Trám răng rồi có niềng được không?

Niềng răng tạo một lực nhất định lên răng nhằm dịch chuyển răng về vị trí mong muốn. Do đó, nhiều người lo ngại về tình trạng nứt, mẻ miếng trám khi chỉnh nha. Nếu đang băn khoăn về vấn đề Trám răng rồi có niềng được không?, bạn đọc có thể tham khảo thông tin giải đáp trong bài viết sau.

trám răng rồi có niềng được không
Trám răng rồi có niềng được không?

Trám răng rồi có niềng được không?

Trám răng (hàn răng) là phương pháp sử dụng vật liệu chuyên dụng để phục hồi hình thể và màu sắc của răng. Phương pháp này gồm có hai kỹ thuật chính là trám răng trực tiếp bằng một số vật liệu như composite, amalgam, vàng, xi măng silicat,… và trám răng gián tiếp Inlay/ Onlay (chế tác miếng trám bên ngoài sau đó đặt lên phần răng hư tổn).

Hàn răng là phương pháp được áp dụng trong nhiều trường hợp như sâu răng, răng nứt, mẻ, răng thưa, răng bị mòn men,… Phương pháp này tương đối đơn giản nên có thể hoàn thành chỉ sau 1 – 2 buổi hẹn. Sau khi hàn trám, răng sẽ dễ dàng thực hiện các chức năng ăn, nhai và hỗ trợ phát âm. Tuy nhiên sau một thời gian, bạn cần thay miếng trám mới khi miếng trám cũ bị mòn, hở và bong.

Trám răng rồi có niềng được không? là thắc mắc xoay quanh phương pháp này. Thực tế, trám răng chỉ là phương pháp phục hình răng đơn giản, hoàn toàn không ảnh hưởng đến cấu trúc răng và các tổ chức nâng đỡ răng. Do đó sau khi hàn trám, bạn vẫn có thể niềng răng để cải thiện sai lệch khớp cắn và khắc phục triệt để các khuyết điểm ở răng miệng.

Răng trám có niềng được không
Răng sau khi hàn trám vẫn có thể niềng răng chỉnh nha nếu không bị viêm nha chu và mắc các bệnh lý toàn thân

Niềng răng là phương pháp sử dụng máng niềng hoặc mắc cài để dịch chuyển vị trí của răng. Do đó để thực hiện phương pháp này, đòi hỏi răng phải có độ chắc khỏe và bám chắc trên cung hàm. Đối với trường hợp răng yếu, hư hại nhiều, niềng răng có thể không mang lại hiệu quả như mong đợi, thậm chí gây nứt và gãy răng.

Sau khi hàn trám, bạn vẫn có thể niềng răng. Tuy nhiên, phương pháp này không được thực hiện nếu răng gặp phải một số vấn đề sau:

  • Bệnh viêm nha chu quá nặng
  • Bọc sứ, trồng răng giả nhiều hơn 2 răng
  • Mắc các bệnh toàn thân như tim mạch, rối loạn đông máu, ung thư

Các trường hợp này đều có nguy cơ cao gặp phải các tác dụng phụ khi niềng răng chỉnh nha. Do đó, nếu có các vấn đề này, cần tránh niềng răng để đảm bảo an toàn.

Một số lưu ý khi niềng răng

Niềng răng là phương pháp hiệu quả đối với trường hợp sai khớp cắn, răng thưa, răng khấp khểnh, răng hô, móm và vẩu. Phương pháp này tạo ra lực kéo vừa phải thông qua máng nhai và hệ thống mắc cài. Từ đó dịch chuyển răng về vị trí mong muốn, răng dễ dàng hơn khi ăn nhai và mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao.

Răng trám có niềng được không
Trong thời gian niềng răng, nên dùng bàn chải chuyên dụng để hỗ trợ làm sạch thức ăn bám dính vào mắc cài

Tuy nhiên trước khi thực hiện phương pháp này, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nếu có ý định niềng răng sau khi trám, bạn nên để miếng trám ổn định trước khi thực hiện. Thực hiện niềng quá sớm có thể gây ra tình trạng bong, nứt và mẻ miếng trám – đặc biệt là trong trường hợp trám răng Inlay/ Onlay.
  • Lựa chọn cơ sở y tế đáng tin cậy khi thực hiện các thủ thuật nha khoa. Niềng răng ở những phòng khám nhỏ, kém chất lượng có thể không mang lại hiệu quả như mong đợi. Thực tế, đã có không ít trường hợp răng lệch lạc nặng và thậm chí là sai lệch khớp cắn do niềng răng ở những phòng khám không đảm bảo.
  • Niềng răng bằng mắc cài có thể khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn. Vì vậy ngoài chải răng thông thường, bạn nên dùng thêm bàn chải dành riêng cho người niềng răng. Bên cạnh đó, cần dùng chỉ nha khoa và sử dụng nước súc miệng để tăng hiệu quả làm sạch.
  • Dưới lực kéo của mắc cài và máng niềng, miếng trám có thể bị vỡ và nứt, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm bên trong phần ngà răng và khoang tủy. Nếu nhận thấy các triệu chứng bất thường, bạn nên thăm khám sớm để phòng tránh các vấn đề nha khoa bùng phát.
  • Khi mới niềng răng và sau mỗi lần siết răng, răng có thể bị đau nhức và ê buốt nhẹ. Để giảm nhanh các triệu chứng này, bạn có thể ngậm nước muối ấm pha loãng. Ngoài ra, nên chú ý ăn uống hợp lý trong thời gian niềng răng để tránh gây ảnh hưởng đến miếng trám.
  • Tránh hút thuốc lá, sử dụng rượu bia và dùng răng cắn, xé bao bì. Những thói quen này đều có thể gây nứt, mẻ miếng trám và bung súc mắc cài trong thời gian niềng.
  • Chú ý tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.

Hy vọng qua những thông tin trong bài viết, bạn đọc đã được giải đáp thắc mắc “Trám răng rồi có niềng được không?” và chú ý một số vấn đề khi niềng để đảm bảo hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng nên thông báo với bác sĩ các bệnh nha khoa và vấn đề sức khỏe khác (nếu có) trước khi can thiệp chỉnh nha.

Tham khảo thêm:

5/5 - (2 bình chọn)

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!