Thứ tự mọc răng của bé như thế nào? Cách chăm sóc tốt nhất

Khi trẻ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên, bố mẹ nên tìm hiểu thứ tự mọc răng của bé. Thực tế, vấn đề này sẽ phụ thuộc khá nhiều cơ địa của từng trẻ nhưng thường không có sự chênh lệch quá nhiều. Chủ động trang bị kiến thức sẽ giúp bố mẹ tránh tâm lý bỡ ngỡ trong việc chăm sóc con trẻ.

Tìm hiểu thứ tự mọc răng sữa của bé

Khi sinh ra, trẻ hoàn toàn chưa có răng nhưng mầm răng đã hình thành trong thai kỳ và sẽ mọc vào khoảng tháng thứ 6 – tháng thứ 7. Ban đầu, trẻ sẽ mọc răng sữa để có thể ăn nhai thức ăn mềm trong những năm đầu đời. Sau đó, răng sữa sẽ được thay thế bằng bộ răng vĩnh viễn và bộ răng này sẽ tồn tại suốt đời.

Mọc răng là bước đánh dấu cho thấy trẻ đã sẵn sàng bước vào giai đoạn ăn dặm. Khi mọc răng, trẻ thường có phản ứng quấy khóc, khó chịu, bỏ bú, sưng nướu,… Thời gian mọc răng sẽ có sự khác biệt ở từng trẻ nhưng nhìn chung sẽ không chênh lệch quá nhiều. Để kịp thời nhận biết những vấn đề bất thường, bố mẹ nên tìm hiểu thứ tự mọc răng sữa của bé.

Trong 3 năm đầu đời, trẻ sẽ hoàn tất bộ răng sữa với tổng cộng 20 chiếc. Răng sữa thường ít hơn so với răng vĩnh viễn, hình dáng nhỏ, chân răng ngắn và men răng mỏng. Răng sữa được chia thành 5 loại răng khác nhau bao gồm:

  • Răng cửa giữa (4 chiếc)
  • Răng cửa bên (4 chiếc)
  • Răng nanh (4 răng)
  • Răng hàm đầu tiên (4 răng)
  • Răng hàm thứ hai (4 răng)
thứ tự mọc răng của bé
Tìm hiểu thứ tự mọc răng của bé sẽ giúp bố mẹ chủ động hơn trong việc chăm sóc răng miệng cho trẻ

Thứ tự mọc răng sữa của bé sẽ diễn ra theo trình tự sau:

  • Từ 6 – 10 tháng tuổi: Ở giai đoạn này, trẻ sẽ mọc 2 răng cửa giữa ở hàm dưới. Chiếc răng đầu tiên thường sẽ mọc vào tháng thứ 6 hoặc tháng thứ 7. Tuy nhiên, cũng có những trẻ mọc chiếc răng đầu tiên khá muộn vào tháng thứ 8.
  • Từ 8 – 12 tháng tuổi: Sau khi đã mọc 2 răng cửa giữa, trẻ sẽ mọc 2 răng cửa giữa ở hàm trên. Ở giai đoạn này, cảm giác đau nhức, khó chịu, sốt,… khi mọc răng sẽ thuyên giảm hơn so với lần đầu tiên mọc răng.
  • Từ 9 – 13 tháng tuổi: Khi có đủ 4 chiếc răng cửa giữa, trẻ sẽ mọc tiếp 2 răng cửa bên ở hàm trên.
  • Từ 10 – 16 tháng tuổi: Từ 10 – 16 tháng tuổi, trẻ sẽ tiếp tục mọc 2 răng cửa bên ở hàm dưới. Lúc này, trẻ đã có tổng cộng 8 chiếc răng nên có thể cắn và ăn nhai tốt.
  • Từ 13 – 19 tháng tuổi: Sau khi hoàn tất 8 chiếc răng cửa, trẻ sẽ mọc hai chiếc răng hàm đầu tiên ở hàm trên. Chiếc răng này sẽ mọc cách răng cửa bên 1 vị trí để chờ răng nanh mọc.
  • Từ 14 – 18 tháng tuổi: Tiếp sau đó, trẻ tiếp tục mọc thêm 2 răng hàm ở hàm dưới. Tương tự như hàm trên, răng hàm đầu tiên sẽ cách một khoảng trống so với răng cửa bên.
  • Từ 16 – 22 tháng tuổi: Khi 4 chiếc răng hàm đã mọc, vị trí trống sẽ mọc lên 2 chiếc răng nanh hàm trên.
  • Từ 17 – 23 tháng tuổi: Trẻ tiếp tục mọc thêm 2 răng nanh ở hàm dưới.
  • Từ 23 – 31 tháng tuổi: Trẻ mọc 2 răng hàm thứ hai ở hàm dưới.
  • Từ 25 – 33 tháng tuổi: Cuối cùng, 2 răng hàm thứ hai sẽ mọc ở hàm trên. Vào giai đoạn này, bộ răng sữa của trẻ đã hoàn chỉnh và trẻ có thể ăn uống một cách dễ dàng. Đây cũng là giai đoạn trẻ bắt đầu hình thành sở thích ăn uống và khám phá mọi thứ xung quanh.

Bộ răng sữa sẽ được sử dụng cho đến năm 6 – 7 tuổi và bị thay thế bởi răng vĩnh viễn. Tương tự như răng sữa, thời gian thay răng vĩnh viễn sẽ phụ thuộc vào cơ địa của từng trẻ.

Thứ tự mọc răng vĩnh viễn của bé

Tìm hiểu thứ tự mọc răng vĩnh viễn của bé sẽ giúp bố mẹ chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe cho con trẻ. Ngoài ra, những kiến thức hữu ích cũng giúp gia đình nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường như trẻ thay răng muộn, răng mọc không đúng trình tự và mọc sai vị trí.

thứ tự mọc răng vĩnh viễn của bé
Sơ đồ thứ tự mọc răng vĩnh viễn của bé

Thứ tự mọc răng vĩnh viễn của bé diễn ra theo trình tự như sau:

  • Từ 6 – 7 tuổi: Ở giai đoạn này, trẻ sẽ bắt đầu quá trình thay răng và chiếc răng vĩnh viễn đầu tiên mọc là răng cửa giữa hàm dưới.
  • Từ 7 – 8 tuổi: Sau khi mọc răng cửa giữa hàm dưới, trẻ sẽ bắt đầu thay răng cửa giữa hàm trên. Lúc này, trẻ cũng sẽ thay 2 răng cửa bên hàm dưới.
  • Từ 8 – 9 tuổi: Trong giai đoạn này trẻ sẽ mọc 2 răng cửa bên hàm trên.
  • Từ 9 – 10 tuổi: Từ 9 – 10 tuổi, trẻ sẽ mọc răng nanh hàm dưới và răng hàm số 1.
  • Từ 10 – 11 tuổi: Ở giai đoạn này, trẻ sẽ mọc 2 răng hàm số 1 ở hàm trên. Sau đó, mới mọc răng nanh hàm trên.
  • Từ 11 – 12 tuổi: Sau đó, trẻ sẽ mọc răng hàm thứ 2 hàm dưới và tiếp tục mọc răng hàm thứ 2 ở hàm trên.
  • Từ 17 – 25 tuổi: Giai đoạn này sẽ mọc răng khôn (răng số 8). Tuy nhiên, cũng có một số người không mọc răng khôn. Nếu mọc đầy đủ, răng khôn sẽ có số lượng 4 chiếc.

Giai đoạn thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn là thời điểm quan trọng. Trong giai đoạn này, bố mẹ cần hướng dẫn trẻ cách chăm sóc răng miệng và thăm khám nếu nhận thấy răng mọc lệch, chen chúc,… Nếu phát hiện sớm, các vấn đề về răng miệng sẽ dễ dàng xử lý hơn so với giai đoạn trưởng thành.

Cách chăm sóc trong thời gian bé mọc răng

Mọc răng là sự kiện đánh dấu trẻ đang trong quá trình phát triển và sẽ bắt đầu học các kỹ năng như ăn nhai, nuốt và phát âm. Ngoài việc dạy trẻ những kỹ năng này, bố mẹ cũng cần chăm sóc để đảm bảo sức khỏe răng miệng của trẻ và phòng ngừa các vấn đề nha khoa.

thứ tự mọc răng vĩnh viễn của bé
Trong thời gian trẻ mọc răng sữa và răng vĩnh viễn, bố mẹ cần hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách

Cách chăm sóc trẻ trong thời gian mọc răng và thay răng:

  • Khi mọc chiếc răng đầu tiên, trẻ thường có hiện tượng sốt, quấy khóc, bỏ bú, đau nướu,… Lúc này, gia đình nên cho trẻ ngậm núm vú giả để giảm sự khó chịu.
  • Ngoài ra, nên chườm khăn ẩm ở cổ, nách và bẹn để hạ sốt trong thời gian mọc răng. Nếu trẻ sốt cao, nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn sử dụng thuốc với liều lượng phù hợp.
  • Bổ sung nước, vitamin và khoáng chất cho trẻ trong thời gian mọc răng để tránh mất cân bằng điện giải. Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy, nên đến bệnh viện để tránh những tình huống đáng tiếc.
  • Khi trẻ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên, mẹ nên làm sạch răng cho trẻ sau khi ăn. Vì răng và lợi của trẻ còn khá yếu nên mẹ có thể lấy khăn sữa ẩm lau răng, nướu sau khi ăn. Ngoài ra, sau mỗi bữa ăn nên cho trẻ uống một ít nước để tránh thức ăn bám vào kẽ răng dẫn đến tích tụ mảng bám và cao răng.
  • Khi trẻ đủ 3 tuổi, bố mẹ nên hướng dẫn trẻ cách chải răng và súc miệng bằng nước muối pha loãng. Trẻ nhỏ thường lười vệ sinh răng miệng nên trong thời gian này, bố mẹ nên theo sát để đảm bảo trẻ đã chải răng kỹ sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
  • Khi trẻ đã lớn hơn, nên hướng dẫn trẻ cách dùng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch kẽ răng. Không cho trẻ dùng tăm xỉa răng vì có thể gây thưa kẽ, mòn men răng và tổn thương nướu.
  • Trong thời gian mọc răng sữa và thay răng, nên đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Nên cung cấp đủ đạm, tinh bột, vitamin, khoáng chất,… để răng chắc khỏe và phòng ngừa các bệnh nha khoa như sâu răng, thiểu sản men răng.
  • Hạn chế đường trong chế độ ăn của trẻ để tránh tình trạng sâu răng và các bệnh răng miệng thường gặp khác. Dặn dò trẻ hạn chế đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh và thức uống có màu đậm như nước ngọt có gas, ca cao sữa, cà phê,…
  • Cho trẻ đến nha khoa khám định kỳ 3 tháng/ lần trong thời gian mọc răng sữa và răng vĩnh viễn. Thăm khám thường xuyên giúp bác sĩ phát hiện sớm những vấn đề bất thường và kịp thời can thiệp trong trường hợp cần thiết.

Thứ tự mọc răng sẽ có sự khác biệt ở từng trẻ. Tuy nhiên, thời gian chênh lệch là không nhiều. Nếu nhận thấy con trẻ mọc răng sữa và thay răng quá muộn, gia đình nên cho trẻ đến bệnh viện thăm khám để kịp thời điều trị.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!