Răng Sữa Lung Lay Bao Lâu Thì Nhổ? Điều Bố Mẹ Nên Biết

Răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ, ba mẹ cần làm gì là thắc mắc chung của nhiều bậc phụ huynh. Răng sữa là những chiếc răng mọc đầu tiên trong giai đoạn đầu đời của trẻ, giúp định hướng răng vĩnh viễn. Việc nhổ răng không đúng thời điểm có thể làm ảnh hưởng đến quá trình thay răng, răng vĩnh viễn dễ bị xô lệch.

Răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ, ba mẹ cần làm gì
Tìm hiểu răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ, ba mẹ cần làm gì để nhổ răng nhẹ nhàng và an toàn

Răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ?

Vào tháng thứ 6 của trẻ, chiếc răng sữa đầu tiên bắt đầu mọc, kéo dài đến khi răng sữa mọc đủ 20 chiếc (khoảng 2 – 3 tuổi). Những chiếc răng này là lớp răng đầu tiên của trẻ, có chức năng nhai (tương tự răng vĩnh viễn), hỗ trợ phát triển ngôn ngữ bình thường. Đồng thời kích thích xương hàm phát triển và định hướng cho răng vĩnh viễn.

Vào giai đoạn thay răng, các răng sữa lần lượt lung lay và rụng đi để nhường chỗ cho những chiếc răng vĩnh viễn. Trong giai đoạn này, răng có thể tự rụng mà không cần tác động.

Tuy nhiên một vài chiếc răng sữa không rụng dễ dàng. Khi điều này xảy ra, hãy áp dụng biện pháp nhổ răng tại nhà hoặc tại nha sĩ để tránh ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn. Vậy “Răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ?”

Nhổ răng khôn có thể đau tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Dưới đây là một số điều bạn cần biết: Vị trí mọc: Răng khôn mọc ở vị trí nào có thể ảnh hưởng đến cảm giác đau khi nhổ [1]. Tiểu phẫu răng khôn: Nếu cần tiểu phẫu, có thể có đau nhưng thường được kiểm soát bằng thuốc giảm đau [2]. Thời gian hồi phục: Cảm giác đau thường giảm sau 2-3 ngày, và vết thương sẽ lành sau 1-2 tuần [3]. Trong một số trường hợp, nhổ răng khôn gây đau nhiều cần liên hệ ngay với bác sĩ nha khoa của bạn để biết thông tin và cách hỗ trợ chính xác nhất [4].

Theo bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt, răng sữa lung lay từ 2 – 4 tuần có thể nhổ được (giai đoạn răng rung lay nhiều và dễ rụng), không nên nhổ hoặc ép răng sữa rơi ra quá sớm.

Răng sữa lung lay từ 2 - 4 tuần có thể nhổ được
Răng sữa lung lay từ 2 – 4 tuần có thể nhổ được, không ép răng sữa rơi ra quá sớm

Phần lớn trẻ em có răng sữa lung lay trong khoảng thời gian nhất định và tự rụng. Tuy nhiên nếu răng sữa đã lung lay nhiều, trẻ có cảm giác đau nhẹ hoặc ngứa nhưng chưa rụng, bạn có thể áp dụng cách nhổ răng sữa cho bé tại nhà.

Sâu răng nặng hoặc tai nạn cũng là một trong những nguyên nhân khiến răng lung lay. Tuy nhiên trường hợp này không nên tự ý nhổ răng sữa tại nhà. Tốt nhất nên đưa trẻ đến nha khoa để được thăm khám, xác định thời gian nhổ răng phù hợp hoặc trám răng sữa cho bé để duy trì răng bệnh.

Nhổ răng sữa quá sớm khiến trẻ đau đớn, chảy máu kéo dài do chấn thương nhiều mô nướu. Ngoài ra điều này còn làm ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn, răng dễ mọc chen chúc hoặc mọc răng cửa to; tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Độ tuổi thay răng sữa

Răng sữa rụng theo lịch trình sẽ rơi vào những độ tuổi sau:

  • 6 – 7 tuổi: Hai răng cửa giữa
  • 7 – 8 tuổi: Hai răng cửa bên
  • 9 – 12 tuổi: Hai răng nanh
  • 9 – 11 tuổi: Hai răng hàm đầu tiên
  • 10 – 12 tuổi: Hai răng hàm thứ Hai

Răng sữa rụng theo lịch trình sẽ đảm bảo được sự an toàn cho trẻ, hạn chế đau đớn và chảy nhiều máu khi nhổ răng.

Nên làm gì khi răng sữa lung lay?

Khi răng sữa lung lay, ba mẹ nên để răng rụng tự nhiên hoặc hướng dẫn trẻ cách đẩy lưỡi vào răng. Khi răng lung lay nhiều, bạn có thể áp dụng cách nhổ răng sữa cho bé tại nhà. Cụ thể:

  • Nhổ răng bằng chỉ: Buộc chặt một sợi chỉ quanh răng lung lay. Sau đó đánh lạc hướng trẻ và dùng lực kéo răng ra ngoài. Bước này cần được thực hiện dứt khoát để nhổ răng dễ dàng, không gây đau đớn nhiều cho trẻ.
  • Nhổ răng bằng tay và bông gòn: Dùng một miếng bông gòn sạch bọc quanh răng. Sau đó dùng tay lấy phần thân răng và nhổ bỏ. Lưu ý không nên dùng tay hoặc bông gòn không đảm bảo vệ sinh. Bởi điều này có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng cho trẻ.
Có thể nhổ răng lung lay bằng tay và bông gòn hoặc bằng chỉ
Có thể nhổ răng lung lay bằng tay và bông gòn hoặc bằng chỉ khi răng đã lung lay nhiều

Lưu ý khi nhổ răng lung lay?

Không nên tác động vào răng mới lung lay, không nên ép răng rời khỏi cung hàm quá sớm. Bởi những điều này đều tiềm ẩn nhiều rủi ro, trẻ đau đớn và chảy nhiều máu. 

Khi nhổ răng lung lay, cần đảm bảo tay và các dụng cụ được sử dụng đều sạch sẽ. Không dùng vật nhọn tác động vào mô nướu, không cắn đồ vật để hạn chế chấn thương nhiều.

Nếu có bất thường, hãy đưa trẻ đến nha sĩ. Những trường hợp cần được thăm khám và xử lý sớm gồm:

  • Răng vĩnh viễn mọc lên trước khi răng sữa rụng
  • Răng vĩnh viễn có xu hướng mọc chen chúc, không đúng vị trí
  • Răng sữa lung lay do sâu răng hoặc sau một vụ tai nạn
  • Răng sữa rụng sớm hơn so với lịch trình thông thường
  • Lung lay răng hàm. Phụ huynh không nên tự ý nhổ răng hàm cho trẻ tại nhà.

Sau khi nhổ răng xong, nên cho trẻ cắn chặn bông gòn để cằm máu. Sau đó vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng và sạch sẽ, chải răng đều đặn 2 lần/ ngày, súc miệng với nước muối. Không chải vào ổ nhổ răng để tránh chảy máu tái diễn.

Ngoài ra nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, nhiều nước, giàu vitamin và khoáng chất. Không nên ăn thức ăn quá khô cứng, nhiều gia vị, cay nóng, thức ăn quá nóng/ quá lạnh… để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình lành thương.

Nên cho trẻ ăn thức ăn mềm
Nên cho trẻ ăn thức ăn mềm để mô nướu lành lại nhanh chóng, không gây kích ứng hoặc đau đớn

Bài viết giúp giải đáp “Răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ? Nên làm gì khi răng lung lay?”. Thông thường răng lung lay có thể được nhổ sau 2 – 4 tuần (thời điểm răng đã lung lay nhiều). Không nên nhổ răng quá sớm để tránh gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Tham khảo thêm:

5/5 - (2 bình chọn)

Xem thêm

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!