Trám răng có đau không? Có chích thuốc tê không?

Trám răng là thủ thuật nha khoa đơn giản và chỉ tác động đến mô cứng của răng nên hầu như không gây đau nhức. Tuy nhiên với người có cơ địa nhạy cảm, răng có thể bị ê buốt và đau nhức nhẹ cả trong – sau khi hàn trám. 

Trám răng có đau không
Trám răng chỉ tác động đến phần mô cứng của răng nên ít gây đau nhức nhiều

Trám răng có đau không, có phải chích thuốc tê?

Trám răng/ hàn răng là thủ thuật nha khoa sử dụng vật liệu chuyên dụng để phục hồi màu sắc và hình thể của răng. Thủ thuật này được áp dụng trong trường hợp răng ố màu ở một vài vị trí, mòn men răng, răng thưa, sứt, mẻ, sâu răng và viêm tủy răng.

Trám răng có vai trò bảo vệ cấu trúc răng và hạn chế tình trạng đau nhức, ê buốt do phần ngà răng bên trong bị kích thích quá mức. Ngoài hiệu quả điều trị, phương pháp này còn giúp cải thiện yếu tố thẩm mỹ trong trường hợp răng thưa, sứt, mẻ và ố màu. Với nhiều tác dụng mang lại, trám răng trở thành thủ thuật nha khoa được áp dụng phổ biến nhất hiện nay.

Mặc dù vậy, một số người khá e ngại khi trám răng vì sợ cảm giác đau nhức. Do đó, Trám răng có đau không? Có chích thuốc tê không? là thắc mắc của rất nhiều bạn đọc.

trám răng có chích thuốc tê không
Bác sĩ thường không chích thuốc tê trong quá trình hàn trám răng – trừ những trường hợp phải lấy tủy

Trên thực tế, một số người có khả năng chịu đau kém và luôn có tâm lý lo sợ khi thực hiện các thủ thuật nha khoa. Tuy nhiên, trám răng là phương pháp khá đơn giản chỉ tác động đến mô cứng của răng, hoàn toàn không xâm lấn mô nướu nên ít gây đau nhức mà chỉ có cảm giác ê buốt nhẹ. Người có nền răng yếu có gặp phải tình trạng đau nhưng mức độ đau không đáng kể và thường tự thuyên giảm sau 1 – 3 ngày mà không cần điều trị.

Vì chỉ can thiệp đến mô cứng của răng nên trám răng không phải chích thuốc tê. Thuốc tê chỉ được sử dụng khi trám răng lấy tủy nhưng tủy răng chưa bị hoại tử hoàn toàn. Tuy nhiên nếu lo ngại về cơn đau trong quá trình hàn trám, bạn có thể trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để tìm được giải pháp phù hợp nhất.

Mẹo giúp giảm đau nhức trong và sau khi trám răng

Đau nhức răng có thể xảy ra trong và sau khi trám răng. Mặc dù có mức độ không đáng kể nhưng tình trạng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ăn uống và sinh hoạt. Nếu chịu đau kém, bạn có thể áp dụng một số mẹo giúp cải thiện tình trạng đau nhức trong –  sau khi trám răng:

1. Lựa chọn địa chỉ uy tín, đáng tin cậy

Thực tế cho thấy, mức độ đau và ê buốt khi hàn trám có thể tăng lên nếu sử dụng kỹ thuật hàn lạc hậu, bác sĩ thiếu kinh nghiệm không biết cách trám đúng kỹ thuật,… Do đó để giảm mức độ đau khi hàn trám, bạn nên lựa chọn phòng khám/ bệnh viện đáng tin cậy.

Các phòng khám, bệnh viện lớn ứng dụng kỹ thuật hàn trám hiện đại nên có thể hạn chế phần nào cảm giác ê buốt và đau nhức khi thực hiện. Ngoài ra, các cơ sở nha khoa lớn còn có nhiều chất liệu hàn trám, đáp ứng được nhu cầu của tất cả khách hàng.

2. Giữ tâm trạng thoải mái

Căng thẳng quá mức có thể làm tăng mức độ đau nhức, ê buốt khi hàn răng. Bên cạnh đó, stress còn ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi của răng, mô nướu sau khi thực hiện các thủ thuật nha khoa. Vì vậy, bạn không nên quá lo lắng và căng thẳng trước khi trám.

trám răng có chích thuốc tê không
Giữ tâm lý thoải mái khi trám răng cũng có thể hạn chế phần nào cảm giác đau và ê buốt

Trám răng là kỹ thuật đơn giản và chỉ mất từ 15 – 30 phút thực hiện. Trong quá trình trám, bác sĩ chỉ tác động đến mô cứng của răng nên hầu như không đau nhức và chảy máu. Nếu cần can thiệp lấy tủy, bác sĩ sẽ chích thuốc tê nên hoàn toàn không bị khó chịu khi thực hiện.

Ngoài ra, bạn cũng có thể cải thiện tình trạng răng ê buốt, đau nhức khi hàn trám bằng cách chuẩn bị thể trạng tốt. Trước khi can thiệp phương pháp này, nên ngủ nghỉ đúng giờ và ăn uống điều độ. Bên cạnh đó, cần hạn chế dùng rượu bia, thuốc lá và giữ tâm lý thoải mái để quá trình hàn răng diễn ra thuận lợi, hạn chế tối đa rủi ro và biến chứng phát sinh.

3. Chăm sóc đúng cách sau khi hàn trám

Sau khi hàn trám, răng cũng có thể bị đau nhức và ê buốt nhẹ trong khoảng vài ngày. Để cải thiện các triệu chứng khó chịu và tăng độ bền của miếng trám, bạn cần có biện pháp chăm sóc đúng cách sau khi can thiệp phương pháp này.

trám răng có chích thuốc tê không
Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi hàn trám có thể giảm nhanh tình trạng răng đau nhức và ê buốt

Cách chăm sóc sau khi hàn trám răng:

  • Tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ về cách sinh hoạt và ăn uống sau khi hàn trám. Bởi chế độ chăm sóc sau khi trám phụ thuộc vào phạm vi răng bị tổn thương, chất liệu trám, vị trí trám,…
  • Tránh ăn uống sau khi trám trong 2 giờ đầu tiên. Lúc này, miếng trám chưa thật sự ổn định nên hoạt động ăn uống có thể khiến miếng trám bị xê dịch, dễ bong và hở ra sau một thời gian ngắn.
  • Miếng trám cần khoảng 1 – 2 tuần để ổn định hoàn toàn, nhất là với trám răng Inlay/ Onlay. Do đó trong khoảng thời gian này, bạn nên dùng các thức ăn mềm như cơm, cháo, súp, miến và chế biến các món ăn mềm, ít gia vị để tránh ảnh hưởng đến độ bám dính của miếng trám.
  • Tránh dùng thức ăn cứng, khô và dai như các loại hạt sấy, quả cứng, thức ăn sấy khô, gân bò,… Áp lực trong quá trình ăn nhai các loại thực phẩm này có thể khiến miếng trám bị bong, hở và xê dịch. Ngay cả khi miếng trám đã ổn định, bạn cũng nên tránh dùng các loại thực phẩm cứng và khô. Không chỉ ảnh hưởng đến miếng trám, thói quen ăn uống không phù hợp còn có thể gây mòn men răng và tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề nha khoa khác.
  • Chải răng nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng đến miếng trám. Ngoài ra, nên chú ý dùng bàn chải có lông mềm, mảnh và kích thước nhỏ để dễ dàng làm sạch mặt nhai, kẽ răng. Sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để tăng hiệu quả làm sạch khoang miệng.
  • Thay đổi một số thói quen có thể làm giảm độ bền của miếng trám như hút thuốc lá, uống rượu bia, nghiến răng khi ngủ, dùng răng cắn, xé các vật cứng,…
  • Khám nha khoa để lấy vôi răng định kỳ, đồng thời giúp bác sĩ xác định tình trạng của miếng trám và phát hiện – điều trị sớm các bệnh lý nha khoa.

Hy vọng qua những thông tin trong bài viết, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về vấn đề “Trám răng có đau không? Có chích thuốc tê không?” và biết cách kiểm soát tình trạng đau nhức, ê buốt sau khi thực hiện thủ thuật này. Nếu có thắc mắc về kỹ thuật hàn trám, vui lòng trao đổi với bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt để được giải đáp cụ thể.

Tham khảo thêm:

5/5 - (2 bình chọn)

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!