Niềng răng khớp cắn sâu là phương pháp sử dụng mắc cài/ khay niềng để cải thiện tình trạng khớp cắn lệch do răng hàm trên hô, vẩu, chen chúc và lệch lạc. Trường hợp này thường dễ cải thiện hơn so với khớp cắn ngược nên thời gian niềng chỉ mất trung bình từ 1 – 2 năm.
Khớp cắn sâu là gì? Có nên niềng răng không?
Khớp cắn sâu là tình trạng răng hàm trên nhô ra bên ngoài quá mức dẫn đến che lấp các răng hàm dưới. Ngoài ra, tình trạng này còn đẩy mặt nhai của các răng về phía trước gây ra tình trạng khớp cắn sâu.
Theo phân loại của Edward Angle, khớp cắn sâu là khớp cắn loại II, đặc trưng bởi tình trạng mặt nhai của răng số 6 hàm trên tiếp xúc với ½ mặt nhai của răng số 5 và ½ mặt nhai của răng số 6 hàm dưới. Trong khi khớp cắn chuẩn là mặt nhai của 2 răng số 6 phải tiếp xúc trực tiếp với nhau. Nói một cách đợn giản, khớp cắn sâu xảy ra ở những trường hợp răng hô, vẩu hàm trên.
Sự sai lệch về khớp cắn nói chung và khớp cắn sâu nói riêng đều ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Nếu không xử lý sớm, khớp cắn sâu có thể làm gia tăng áp lực lên khớp thái dương hàm và mặt nhai của các răng. Về lâu dài, tình trạng này dẫn đến mòn men răng, rối loạn khớp thái dương hàm, tăng nguy cơ sâu răng, viêm nướu răng và viêm nha chu.
Phần lớn những trường hợp sai lệch khớp cắn đều có thể cải thiện thông qua niềng răng – chỉnh nha, đặc biệt là những trường hợp do răng hoàn toàn. Niềng răng là phương pháp nắn chỉnh và dịch chuyển vị trí của răng thông qua các khí cụ chuyên dụng (khay niềng, mắc cài). Bằng cách điều hướng răng về đúng vị trí, phương pháp này có thể khắc phục tình trạng khớp cắn sâu.
Đối với những trường hợp răng hô, vẩu do xương hàm, bác sĩ buộc phải phẫu thuật chỉnh hàm để đạt hiệu quả cao. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp thêm niềng răng – chỉnh nha để đảm bảo mang lại hiệu quả tối ưu. Ngoài hiệu quả cải thiện khớp cắn, niềng răng – chỉnh nha còn giúp tạo sự cân đối cho hàm răng và khuôn mặt. Vì vậy sau khi chỉnh nha, khuôn mặt sẽ trở nên hài hòa và thu hút hơn.
Niềng răng khớp cắn sâu – Chỉ định & Chống chỉ định
Như đã đề cập, niềng răng là phương pháp tối ưu đối với những trường hợp sai lệch khớp cắn nói chung và khớp cắn sâu nói riêng. Tuy nhiên trên thực tế, phương pháp này chỉ mang lại hiệu quả khi áp dụng đúng trường hợp.
Các trường hợp có thể niềng răng khớp cắn sâu:
- Khớp cắn sâu do răng hô, vẩu có mức độ nhẹ đến trung bình đều có thể niềng răng – chỉnh nha
- Những trường hợp răng vẩu, hô có liên quan đến hàm cần kết hợp phẫu thuật và niềng răng để đảm bảo hiệu quả
- Răng hô, vẩu đi kèm với nhiều khuyết điểm khác như mọc chen chúc, khấp khểnh,…
Niềng răng – chỉnh nha sử dụng khí cụ chuyên dụng để tạo lực siết hàm nhằm nắn chỉnh răng về đúng vị trí. Chính vì vậy, phương pháp này đòi hỏi cấu trúc răng phải khỏe mạnh, chân răng không bị lung lay và lỏng lẻo. Ngoài ra, người có ý định chỉnh nha cũng phải đảm bảo điều kiện sức khỏe để quá trình niềng diễn ra thuận lợi.
Niềng răng khớp cắn sâu thường không được chỉ định trong những trường hợp sau:
- Răng suy yếu do tiêu xương răng và viêm nha chu nặng
- Rối loạn đông máu, tiêu đường, ung thư, người bị suy giảm miễn dịch,… đều không có chỉ định niềng răng – chỉnh nha
- Trường hợp cung hàm có nhiều hơn 2 răng giả/ bọc sứ cũng không có chỉ định chỉnh nha do khả năng đáp ứng với lực siết hàm kém, dễ xảy ra tình trạng nứt mão sứ và gãy răng giả
- Trường hợp răng hô, vẩu hoàn toàn do hàm có thể được cải thiện thông qua phẫu thuật chỉnh hàm nên cũng không nhất thiết phải niềng răng
Để được tư vấn cụ thể về việc có nên niềng răng – chỉnh nha trong trường hợp khớp cắn sâu hay không, bạn nên trao đổi cụ thể với bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt.
Nên niềng răng khớp cắn sâu bằng phương pháp nào?
Để cải thiện khớp cắn sâu, bạn có thể áp dụng nhiều phương pháp niềng răng khác nhau. Nếu băn khoăn trong việc lựa chọn, nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.
Dưới đây là một số phương pháp niềng răng có thể cải thiện răng hô, vẩu (khớp cắn sâu):
- Niềng răng mắc cài: Niềng răng mắc cài là phương pháp chỉnh nha truyền thống sử dụng mắc cài kim loại, sứ hoặc pha lê để nắn chỉnh răng. Hiện nay ngoài mắc cài thường (sử dụng dây chun để cố định), bạn cũng có thể dùng mắc cài tự buộc (mắc cài được thiết kế thêm nắp trượt tự động để cố định dây cung). Mắc cài tự buộc có chi phí cao hơn nhưng bù lại có thể hạn chế hiện tượng bung súc và tuột lỏng dây cung.
- Niềng răng mặt trong: Niềng răng mặt trong là phương pháp được cải tiến từ mắc cài thông thường. Trong kỹ thuật này, bác sĩ sẽ gắn mắc cài kim loại ở mặt trong của răng nên không bị “lộ” ra trong quá trình ăn uống và sinh hoạt. Hạn chế của niềng răng mặt trong là gây ra cảm giác vướng víu, khó chịu và chi phí cao hơn so với mắc cài thường/ tự buộc.
- Niềng răng trong suốt: Niềng răng trong suốt sẽ phù hợp với những trường hợp khớp cắn sâu nhẹ đến trung bình. Phương pháp này sử dụng khay niềng bằng nhựa trong suốt để nắn chỉnh răng về đúng vị trí. Tuy nhiên, vì chỉ sử dụng khay nhựa nên hiệu quả chỉnh nha của niềng răng trong suốt sẽ hạn chế hơn so với niềng răng mắc cài. Vì vậy, phương pháp ít được áp dụng trong trường hợp khớp cắn sâu có mức độ nặng và đi kèm với nhiều khuyết điểm khác.
Quy trình niềng răng khớp cắn sâu
So với niềng răng khớp cắn ngược, chỉnh nha khớp cắn sâu có quy trình đơn giản và thời gian niềng nhanh hơn. Bởi vốn dĩ, răng hàm trên sẽ chìa ra bên ngoài một ít so với răng hàm dưới. Quy trình niềng răng khớp cắn sâu bao gồm những bước sau đây:
Bước 1: Khám, chụp X-Quang và lên kế hoạch điều trị
Bước đầu tiên nhưng cũng không kém phần quan trọng là khám răng miệng và chụp X-Quang. Thông qua những kỹ thuật này, bác sĩ sẽ đánh giá chính xác cấu trúc răng miệng của từng trường hợp để đưa ra lộ trình chỉnh nha thích hợp nhất.
Trong giai đoạn này, bác sĩ cũng sẽ tư vấn cụ thể về quy trình, ưu điểm – hạn chế, chi phí của từng kỹ thuật chỉnh nha để bạn có thể lựa chọn được phương pháp thích hợp. Kế hoạch niềng răng sẽ được triển khai trên phần mềm hiện đại, đảm bảo mang lại hiệu quả chỉnh nha tối ưu.
Bước 2: Điều trị các vấn đề răng miệng
Các vấn đề răng miệng cần được điều trị dứt điểm trước khi can thiệp niềng răng – chỉnh nha. Nếu không chữa trị hoàn toàn, các bệnh lý này sẽ tiếp tục phát triển khiến cấu trúc răng miệng bị hư hại nặng. Về lâu dài, hiệu quả chỉnh nha và sức khỏe răng miệng đều bị tác động tiêu cực.
Tùy theo vấn đề mà bạn gặp phải, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị như cạo vôi răng, nạo túi nha chu, trám răng, lấy tủy răng (điều trị nội nha),… Sau khi điều trị, bạn cần đợi một thời gian để răng miệng ổn định trước khi gắn khí cụ chỉnh nha.
Bước 3: Gắn một số khí cụ trước khi lắp mắc cài
Trước khi gắn mắc cài lên răng, bác sĩ sẽ gắn một số khí cụ (thun tách kẽ, khâu). Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần gắn khí cụ trước. Vì vậy, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng răng miệng của từng trường hợp để lên lộ trình chỉnh nha phù hợp nhất.
Bước 4: Gắn mắc cài
Sau khi gắn các khí cụ khoảng 5 – 7 ngày, bác sĩ sẽ gắn mắc cài cố định lên bề mặt răng. Mắc cài sẽ được gắn vào mặt trong hoặc mặt ngoài tùy theo phương pháp mà bạn lựa chọn. Sau đó, đưa dây cung vào rãnh mắc cài và sử dụng dây chun để cố định. Đối với mắc cài tự buộc, dây cung sẽ được giữ bằng nắp trượt nên hoàn toàn không phải sử dụng dây chun.
Nếu niềng răng tháo lắp, bác sĩ sẽ phát các khay niềng được thiết kế dựa trên phần mềm mô phỏng nhằm dịch chuyển vị trí của răng. Khay niềng được sử dụng có khả năng nắn chỉnh, điều hướng răng một cách từ từ nên có thể khắc phục khớp cắn ngược và cải thiện một số khuyết điểm khác của răng. Khác với mắc cài, khay niềng có thể tháo lắp nên ít ảnh hưởng đến việc ăn uống và vệ sinh răng miệng.
Bước 5: Tái khám sau mỗi 3 – 6 tuần
Tác động lực đột ngột lên răng sẽ khiến chân răng bị lung lay và thậm chí là chết tủy. Do đó khi chỉnh nha, bác sĩ sẽ tạo lực siết hàm vừa phải để dịch chuyển vị trí của răng một cách từ từ. Cũng chính vì vậy mà bạn cần tái khám sau mỗi 3 – 6 tuần để được điều chỉnh lực siết hàm nhằm giúp quá trình chỉnh nha diễn ra liên tục và thuận lợi.
Khi tái khám, bác sĩ sẽ thay dây chun và dây cung để đảm bảo khí cụ chịu được lực siết. Sử dụng khí cụ cũ có thể gây ra tình trạng giãn, đứt và giảm hiệu quả chỉnh nha. Ở từng giai đoạn, bác sĩ sẽ có thể dùng thêm một số khí cụ chuyên dụng khác như lò xo, Hooks, dây chun liên hàm,… để khắc phục triệt để các khuyết điểm của răng.
Bước 6: Tháo mắc cài và sử dụng hàm duy trì
Quá trình niềng răng sẽ bao gồm nhiều lần thay dây cung, dây chun và tăng lực siết hàm cho đến khi đạt được kết quả như dự tính. Sau đó, bác sĩ sẽ tháo toàn bộ mắc cài và cho sử dụng hàm duy trì.
Hàm duy trì là khí cụ chỉnh nha được sử dụng nhằm ổn định cấu trúc răng, ngăn không cho răng dịch chuyển về vị trí trước đây. Tùy theo tình trạng răng miệng và độ tuổi, hàm duy trì có thể được dùng từ 6 – 12 tháng.
Niềng răng khớp cắn sâu mất bao lâu? Hết bao nhiêu tiền?
Niềng răng khớp cắn sâu mất bao lâu là vấn đề được quan tâm bên cạnh quy trình và hiệu quả của phương pháp. Như đã đề cập, khớp cắn sâu dễ điều chỉnh hơn so với khớp cắn ngược. Do đó, thời gian chỉnh nha khớp cắn sâu sẽ dao động từ 1 – 2 năm. Trường hợp hô, vẩu nặng kết hợp với những khuyết điểm như răng khấp khểnh, chen chúc sẽ mất từ 2.5 – 3 năm để điều chỉnh răng về đúng vị trí.
Thời gian niềng răng cũng sẽ có sự chênh lệch tùy theo độ tuổi và cơ địa của từng người. Nếu niềng răng sớm trong “thời điểm vàng” (từ 10 – 16 tuổi), chỉnh nha khớp cắn sâu sẽ mang lại hiệu quả cao và thời gian được rút ngắn đáng kể. Vì lúc này cấu trúc răng miệng đang phát triển nên việc nắn chỉnh răng diễn ra khá thuận lợi và nhanh chóng.
Chi phí niềng răng khớp cắn sâu cũng là mối bận tâm hàng đầu của những người đang có ý định thực hiện. Thực tế, chi phí thực hiện phương pháp này sẽ có sự chênh lệch tùy theo kỹ thuật chỉnh nha và những vấn đề phát sinh trong quá trình niềng.
Chi phí niềng răng khớp cắn sâu cụ thể từng phương pháp (có tính chất tham khảo):
- Niềng răng khớp cắn sâu bằng mắc cài kim loại thường có giá dao động từ 20 – 35 triệu đồng
- Niềng răng bằng mắc cài kim loại tự buộc có giá dao động từ 35 – 45 triệu đồng
- Niềng răng khớp cắn ngược bằng mắc cài mặt trong có giá từ 70 – 100 triệu đồng
- Niềng răng mắc cài sứ thường có giá 35 – 45 triệu đồng
- Niềng răng mắc cài sứ tự khóa có giá dao động từ 45 – 55 triệu đồng
- Niềng răng khớp cắn sâu bằng khay niềng trong suốt có giá từ 60 – 120 triệu đồng (tùy theo hãng sản xuất)
Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị thêm chi phí có thể phát sinh trong quá trình niềng răng khớp cắn sâu như:
- Cạo vôi răng có giá từ 100 – 300.000 đồng/ lần
- Trám răng có giá dao động từ 150 – 500.000 đồng/ lần
- Điều trị nha chu có giá từ 2 – 5 triệu đồng/ lần
- Nhổ bỏ răng có giá khoảng 500.000 – 3.000.000 đồng/ răng
Niềng răng nói chung và chỉnh nha khớp cắn sâu có chi phí tương đối cao. Để giảm áp lực về mặt tài chính, bạn có thể thực hiện chỉnh nha ở một số cơ sở có chính sách niềng răng trả góp. Các cơ sở này sẽ thu chi phí theo từng giai đoạn thay vì buộc khách hàng phải chi trả đầy đủ 1 lộ trình.
Lưu ý khi chỉnh nha khớp cắn sâu
Chỉnh nha là giải pháp tối ưu trong trường hợp khớp cắn sâu do răng hô, vẩu,… Phương pháp này không chỉ giúp điều chỉnh khớp cắn mà còn hỗ trợ cải thiện tính thẩm mỹ của hàm răng và tạo sự cân đối, hài hòa cho khuôn mặt.
Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao khi niềng răng khớp cắn sâu, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Lựa chọn địa chỉ uy tín, đáng tin cậy nếu có ý định chỉnh nha khớp cắn sâu. Thực hiện ở những cơ sở kém chất lượng có thể gia tăng rủi ro khi chỉnh nha và không mang lại hiệu quả như mong đợi.
- Hiệu quả của niềng răng khớp cắn sâu còn phụ thuộc vào cơ địa. Do đó, kết quả sẽ không có sự đồng nhất ở tất cả các trường hợp. Để tối ưu hiệu quả chỉnh nha, bạn nên can thiệp niềng răng trong giai đoạn lý tưởng từ 10 – 15 tuổi.
- Cần tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ chỉnh nha để đảm bảo quá trình niềng răng khớp cắn sâu diễn ra một cách thuận lợi và mang lại hiệu quả tối ưu. Tình trạng thăm khám không đều có thể làm gián đoạn và giảm hiệu quả của phương pháp.
- Với những trường hợp niềng răng trong suốt, có thể tháo gỡ mắc cài khi ăn uống, vệ sinh răng miệng và vào những dịp quan trọng (gặp gỡ với đối tác,…). Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha cần sử dụng khay niềng đủ 20 – 22 giờ đồng hồ/ ngày.
- Trong thời gian niềng răng, nếu có sự cố phát sinh (bung súc mắc cài, tuột lỏng dây cung,…), bạn nên đến ngay phòng khám để được bác sĩ thăm khám và xử lý sớm. Nếu để lâu dài, tình trạng này có thể khiến răng dịch chuyển về vị trí cũ và gây gián đoạn, kéo dài thời gian niềng răng.
- Tránh dùng thức ăn cứng, khô, dai, đồ uống chứa nhiều axit và cồn trong thời gian chỉnh nha. Thói quen ăn uống không thích hợp sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề nha khoa và dẫn đến nhiều sự cố khi niềng răng (tuột lỏng dây cung, bung súc mắc cài).
- Nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng chứa fluor (kem đánh răng, nước súc miệng,…) để tăng cường sức khỏe và phòng ngừa các vấn đề nha khoa. Ngoài ra, cần đảm bảo thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh răng miệng trong quá trình chỉnh nha.
- Ngoài làm sạch răng miệng tại nhà, nên lấy cao răng định kỳ để phòng tránh các vấn đề nha khoa.
Niềng răng khớp cắn sâu có thể cải thiện khớp cắn và khắc phục những khuyết điểm của răng như hô, vẩu, chen chúc, lệch lạc,… Ngoài hiệu quả đối với sức khỏe răng miệng, chỉnh nha còn giúp cải thiện tính thẩm mỹ của răng và tăng sự cân đối, hài hòa cho khuôn mặt. Tuy nhiên để đạt hiệu quả như mong đợi, cần lựa chọn địa chỉ niềng răng đáng tin cậy.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Niềng Răng Có Bị Hô Lại Không? Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả
Niềng răng dùng bàn chải điện được không? Chuyên gia tư vấn
Niềng răng không nhổ răng có hiệu quả không?
Loại Niềng Răng Nào Rẻ Nhất Hiện Nay? Chi Phí Bao Nhiêu?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!