Trẻ Mọc Răng Chậm Nên Ăn Gì? 6 Thực Phẩm Kích Thích Mọc Răng

Trẻ mọc răng chậm nên ăn gì là nỗi băn khoăn của các bậc làm cha làm mẹ. Nếu đang loay hoay về vấn đề này, những thông tin hữu ích trong bài viết sẽ giúp mẹ dễ dàng hơn trong việc xây dựng chế độ ăn cho bé.

trẻ chậm mọc răng ăn gì
Trẻ chậm mọc răng nên ăn gì là vấn đề được các mẹ quan tâm

Trẻ chậm mọc răng ăn gì?

Chậm mọc răng là tình trạng trẻ trên 12 tháng tuổi chưa mọc bất cứ chiếc răng sữa nào. Thông thường, trẻ sẽ mọc chiếc răng đầu tiên vào tháng thứ 6 – 7 và hoàn thành bộ răng sữa vào khoảng 2 – 2.5 tuổi. Một số trẻ có thể mọc răng sữa muộn hơn khoảng trên dưới 1 tháng. Điều này là hoàn toàn bình thường và không phải lo lắng quá nhiều.

Tuy nhiên nếu sau 12 tháng tuổi, trẻ chưa mọc bất cứ răng sữa nào, mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp can thiệp kịp thời. Có khá nhiều nguyên nhân khiến trẻ mọc răng chậm, trong đó phổ biến nhất là do thiếu vi chất dinh dưỡng. Do đó, một trong những cách hiệu quả để cải thiện tình trạng này là bổ sung thực phẩm giàu khoáng chất vào chế độ dinh dưỡng cho bé.

Khoáng chất là thành phần chính trong cấu tạo của răng. Chính vì vậy, mẹ nên bổ sung cho trẻ các thực phẩm giàu khoáng chất để kích thích răng mọc và hỗ trợ nâng cao sức khỏe toàn diện của bé. Nếu trẻ có dấu hiệu chậm mọc răng, mẹ nên bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm sau:

1. Thực phẩm giàu canxi

Canxi là khoáng chất tham gia vào quá trình hình thành xương và răng. Thiếu canxi chính là nguyên nhân khiến trẻ mọc răng, người gầy yếu, xanh xao và sức khỏe kém. Vì vậy, mẹ nên thêm các thực phẩm giàu canxi vào chế độ dinh dưỡng của trẻ để nâng cao sức khỏe và kích thích răng mọc nhanh hơn.

Canxi có trong khá nhiều các loại thực phẩm như cá, tôm, cua, mực, tép, đậu tương, trứng và các loại rau có màu xanh đậm. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho trẻ bổ sung khoáng chất này thông qua sữa bò, phô mai, sữa chua, váng sữa,…

trẻ chậm mọc răng ăn gì
Mẹ nên cho trẻ bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi để cải thiện sức khỏe và khắc phục tình trạng răng mọc chậm

Để canxi được hấp thu tốt, mẹ nên khuyến khích trẻ vận động thường xuyên. Hoạt động thể chất giúp xương và răng hấp thụ tốt canxi từ các loại thực phẩm. Bên cạnh đó, có thể cho trẻ tắm nắng để hấp thu vitamin D từ ánh nắng mặt trời. Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ tốt canxi và giảm thiểu lượng canxi đào thải qua nước tiểu.

2. Các loại thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D là một trong những thành phần dinh dưỡng thiết yếu đối với cơ thể. Loại vitamin này giúp cơ thể hấp thụ tốt canxi và phospho. Nhờ vậy, quá trình hình thành xương và răng sẽ được đẩy mạnh. Nhiều mẹ chỉ tập trung bổ sung canxi cho bé mà quên mất vitamin D khiến trẻ còi xương, chậm lớn và chậm mọc răng hơn bình thường.

Vitamin D có nhiều trong sữa, trứng, cá, các loại rau xanh và đậu. Ngoài ra, mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời để nâng cao sức khỏe và tăng tổng hợp vitamin D. Nếu cần thiết, mẹ có thể cho trẻ sử dụng viên uống bổ sung vitamin D trong trường hợp thiếu vi chất dinh dưỡng trầm trọng.

3. Nhóm thực phẩm giàu đạm tốt cho trẻ mọc răng chậm

Bên cạnh khoáng chất, đạm cũng là thành phần chính trong cấu trúc răng (đặc biệt là tủy răng). Đạm (protein) là thành phần tạo nên khung tế bào và tham gia vào hàng loạt các phản ứng sinh hóa, trao đổi chất của cơ thể. Vì vậy khi trẻ mọc răng chậm, mẹ nên cho trẻ bổ sung các loại thực phẩm giàu đạm như trứng, cá, thịt, các loại đậu,…

trẻ chậm mọc răng ăn gì
Nên bổ sung các loại thực phẩm giàu đạm vào chế độ ăn của trẻ chậm mọc răng

Không chỉ giúp cải thiện tình trạng mọc răng chậm, thực phẩm giàu đạm còn tham gia vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể và sản sinh các tế bào bạch cầu có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của virus, vi khuẩn.

4. Trẻ mọc răng chậm nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin C

Ngoài nguyên nhân thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, trẻ mọc răng chậm còn do hệ miễn dịch kém và viêm nhiễm nướu răng. Do đó bên cạnh các loại khoáng chất và đạm, mẹ nên bổ sung vitamin C vào chế độ ăn của bé. Vitamin C có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch và nâng cao sức khỏe một cách toàn diện.

Đặc biệt, vitamin C là thành phần cần thiết cho quá trình tổng hợp collagen – một loại protein đặc biệt có trong da, mô cơ, niêm mạc. Do đó, thêm vitamin C vào chế độ ăn của trẻ mọc răng chậm có thể cải thiện tình trạng viêm nướu răng (viêm lợi).

5. Tăng cường rau xanh, trái cây

Ngoài những thành phần dinh dưỡng cần thiết kể trên, mẹ cũng nên bổ sung cho trẻ rau xanh và trái cây. Các loại thực phẩm này cung cấp cho cơ thể một lượng lớn vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa giúp cải thiện sức khỏe và hệ miễn dịch. Khi sức khỏe của trẻ được nâng cao, tình trạng mọc răng chậm sẽ dần được cải thiện.

6. Sữa mẹ – Thực phẩm tốt nhất cho trẻ mọc răng chậm

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính cho trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi. Tuy nhiên sau thời gian này, mẹ vẫn nên cho trẻ bú sữa mẹ cho đến giai đoạn 18 – 24 tháng tuổi. Đối với trẻ mọc răng chậm, mẹ càng phải chú ý đến chất lượng sữa mẹ. Do đó, cần chú ý ăn uống điều độ để cải thiện thể trạng và chất lượng nguồn sữa, có như vậy sức khỏe của trẻ và tình trạng mọc răng chậm mới có tiến triển tốt hơn.

trẻ chậm mọc răng ăn gì
Mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ trong ít nhất 18 tháng để hỗ trợ cải thiện tình trạng chậm mọc răng

Trong trường hợp mẹ mất sữa sau 6 – 7 tháng, nên cho trẻ sử dụng các loại sữa công thức phù hợp với độ tuổi để cơ thể được cung cấp đầy đủ vi chất dinh dưỡng. Tốt nhất, mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ trong vòng 18 tháng đầu và sử dụng sữa công thức trong vòng 3 năm đầu đời bên cạnh chế độ ăn dặm phù hợp.

Lời khuyên cho mẹ khi trẻ mọc răng chậm

Mọc răng chậm là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Thông thường, tình trạng này sẽ được cải thiện khi bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên để trẻ mọc răng nhanh hơn, mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Ngoài chế độ ăn cho bé, mẹ cũng nên điều chỉnh thói quen dinh dưỡng của bản thân để cải thiện chất lượng nguồn sữa. Sữa mẹ nghèo dinh dưỡng là nguyên nhân gián tiếp khiến trẻ chậm lớn, thấp còi và chậm mọc răng.
  • Nên cho trẻ tắm nắng 15 – 20 phút mỗi ngày và khuyến khích trẻ vui chơi ngoài trời để thúc đẩy quá trình tổng hợp protein.
  • Nếu tình trạng không có cải thiện, nên cho trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tìm hiểu nguyên nhân. Bởi dù không phổ biến nhưng cũng có nhiều trường hợp mọc răng chậm là biểu hiện của một số bệnh nội khoa nghiêm trọng.
  • Trong trường hợp gia đình có nhiều thành viên mọc răng chậm thì khả năng cao là do di truyền. Đối với trường hợp này, mẹ nên chủ động bổ sung khoáng chất đầy đủ trong thời gian mang thai và thăm khám thai định kỳ để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Hy vọng qua những chia sẻ trong bài viết, mẹ đã nắm rõ vấn đề “Trẻ mọc răng chậm nên ăn gì?”. Nếu tình trạng không có cải thiện, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và can thiệp điều trị nếu cần thiết. Bởi mọc răng chậm không chỉ ảnh hưởng đến quá trình ăn uống mà còn khiến trẻ chậm nói và gặp các vấn đề liên quan đến phát âm.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!