Từ lâu, dân gian đã biết tận dụng các loại lá cây để chữa sâu răng và bảo vệ sức khỏe răng miệng. Nếu đang băn khoăn lá gì chữa sâu răng, bạn đọc có thể tham khảo thông tin hữu ích trong bài viết. Từ đó biết cách tận dụng thảo dược tự nhiên để giảm triệu chứng và ngăn ngừa lỗ sâu tiến triển.
Là gì chữa sâu răng? 5 Loại lá hiệu quả, an toàn nhất
Sâu răng hầu như không gây đau nhức, khó chịu trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên nếu không chữa trị kịp thời, lỗ sâu có thể tiến triển nặng vào bên trong ngà răng và tủy răng. Ở những giai đoạn này, răng bị sâu thường có cảm giác ê buốt, đau nhức khi ăn uống – nhất là khi dùng thức ăn và đồ uống lạnh.
Sâu răng là bệnh nha khoa thường gặp nhất nhưng hầu hết mọi người đều chưa ý thức được mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nếu không được điều trị sớm, răng có thể bị viêm tủy, hoại tử tủy và thậm chí là mất răng vĩnh viễn. Trong trường hợp các lỗ sâu mới hình thành, bạn nên tận dụng các loại lá cây quanh nhà để ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
Từ lâu, các loại lá cây đã được tận dụng để điều trị một số bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu răng, viêm nha chu, nhiệt miệng,… Do đó, không ít người băn khoăn lá gì chữa sâu răng. Nếu sâu răng mới hình thành, bạn có thể sử dụng 1 trong 5 loại lá thảo dược sau để cải thiện:
1. Dùng lá lấu chữa sâu răng
Lá lấu là cây thuốc nam thuộc họ Cà phê. Cây mọc hoang nhiều ở các rừng rậm, nương rẫy và bờ bụi ven đường. Từ lâu, dân gian đã tận dụng thảo dược này để điều trị sâu răng, viêm nướu răng và các bệnh về răng miệng thường gặp.
Lá lấu có vị đắng, tính bình, tác dụng tiêu độc, chỉ tả và cầm máu. Ngoài ra, thảo dược này còn có hiệu quả kháng sinh mạnh, nhạy cảm với nhiều lại vi khuẩn và ký sinh trùng. Theo kinh nghiệm của nhiều người, dùng lá lấu chữa sâu răng có thể loại bỏ lỗ sâu nhỏ và ngăn sâu răng phát triển. Trong trường hợp lỗ sâu đã tiến triển, có thể kết hợp cách dùng lá lấu chữa sâu răng với các biện pháp y tế.
Cách dùng lá lấu chữa sâu răng theo kinh nghiệm dân gian:
- Cách 1: Chuẩn bị 1 nắm lá lấu tươi đem rửa sạch và sắc đặc lấy nước để sử dụng. Sau khi đánh răng, dùng khoảng 30 – 40ml nước sắc lá lấu súc miệng hằng ngày để loại bỏ mùi hôi trong khoang miệng và ngăn sâu răng phát triển.
- Cách 2: Ngoài lá lấu tươi, bạn cũng có thể dùng vỏ lấu đem sắc đặc và ngậm súc miệng hằng ngày.
Khi sử dụng lá lấu trị sâu răng, bạn nên kết hợp với vệ sinh răng miệng đúng cách và hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột để ngăn sự phát triển của vi khuẩn Streptococcus mutans (vi khuẩn gây sâu răng).
2. Chữa sâu răng bằng lá tía tô
Lá tía tô được biết đến với công dụng giải cảm, giảm ho, chống dị ứng và lợi tiêu hóa. Ít người biết rằng, thảo dược này còn giúp ngăn chặn tiến triển của sâu răng và một số bệnh nha khoa thường gặp. Ưu điểm của cách chữa sâu răng bằng lá tía tô là an toàn, đơn giản và dễ tìm hơn so với các loại lá cây khác.
Trong lá tía tô chứa nhiều chất kháng khuẩn nên có thể ngăn sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng. Ngoài ra, tinh dầu từ loại thảo dược này còn giúp khử mùi và cải thiện tình trạng hôi miệng. Nếu bị sâu răng nhẹ, bạn có thể kết hợp mẹo chữa từ lá tía tô và vệ sinh răng miệng đúng cách để ngăn chặn lỗ sâu tiến triển.
Cách dùng lá tía tô chữa sâu răng đơn giản:
- Cách 1: Nhai sống lá tía tô, sau đó nhổ bỏ bã để có thể ngăn sâu răng tiến triển và giảm đau nhức, ê buốt. Bạn có thể áp dụng cách này mỗi ngày để phòng tránh lỗ sâu tiến triển nặng và ăn vào tủy.
- Cách 2: Dùng 2 nắm lá tía tô rửa sạch và sắc đặc lấy nước. Khi nước nguội, thêm vào một ít muối biển. Sau đó, dùng nước sắc tía tô súc miệng hằng ngày để giảm đau nhức, ê buốt do sâu răng gây ra.
3. Lá lốt trị sâu răng công hiệu
Một loại lá khác thường được dùng để điều trị sâu răng là lá lốt. Lá lốt có vị cay, hăng, tính ấm, tác dụng sát trùng, chống viêm. Với những tác dụng này, lá lốt thường được sử dụng để trị hôi miệng và sâu răng. Theo kinh nghiệm của nhiều người, nên kết hợp lá, thân và rễ của cây để tăng hiệu quả.
Cách sử dụng lá lốt trị sâu răng công hiệu ngay tại nhà:
- Chuẩn bị lá lốt tươi (có thể kết hợp với thân và cành) để tăng hiệu quả
- Rửa sạch lá lốt và đun lấy nước
- Thêm muối biển vào, khuấy đều và tắt bếp
- Đến khi nước nguội thì cho vào chai bảo quản dùng dần
- Mỗi lần sử dụng khoảng 30 – 40ml súc miệng ngay sau khi đánh răng
4. Cách chữa sâu răng bằng lá trầu không
Lá trầu không là loại lá cây thường được dùng để chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh về da và răng miệng. Thảo dược này có vị cay nồng, tính ấm, tác dụng kháng khuẩn, sát trùng, hành khí, khu phong,… Trầu không thường được sắc đặc lấy nước ngậm để chữa sâu răng, hôi miệng và các vấn đề nha khoa thường gặp.
Hiện nay, các tác dụng dược lý của lá trầu không đã được công nhận trên cơ sở khoa học. Các nhà khoa học nhận thấy, Eugenol và Chavicol trong thảo dược này thực sự có hiệu quả làm mát, giảm đau, gây tê và kháng khuẩn tốt. Dùng trầu không đun lấy nước uống có thể ngăn sự phát triển của vi khuẩn có hại, từ đó giúp kiểm soát sâu răng và hỗ trợ phòng ngừa biến chứng do bệnh lý này gây ra.
Hướng dẫn thực hiện:
- Dùng khoảng 1 nắm lá trầu không, đem rửa sạch với nước muối pha loãng và để ráo hoàn toàn
- Vò xát lá trầu, sau đó đem sắc đặc với 400ml nước
- Khi nước sôi, thêm vào vài hạt muối biển và tắt bếp
- Để nước nguội rồi cho chai bảo quản dùng dần
- Sau khi đánh răng, dùng khoảng 30 – 40ml nước súc miệng để làm sạch khoang miệng
5. Lá ổi chữa sâu răng hiệu quả
Cách chữa sâu răng bằng lá ổi là mẹo chữa theo kinh nghiệm dân gian nhưng hiện nay vẫn được nhiều người áp dụng. Lá ổi có đặc tính săn se niêm mạc, tiêu viêm và kháng khuẩn nên có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại bên trong khoang miệng. Nếu đang bị sâu răng nhẹ, bạn có thể tận dụng loại lá này để cải thiện.
Các hoạt chất tự nhiên trong lá ổi có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và ngăn tiến triển của lỗ sâu răng. Bên cạnh đó, chất tannin trong loại lá này còn giúp tăng độ đàn hồi, kết dính của mô nướu. Nếu kiên trì thực hiện cách chữa sâu răng bằng lá ổi, tình trạng đau nhức, ê buốt, hôi miệng và chảy máu chân răng sẽ thuyên giảm dần.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá ổi tươi, ngâm rửa sạch và để ráo hoàn toàn
- Đem lá ổi sắc lấy nước, sau đó thêm vào một ít muối biển để tăng hiệu quả sát trùng và kháng khuẩn
- Sau khi chải răng, dùng khoảng 50ml nước sắc lá ổi súc miệng nhằm ngăn chặn sự phát triển của lỗ sâu và ức chế các vi khuẩn có hại
Ưu điểm của các trị sâu răng bằng lá ổi là an toàn, lành tính và không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, bạn cần phải kiên trì áp dụng trong một thời gian dài để nhận thấy hiệu quả rõ rệt. Bên cạnh đó, đừng quên thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh răng miệng để giảm mảng bám và vôi răng.
Lưu ý khi dùng các loại lá chữa sâu răng
Sử dụng các loại lá chữa sâu răng là mẹo dân gian được khá nhiều người áp dụng. Nhìn chung, các mẹo chữa này đều có ưu điểm lành tính và ít tốn kém. Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao khi áp dụng, bạn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:
- Mẹo chữa sâu răng từ các loại lá cây có thể cải thiện sâu răng và hỗ trợ tăng cường sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, các mẹo này chỉ mang lại hiệu quả trong trường hợp bệnh nhẹ và lỗ sâu chưa ăn vào ngà răng, tủy răng.
- Đa phần các mẹo chữa dân gian đều mang lại tác dụng chậm. Khi áp dụng, bạn nên kiên trì thực hiện cho đến khi tình trạng được cải thiện.
- Dược tính tự nhiên của các loại thảo dược không thể so sánh với các loại thuốc và sản phẩm chăm sóc răng miệng chuyên dụng. Chính vì vậy, bạn nên kết hợp mẹo dân gian với các phương pháp y tế trong trường hợp cần thiết.
- Các loại lá cây đều là thảo dược tự nhiên nên khá an toàn và ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, cũng sẽ có những trường hợp bị dị ứng, kích ứng. Nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường, bạn nên thông báo ngay với bác sĩ để được tư vấn hướng xử trí.
- Sâu răng phát triển nhanh hơn ở những người vệ sinh răng miệng kém, chế độ ăn chứa nhiều đường và ít uống nước. Do đó trong quá trình điều trị, bạn nên tránh thói quen xấu và học cách chăm sóc răng miệng khoa học.
- Nếu không tìm được các loại lá cây kể trên, bạn có thể áp dụng các cách trị sâu răng tại nhà khác để cải thiện tình trạng.
Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã được giải đáp thắc mắc “Lá gì chữa sâu răng” và biết cách tận dụng các loại thảo dược tự nhiên để cải thiện những vấn đề nha khoa thường gặp. Để điều trị sâu răng dứt điểm, nên kết hợp với chăm sóc răng miệng đúng cách và can thiệp thêm các phương pháp y tế.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Các mức độ sâu răng và cách chữa trị an toàn
Cách chữa sâu răng bằng lá tía tô có hiệu quả không?
Sâu răng nặng, lỗ to có trám được không?
Răng bị sâu có niềng răng được không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!