Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ em là một trong những vấn đề nha khoa phổ biến. Tổn thương do bệnh lý gây ra tuy không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể của trẻ nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ăn uống, giao tiếp và sức khỏe răng miệng nói chung. Với những trường hợp bệnh lý tiến triển nặng nề có thể khiến răng trẻ bị lung lay hoặc thậm chí là mất răng.
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ là gì?
Viêm nướu răng cấp tính là vấn đề răng miệng phổ biến ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau, đặc biệt là ở trẻ em. Thuật ngữ chỉ tình trạng mô nướu/ lợi (phần mô có màu hồng xung quanh răng) bị đau nhức, sưng đỏ. Bệnh lý là giai đoạn nhẹ của bệnh viêm nha chu – tình trạng viêm nhiễm tổ chức nâng đỡ răng (gồm xương ổ răng, nướu, nha chu, dây chằng,…).
Nguyên nhân chủ yếu gây viêm nướu răng cấp tính ở trẻ em là do sự tấn công của virus, vi khuẩn ở khoang miệng. Đặc biệt là virus herpes simplex loại 1 (HSV-1). Trong một số trường hợp trẻ mắc bệnh do virus coxsackie (gây bệnh tay chân miệng và herpangina).
Tổn thương do bệnh lý gây ra khi mới khởi phát chưa tác động nhiều đến xương ổ răng, cement gốc răng, dây chằng nha chu,… Tuy nhiên, nếu không được tiến hành chẩn đoán, điều trị và chăm sóc đúng cách có thể gây ra các biến chứng nặng nề.
Những trường hợp trẻ bị viêm nướu răng cấp tính không được điều trị kịp thời có thể khiến răng bị tổn thương nặng nề. Tình trạng viêm nhiễm lan rộng, hủy hoại tổ chức quanh răng. Từ đó có thể khiến răng bị lung lay, dẫn đến mất răng vĩnh viễn.
Nguyên nhân gây viêm nướu răng cấp tính ở trẻ
Theo số liệu thống kê cho thấy, viêm nướu răng cấp tính ở trẻ em khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, việc vệ sinh răng miệng không đúng cách, khiến các mảng bám tích tụ trên bề mặt răng được xem là tác nhân phổ biến gây ra bệnh lý. Bởi những mảng bám được xem là nơi trú ngụ của virus, vi khuẩn. Do đó, nếu không được làm sạch, chúng có thể tiết ra các độc tố, từ đó kích hoạt phản ứng viêm, khiến nướu răng bị tổn thương.
Vệ sinh răng miệng kém
Trẻ em thường không thể tự chăm sóc răng miệng đúng cách. Do đó, đa phần việc vệ sinh răng miệng được thực hiện dưới sự hướng dẫn của ba mẹ. Với những trẻ vệ sinh răng miệng không đúng cách trong thời gian dài có thể khiến các mảng bám, thức ăn thừa bám trên bề mặt răng. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nướu cấp tính cũng như những vấn đề nha khoa khác thường gặp.
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ do mọc răng
Theo các chuyên gia đầu ngành, có nhiều trẻ bị viêm nướu răng cấp tính xảy ra trong thời kỳ mọc răng. Tuy nhiên, bệnh lý chỉ khởi phát tạm thời và dần thuyên giảm khi răng mọc hoàn chỉnh.
Trong quá trình mọc răng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các mảng bám, thức ăn thừa bám trên bề mặt răng, tăng khả năng hoạt động của vi khuẩn trong khoang miệng. Một số trường hợp trẻ bị viêm lợi cấp tính có thể gây viêm nhiễm, áp xe quanh răng. Tình trạng này thường phổ biến ở trẻ có độ tuổi từ 6 – 7 tuổi đang trong thời gian thay răng.
Viêm lợi miệng Herpes nguyên phát
Viêm lợi miệng Herpes nguyên phát hay viêm nướu răng phồng rộp là một dạng nhiễm trùng cấp tính do virus herpes simplex loại 1 (HSV-1) gây ra. Virus này có thể lây nhiễm thông qua đường hô hấp dưới dạng bọt khí. Thời gian ủ bệnh khi bị nhiễm chủng virus này có thể kéo dài trong vòng 1 tuần.
Viêm nướu răng phồng rộp thường xuất hiện ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, số liệu thống kê cho thấy bệnh lý xuất hiện nhiều ở nhóm trẻ có độ tuổi từ 2 – 5 tuổi. Đối tượng trẻ em dưới 12 tháng tuổi thường ít gặp hơn do lúc này trẻ được nhận miễn dịch thụ động thông qua sữa mẹ.
Chế độ ăn uống không khoa học
Chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ được xem là một trong yếu tố tác động trực tiếp đến sức khỏe răng miệng. Trẻ em thường có thói quen ăn uống theo sở thích. Do đó, nhiều trẻ thường xuyên ăn đồ ngọt, đồ ăn cay nóng, bánh snack, thức ăn lạnh,… Đây được xem là một trong những nguyên nhân khiến vùng lợi bị tổn thường và viêm.
Trẻ bị tưa lưỡi gây viêm nướu răng
Tưa lưỡi là tình trạng phổ biến ở trẻ em do nấm candida gây ra. Thông thường, loại nấm này cư trú ở khoang miệng nhưng không gây ra bệnh. Tuy nhiên, khi gặp môi trường thuận lợi, chúng sẽ có xu hướng sinh sôi nhanh chóng, gây tổn thương những mô trong khoang miệng và bùng phát bệnh lý.
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ em do tưa lưỡi thường xuất hiện nhiều ở trẻ em áp dụng liệu pháp kháng sinh tại chỗ. Tổn thương do bệnh lý gây ra cũng có thể xuất hiện ở đối tượng trẻ sơ sinh. Nguyên nhân khởi phát là do trẻ bị nhiễm nấm khi được sinh từ cơ quan sinh dục của người mẹ.
Dấu hiệu nhận biết viêm nướu răng cấp tính ở trẻ
Bệnh viêm nướu răng cấp tính ở trẻ được biểu hiện thông qua những triệu chứng sau:
- Vùng nướu bị viêm đau nhức dữ dội, nhất là khi dùng những món ăn mặn, chua,… Có thể xuất hiện các vết loét đơn lẻ, nhỏ hoặc vết loét lớn hay nhiều vết loét.
- Khi quan sát, ba mẹ có thể nhìn thấy nướu bị sưng tấy, có màu đỏ, chảy máu nướu ngay cả khi tác động nhẹ
- Trẻ có thể bị hôi miệng, hơi thở có mùi khó chịu do vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng và các mô hoại tử
- Xuất hiện mảng mỏng màu xám bao trên các mô nướu và những vết loét giữa răng
- Đối với những trẻ bị viêm nướu cấp tính do tưa lưỡi gây gây, trong khoang miệng thường xuất hiện những mảng có màu trắng, dày, nổi trên bề mặt vòm miệng, niêm mạc ở má và lợi.
- Sưng hạch bạch huyết ở đầu, cổ và hàm
- Trẻ có thể bị đau đầu, khó chịu, sốt, cơ thể mệt mỏi
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ nguy hiểm không?
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ em được xem là một trong những bệnh lý nha khoa thường gặp. Ở giai đoạn cấp tính, tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tổng thể của trẻ nhưng lại gây đau nhức dữ dội, sưng viêm, kèm theo sốt cao. Tình trạng này nếu không được tiến hành chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể tiến triển nặng nề.
Lúc này, trẻ có thể đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng. Viêm nướu răng có thể tác động trực tiếp đến chất lượng của men răng. Lúc này không chỉ khiến răng bị ngả vàng mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh sâu răng ở trẻ em và những vấn đề nha khoa khác.
Hơn nữa, tình trạng nhiễm trùng do bệnh lý gây ra có thể lan rộng sang những tổ chức răng. Điều này có thể gây suy yếu chức năng bảo vệ, nâng đỡ răng. Điều này khiến răng bị lung hay, thậm chí nhiều trẻ còn tăng nguy cơ mất răng.
Bên cạnh đó, cần thận trọng với những trường hợp trẻ bị viêm nướu răng cấp tính có liên quan đến virus herpes. Bởi tổn thương do bệnh lý gây ra có thể lan rộng sang mắt, gây nhiễm trùng giác mạc. Biến chứng viêm giác mạc do chủng virus này gây ra có thể gây tổn thương đến giác mạc của trẻ vĩnh viễn.
Chẩn đoán viêm nướu răng cấp tính ở trẻ em
Khi nhận thấy các dấu hiệu viêm nướu răng ở trẻ, ba mẹ tránh tự ý tự điều trị. Thay vào đó hãy đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ nha khoa kiểm tra, chẩn đoán và áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh lý.
Chẩn đoán là bước đầu tiên trong điều trị viêm nướu răng cấp tính ở trẻ. Lúc này, bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành kiểm tra những biểu hiện, tổn thương ở mô lợi, răng và lưỡi của trẻ nhằm xác định mức độ của bệnh lý. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể được bác sĩ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm sau:
- Sử dụng đầu dò để đo độ sâu của túi nha chu. Bởi trường hợp có túi nha chu sâu thì bệnh lý có thể liên quan đến những bệnh lý về răng miệng. Trong đó có viêm nha chu và viêm nướu răng.
- Tiến hành chụp X-quang để xác định những vấn đề hiếm gặp mà trẻ có thể mắc phải như xu hướng phát triển thừa răng, hố răng sâu,… Bên cạnh đó, kỹ thuật chẩn đoán này còn giúp xác định mức độ tiến triển cũng như nguyên nhân khởi phát bệnh viêm lợi cấp. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Ngoài những kỹ thuật chẩn đoán trên, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm liên quan. Ngay cả việc kiểm tra những bệnh lý liên quan hoặc đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ. Đây được xem là cơ sở chỉnh nhằm đưa ra biện pháp điều trị cũng như chăm sóc phù hợp.
Các phương pháp điều trị bệnh lý hiệu quả
Việc điều trị bệnh viêm lợi cấp ở trẻ thường phụ thuộc vào kết quả chẩn đoán cũng như nguyên nhân khởi phát của từng trường hợp. Khi đó, bác sĩ nha khoa sẽ cân nhắc, chỉ định phương pháp điều trị hợp lý.
Dưới đây là một số biện pháp thường được áp dụng trong điều trị viêm nướu răng cấp ở trẻ em:
1. Điều trị y tế
Thông thường, những trường hợp trẻ bị viêm lợi cấp sẽ đáp ứng tốt các biện pháp điều trị y tế nếu được phát hiện sớm và chữa trị đúng phương pháp. Cụ thể:
- Cạo vôi răng: Đây là một kỹ thuật dùng khí cụ nha khoa giúp loại bỏ những vôi răng bám dưới chân răng và kẽ răng. Sau khi được lấy sạch cao răng, mức độ tổn thương và viêm nướu ở trẻ sẽ được cải thiện đáng kể. Hơn nữa, khi cao răng đã được loại bỏ, vi khuẩn sẽ mất đi nơi cư trú và không thể phát triển mạnh mẽ.
- Sử dụng thuốc: Việc sử dụng các loại thuốc tây điều trị còn tùy thuộc vào mức độ bệnh lý cũng như độ tuổi của trẻ, đặc biệt là đối tượng trẻ dưới 2 tuổi. Thông thường, để kiểm soát các triệu chứng viêm nướu răng cấp tính ở trẻ, bác sĩ sẽ chỉ định các loại dung dịch súc miệng sát khuẩn, kết hợp với PP và Vitamin C cùng với những loại thuốc kháng sinh khác. Trong trường hợp bệnh lý tiến triển ở giai đoạn đầu, có thể được chỉ định những loại thuốc điều trị viêm lợi như Kamistad, Ceelin, Xanh methylen,…
2. Áp dụng một số mẹo chữa cải thiện tại nhà
Bên cạnh tuân thủ chỉ định bác sĩ chuyên khoa về các biện pháp y tế, ba mẹ cũng có thể áp dụng một số mẹo chữa tại nhà giúp cải thiện các triệu chứng đau nhức, sưng viêm khó chịu do bệnh lý gây ra. Cụ thể:
- Ngậm nước muối ấm: Đây được xem là một trong những mẹo giúp cải thiện tình trạng viêm nướu răng cấp ở trẻ em hiệu quả. Nhờ vào đặc tính tiêu viêm, sát khuẩn nên nước muối ấm sẽ giúp làm dịu cơ đau, chảy máu mô nướu, giảm phù nề hiệu quả. Bên cạnh đó, những khoáng chất tự nhiên có trong muối còn hỗ trợ quá trình tái khoáng men răng, tăng cường sức đề kháng cho răng miệng.
- Dùng gel nha đam: Trong trường hợp mô nướu bị sưng đỏ nặng nề, bạn có thể sử dụng gel nha đam đắp trực tiếp cho trẻ để làm dịu vùng đau nhức. Với hàm lượng nước dồi dào và tính mát, nha đam sẽ giúp cải thiện các triệu chứng, tổn thương do bệnh lý gây ra. Bên cạnh đó, những hợp chất thực vật có trong thảo dược này còn có tác dụng kháng sinh.
- Súc miệng với tinh dầu đinh hương: Thực tế cho thấy, tinh dầu đinh hương sẽ giúp cải thiện tình trạng hơi thở có mùi do những bệnh lý nha khoa gây ra. Trong loại tinh dầu này có chứa hoạt chất Eugenol có tác dụng tiêu viêm, gây tê, kháng khuẩn mạnh. Bạn có thể dùng vài giọt tinh dầu đinh hương hòa tan với 1 cốc nước ấm và cho trẻ súc miệng hàng ngày sau khi chải răng.
Những mẹo chữa trên đây sẽ góp phần cải thiện các triệu chứng bệnh viêm lợi cấp ở trẻ. Đa số các cách chữa tại nhà đều tận dụng các nguyên liệu tự nhiên nên khá lành tính và an toàn. Tuy nhiên, biện pháp này không thể thay thế phương pháp điều trị y tế, do đó ba mẹ tránh tình trạng phụ thuộc áp dụng cho trẻ.
Kiểm soát và phòng ngừa viêm nướu răng cấp ở trẻ
Trẻ em được xem là đối tượng có nguy cơ bị viêm nướu răng cũng như những vấn đề nha khoa khác cao hơn so với những đối tượng khác. Ngay khi đã được điều trị dứt điểm thì bệnh lý vẫn có thể tái phát. Do đó, cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa lâu dài cho trẻ.
Dưới đây là một trong những biện pháp phòng ngừa viêm nướu răng cấp ở trẻ:
- Đối với trẻ dưới 3 tuổi, ba mẹ cần vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng cách sử dụng gạc y tế quấn vào ngón trỏ. Kế đến nhúng với nước ấm rồi chà nhẹ lên vùng nướu răng của trẻ. Tránh thao tác mạnh vì có thể làm tổn thương đến mô lợi còn yếu.
- Trường hợp trẻ trên 3 tuổi, bạn có thể hướng dẫn và giám sát trẻ chải răng. Lưu ý lựa chọn bàn chải và kem đánh răng chuyên dụng cho trẻ. Bởi việc sử dụng sản phẩm chăm sóc răng miệng của người lớn có thể gây kích ứng, dị ứng, khiến tình trạng bệnh lý trở nên nặng nề hơn.
- Ưu tiên cho trẻ dùng các loại bàn chải có lông mềm, mượt và thay bàn chải định kỳ từ 3 – 4 tháng/ lần.
- Cho trẻ sử dụng chỉ nha khoa nhằm làm sạch thức ăn thừa bám ở kẽ răng. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên cho con súc miệng với dung dịch sát khuẩn để loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng.
- Chủ động trong việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh cho trẻ. Theo đó, ba mẹ nên tăng cường bổ sung khoáng chất, vitamin từ các loại rau củ quả nhằm nâng cao sức đề kháng. Bên cạnh đó, hạn chế cho trẻ ăn nhiều thức ăn, nước uống chứa nhiều đường, axit, các món cay nóng và thức ăn lạnh.
- Cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám nha khoa theo định kỳ 6 tháng/ lần. Bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành cạo vôi răng cho trẻ cũng như kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng thể nhằm kịp thời phát hiện những vấn đề bất thường và xử lý nhanh chóng.
Viêm nướu răng cấp ở trẻ em là một trong những bệnh lý nha khoa thường gặp. Do đó ba mẹ cần chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng cho con được tốt hơn. Tốt nhất, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng cách ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Bị Viêm Lợi Nên Bổ Sung Vitamin Gì Tốt?
Viêm Lợi Trùm Răng Cửa: Dấu Hiệu Và Cách Chữa Dứt Điểm
Thử Ngay Cách Chữa Viêm Lợi Bằng Lá Trầu Không
Nướu răng nổi cục thịt nguyên nhân từ đâu? Cách trị hiệu quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!