảnh để dễ dàng làm sạch thức ăn thừa, mảng bám tích tụ trong mặt nhai và kẽ răng. Cần đảm bảo chải răng từ 2 – 3 lần/ ngày để hạn chế tích cực mảng bám và cao răng.
  • Đối với niềng răng mắc cài, nên sử dụng thêm bàn chải kẽ để làm sạch các khoảng trống trong mắc cài và kẽ răng. Có thể sử dụng bàn chải vài lần/ ngày và cần chú ý thay bàn chải định kỳ 1 – 2 tháng/ lần.
  • Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng sau khi chải răng để tăng hiệu quả làm sạch. Nếu có điều kiện, bạn có thể dùng máy tăm nước để làm sạch mảng bám và cao răng tích tụ ở những răng nằm cuối cung hàm như răng số 6, 7 và 8. Bởi đây là những vị trí rất khó có thể làm sạch thông qua các biện pháp vệ sinh răng miệng thông thường.

Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh răng miệng có thể cải thiện phần nào tình trạng răng ố vàng và phòng ngừa các bệnh nha khoa hiệu quả. Ngay cả khi không niềng răng, bạn cũng nên thực hiện đầy đủ các biện pháp kể trên để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

2. Thay đổi các thói quen xấu

Ngoài vệ sinh răng miệng kém, răng bị ố vàng khi niềng cũng có thể xảy ra do các thói quen xấu. Vì vậy để cải thiện và phòng ngừa tình trạng ố màu men răng, bạn nên thay đổi các thói quen sau:

  • Không hút thuốc lá trong thời gian niềng răng – chỉnh nha để hạn chế tình trạng ố màu men răng. Ngoài ra, nồng độ nicotin trong máu tăng cao còn gia tăng nguy cơ bị viêm lợi loét hoại tử cấp và làm chậm lành vết thương sau khi nhổ răng.
  • Hạn chế sử dụng các loại đồ uống và thức ăn có màu đậm như nước ngọt có gas, cà phê, nước trái cây đóng hộp, socola, nghệ vàng,…
  • Tránh một số loại thực phẩm dai, cứng và dẻo khi niềng răng. Các loại thực phẩm này có thể bám dính vào bên trong mắc cài và mặt trong của răng gây tích tụ nhiều cao răng. Theo thời gian, men răng bị ngả màu và sức khỏe răng miệng cũng bị ảnh hưởng đáng kể.
  • Không nên bổ sung quá nhiều fluor. Nếu có ý định dùng fluor phòng ngừa sâu răng, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cụ thể về liều lượng và cách bổ sung hợp lý.
  • Không tự ý sử dụng kháng sinh cho trẻ từ 12 – 16 tuổi. Nếu có ý định dùng thuốc cho trẻ, nên trao đổi với dược sĩ về độ tuổi và tình trạng sức khỏe của bé để hạn chế tình trạng men răng đổi màu vĩnh viễn.

3. Cạo vôi răng

Cạo vôi răng là biện pháp quan trọng trong việc giữ gìn vệ sinh răng miệng. Khi niềng răng, lượng cao răng tích tụ nhanh hơn bình thường do các khí cụ được gắn cố định lên răng gây ra nhiều khó khăn trong quá trình làm sạch. Chính vì vậy, bạn cần lấy cao răng định kỳ 4 – 6 tháng/ lần trong thời gian chỉnh nha.

răng bị ố vàng khi niềng răng
Trong thời gian chỉnh nha, cần cạo vôi răng định kỳ 4 – 6 tháng/ lần

Cao răng tích tụ nhiều khiến cho lớp men của răng bị ố vàng và ngả màu. Sau khi cạo bỏ vôi răng, tình trạng răng ố vàng khi niềng sẽ được cải thiện đáng kể. Ngoài ra, cạo vôi răng thường xuyên còn giúp phòng ngừa các bệnh nha khoa như sâu răng, viêm nướu răng, viêm nha chu, viêm tủy răng,…

4. Tẩy trắng răng

Tẩy trắng răng là giải pháp cho những trường hợp răng bị ố màu do thói quen ăn uống, vệ sinh răng miệng kém, nhiễm màu do sử dụng kháng sinh,… Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được áp dụng trong trường hợp niềng răng trong suốt vì khay niềng có thể tháo lắp dễ dàng. Những trường hợp niềng răng mắc cài không được chỉ định tẩy trắng do hoạt chất được sử dụng có thể gây mài mòn và làm giòn, nứt gãy khí cụ chỉnh nha.

Tẩy trắng răng sử dụng hoạt chất oxy hóa kết hợp với năng lượng ánh sáng để phá vỡ các phân tử màu ở men răng và mang lại hàm răng trắng sáng. Tuy nhiên để tránh hiện tượng mòn men răng, phương pháp này chỉ được thực hiện khoảng 1 – 2 lần/ năm.

5. Sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên

Nếu không thể tẩy trắng răng, bạn cũng có thể cải thiện tình trạng răng ố vàng khi niềng bằng một số nguyên liệu tự nhiên. Các nguyên liệu này có thể loại bỏ mảng bám và vết ố trên lớp men, qua đó trả lại hàm răng trắng sáng và nụ cười rạng rỡ.

Các nguyên liệu tự nhiên thường được sử dụng để làm trắng răng bao gồm than hoạt tính, baking soda, dầu dừa,… Bên cạnh hiệu quả làm trắng răng, các nguyên liệu này còn hỗ trợ làm sạch răng miệng và mang lại hàm răng trắng sáng, chắc khỏe.

Răng bị ố vàng khi niềng là tình trạng khá phổ biến có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để có biện pháp khắc phục hiệu quả, bạn nên xác định đúng nguyên nhân. Ngoài ra, nên chú ý thay đổi các thói quen xấu và vệ sinh răng miệng tốt để phòng ngừa tình trạng tái phát.

Tham khảo thêm:

5/5 - (2 bình chọn)

BÀI ĐƯỢC QUAN TÂM

Tin vào quảng cáo về giá cũng là cái BẪY mà nhiều khách hàng mắc phải. Có nhiều cơ sở Nha khoa NỔ MỘT MỨC GIÁ SIÊU RẺ nhằm thu hút khách hàng tuy nhiên khi đến thì ĐỘN GIÁ rất nhiều bởi những dịch vụ phát sinh hay chỉ đơn giản là thu thêm tiền khí cụ.

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!