Thử Ngay Cách Chữa Viêm Lợi Bằng Lá Trầu Không

Chữa viêm lợi bằng lá trầu không là biện pháp điều trị theo kinh nghiệm dân gian. Dân gian tận dụng đặc tính tiêu viêm, sát trùng và kháng khuẩn của thảo dược này để cải thiện các triệu chứng do viêm lợi gây ra như hôi miệng, răng đau nhức, nướu sưng viêm, chảy máu,…

chữa viêm lợi bằng lá trầu không
Chữa viêm lợi bằng lá trầu không là mẹo trị bệnh theo kinh nghiệm dân gian

Tìm hiểu công dụng chữa viêm lợi của lá trầu không

Chữa viêm lợi bằng lá trầu không là mẹo trị bệnh theo kinh nghiệm dân gian. Đến nay, mẹo chữa này vẫn được áp dụng phổ biến và nhận được nhiều phản hồi tích tụ từ nhiều người bệnh. Cách chữa từ lá trầu tận dụng dược tính tự nhiên của thảo dược để cải thiện các triệu chứng của viêm lợi (viêm nướu răng).

Lá trầu không là cây thuốc nam quen thuộc có mặt trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Thảo dược này có vị cay nóng, tính ấm, tác dụng lợi nước bọt, tán phong hàn, tiêu viêm và chỉ thống. Với công năng đa dạng, lá trầu không được tận dụng để chữa nhiều bệnh nha khoa thường gặp như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, viêm quanh chân răng,…

Theo kinh nghiệm dân gian, lá trầu có tác dụng tiêu viêm và sát trùng nên có thể giảm nhanh triệu chứng mô nướu sưng viêm, phù nề do viêm lợi gây ra. Ngoài ra, các chất kháng khuẩn trong thảo dược này còn giúp loại bỏ vi khuẩn có hại trong khoang miệng, từ đó giúp răng và nướu trở nên khỏe mạnh hơn.

Tác dụng chữa bệnh của lá trầu không cũng đã được chứng minh trên phương diện khoa học. Cụ thể, phân tích từ y học hiện đại nhận thấy, hoạt chất Eugenol, Menthol, Chavicol, Cineol, Tannin,… trong thảo dược này có hiệu quả kháng khuẩn, ức chế virus và chống nấm. Trong đó, Eugenol và Menthol còn có đặc tính gây tê, làm mát và giảm đau tại chỗ.

Có thể thấy, lá trầu không chứa nhiều hoạt chất sinh học có hiệu quả trong việc điều trị các bệnh nha khoa nói chung và viêm lợi (viêm nướu) nói riêng. Các mẹo chữa từ thảo dược này tương đối an toàn vì chỉ sử dụng nguyên liệu tự nhiên. Vì vậy ngoài những phương pháp y tế, bạn cũng có thể áp dụng cách chữa từ lá trầu không để cải thiện các triệu chứng do viêm lợi gây ra.

5 Cách chữa viêm lợi bằng lá trầu không công hiệu

Trầu không là thảo dược quen thuộc với người Việt, tương đối dễ tìm và chi phí thấp. Để cải thiện bệnh viêm lợi, bạn có thể dùng trầu không để súc miệng, giã đắp, ngâm rượu hoặc có thể phối hợp thêm với một số nguyên liệu khác nhằm gia tăng hiệu quả.

Có khá nhiều cách chữa viêm lợi bằng lá trầu không theo kinh nghiệm dân gian. Dưới đây là 5 mẹo công hiệu được nhiều người áp dụng và đánh giá cao về hiệu quả:

1. Súc miệng bằng nước lá trầu không trị bệnh viêm lợi

Lá trầu không có tác dụng dược lý và công năng đa dạng. Chính vì vậy nếu muốn tiết kiệm thời gian, có thể dùng thảo dược này sắc lấy nước súc miệng hằng ngày. Súc miệng với lá trầu không có thể làm dịu hiện tượng sưng viêm mô nướu, giảm tình trạng răng ê buốt, đau nhức và giảm mùi hôi miệng rõ rệt.

Bên cạnh đó, nước súc miệng từ lá trầu không còn có hiệu quả tiêu diệt các chủng vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Duy trì mẹo chữa này trong thời gian dài có thể cải thiện bệnh viêm lợi và bảo vệ sức khỏe răng miệng hiệu quả. Ngoài ra, súc miệng bằng nước lá trầu không còn là cách chữa sâu răng theo phương pháp dân gian.

chữa viêm lợi bằng lá trầu không
Súc miệng với nước lá trầu không có thể loại bỏ vi khuẩn có hại và cải thiện tình trạng viêm lợi hiệu quả

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 5 – 7 lá trầu không, đem rửa sạch và để ráo nước
  • Đun sôi khoảng 300 – 400ml nước, sau đó vò xát nhẹ lá trầu và đun với lửa nhỏ trong 3 phút rồi tắt bếp
  • Để nước lá trầu không nguội và chia thành 2 – 3 phần bằng nhau
  • Sau đó, sử dụng nước súc miệng trong 2 phút để cải thiện tình trạng viêm lợi và đau nhức răng
  • Nên áp dụng đều đặn 2 – 3 lần/ ngày để kiểm soát tình trạng viêm lợi

2. Đắp lá trầu không chữa viêm lợi

Viêm lợi có thể gây sưng đỏ và phù nề mô nướu. Trong trường hợp này, bạn có thể đắp trực tiếp lá trầu không lên phần lợi bị sưng đỏ. Tinh chất bên trong lá trầu sẽ nhanh chóng thẩm thấu vào niêm mạc để giảm đau và cải thiện tình trạng phù nề mô nướu hiệu quả.

Tuy nhiên, lá trầu không có vị tê, cay, mùi nồng nên có thể gây ra cảm giác rát bỏng khi đắp. Do đó, chỉ nên áp dụng cách này với người lớn. Dù gây ra cảm giác khá khó chịu nhưng mẹo chữa viêm lợi bằng cách đắp lá trầu không tươi mang lại hiệu quả khá rõ rệt. Chỉ sau một vài lần áp dụng, tình trạng mô nướu phù nề và sưng đau sẽ thuyên giảm đáng kể.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 1 – 2 lá trầu không non, đem rửa sạch và để ráo nước
  • Giã nát lá trầu và đắp trực tiếp lên mô nướu
  • Giữ nguyên trong vài phút để tinh chất thẩm thấu
  • Sau đó, nhả phần bã và súc miệng với nước muối ấm
  • Thực hiện đều đặn 1 lần/ ngày để cải thiện tình trạng viêm nhiễm ở mô lợi

3. Lá trầu không ngâm rượu

Dùng lá trầu không ngâm rượu là cách chữa viêm lợi, sâu răng theo kinh nghiệm dân gian. Theo y học cổ truyền, rượu có đặc tính sát trùng mạnh nên thích hợp để chữa đau nhức răng, sưng đỏ mô lợi, giảm hôi miệng,… Tuy nhiên trên thực tế, cồn trong rượu có thể ăn mòn men răng khiến răng trở nên nhạy cảm và ố màu.

Hiện nay, cách chữa viêm lợi bằng rượu ngâm lá trầu không ít được áp dụng hơn so với những mẹo còn lại. Tuy nhiên, áp dụng mẹo chữa này trong thời gian ngắn có thể giảm nhanh tình trạng sưng viêm mô nướu. Tránh lạm dụng trong thời gian dài vì cồn có thể gây hư hại men răng và làm giảm hoạt động bài tiết nước bọt.

chữa viêm lợi bằng lá trầu không
Dùng lá trầu không ngâm rượu chữa viêm lợi có thể giảm nhanh tình trạng nướu sưng đỏ, đau nhức

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 2 nắm lá trầu không tươi, 200ml rượu trắng và 1 nhúm muổi biển
  • Rửa lá trầu không, để ráo và giã nhuyễn
  • Sau đó, cho rượu và muối trắng vào lá trầu không đã được giã nhuyễn
  • Ngâm hỗn dịch từ 1 – 2 giờ đồng hồ để tinh chất từ lá trầu thẩm thấu vào rượu hoàn toàn
  • Chắt lấy phần rượu và bảo quản trong tủ lạnh
  • Khi sử dụng, dùng 15 – 30ml súc miệng (nếu bị nóng rát khoang miệng có thể pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:1)

4. Sử dụng lá trầu không phơi khô

Nếu không tìm được lá trầu không tươi, bạn có thể sử dụng lá trầu khô để cải thiện triệu chứng của bệnh viêm lợi. So với lá trầu không tươi, lá trầu khô đã giảm bớt lượng tinh dầu nên ít cay và hầu như không gây kích ứng. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy mà hiệu quả trị hôi miệng cũng giảm đi đáng kể.

Cách chữa bằng lá trầu không phơi khô thích hợp với những trường hợp viêm lợi nhẹ, không kèm hôi miệng, mô lợi sưng viêm và phù nề không đáng kể. Vì không có vị cay tê, khó chịu nên cách chữa này còn thích hợp với trẻ nhỏ.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không khô và 1 ít muối biển
  • Sử dụng lá trầu sắc với 200ml nước
  • Đợi nước nguội rồi dùng để súc miệng sau khi chải răng
  • Nên áp dụng đều đặn 2 – 3 lần/ ngày để giảm nhanh các triệu chứng do bệnh viêm lợi gây ra

5. Chữa viêm lợi bằng trầu không và lá bàng

Theo kinh nghiệm dân gian, cả trầu không và lá bàng đều có tác dụng chống viêm và sát trùng. Tuy nhiên, lá bàng có thêm chất tannin có tác dụng săn se niêm mạc và giúp tăng độ bám dính của mô nướu với chân răng. Vì vậy, kết hợp hai nguyên liệu này có thể làm tăng hiệu quả điều trị viêm lợi và cải thiện sức khỏe răng miệng đáng kể.

Hơn nữa, với tính mát, tác dụng thanh nhiệt, lá bàng còn giúp trung hòa vị cay và nồng của lá trầu không. Do đó, cách chữa này hầu như không gây cảm giác khó chịu như một số cách chữa từ lá trầu đơn lẻ. Nếu áp dụng thường xuyên, các triệu chứng của bệnh viêm lợi sẽ giảm đi đáng kể.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 củ nghệ, 5 búp bàng tươi, 10 lá trầu không và 1 ít rượu trắng
  • Đem nghệ, búp bàng và lá trầu không rửa sạch với nước muối, sau đó để ráo và giã nhỏ
  • Cho tất cả nguyên liệu vào bên trong bình thủy tinh và thêm 1 lít rượu vào
  • Ngâm trong vài giờ là có thể dùng được
  • Dùng thìa lấy 1 ít dịch rượu thấm vào bông và chấm lên vùng nướu bị đau nhức
  • Ngậm chặt trong khoảng 4 – 5 phút và súc miệng lại với nước sạch

Dùng lá trầu không chữa bệnh viêm lợi có hiệu quả không?

Sử dụng lá trầu không chữa viêm lợi là mẹo có nguồn gốc từ dân gian. Mẹo chữa này tận dụng dược tính tự nhiên của lá trầu và một số nguyên liệu tự nhiên để giảm các triệu chứng của bệnh viêm lợi như lợi sưng đỏ, đau nhức, phù nề, chảy máu, răng ê buốt, nhạy cảm,…

Hiệu quả chữa bệnh của lá trầu không chỉ được lưu truyền trong dân gian mà đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khoa học. Chính vì vậy, áp dụng mẹo chữa viêm lợi bằng thảo dược này có thể đẩy lùi phần nào các triệu chứng đau nhức, khó chịu. Ngoài ra, cách chữa bằng lá trầu còn giúp khử mùi hôi miệng và phòng ngừa các bệnh nha khoa thường gặp khác.

lá trầu không chữa viêm lợi
Mẹo dùng lá trầu không chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thể chữa bệnh viêm lợi dứt điểm

Tương tự như các mẹo dân gian khác, cách chữa viêm lợi bằng lá trầu không chỉ có tác dụng hỗ trợ. Để điều trị bệnh lý này dứt điểm, bạn nên kết hợp với các phương pháp y tế như cạo vôi răng, xử lý mặt gốc răng và sử dụng một số loại thuốc. Bên cạnh đó, nên phối hợp với một số biện pháp chăm sóc răng miệng để đạt được hiệu quả tốt.

Mặc dù có hiệu quả trong điều trị viêm lợi nhưng các mẹo chữa từ lá trầu không chỉ giúp giảm nhẹ triệu chứng, hoàn toàn không có tác dụng chữa trị bệnh dứt điểm. Nếu phụ thuộc hoàn toàn vào các mẹo dân gian, viêm lợi có thể tiến triển mãn tính, dai dẳng và có nguy cơ gây ra các biến chứng như viêm nha chu, viêm quanh chân răng,…

Lưu ý khi chữa viêm lợi bằng lá trầu không

Cách chữa viêm lợi bằng lá trầu không có thể giảm nhẹ một số triệu chứng như lợi sưng đỏ, đau nhức, chảy máu,… Mẹo chữa này chỉ sử dụng thảo dược tự nhiên nên khá an toàn, lành tính và phù hợp với nhiều đối tượng.

lá trầu không chữa viêm lợi
Ngoài mẹo dùng lá trầu không chữa viêm lợi, cần thăm khám và điều trị y tế để kiểm soát bệnh triệt để

Để đảm bảo hiệu quả khi dùng lá trầu không chữa viêm lợi, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cách chữa viêm lợi bằng lá trầu không chỉ có tác dụng hỗ trợ. Để điều trị bệnh dứt điểm, nên kết hợp với các phương pháp y tế theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Hầu hết các mẹo chữa dân gian đều có hiệu quả chậm. Do đó, bạn nên kiên trì áp dụng mẹo chữa này trong thời gian dài để nhận thấy cải thiện tích cực.
  • Lá trầu không có vị cay nồng nên có thể gây ra cảm giác nóng rát khoang miệng khi áp dụng. Nếu cảm thấy khó chịu khi áp dụng mẹo chữa từ thảo dược này, bạn nên sử dụng các nguyên liệu an toàn hơn như mật ong, dầu dừa, muối biển, nha đam,…
  • Không thực hiện mẹo chữa viêm lợi bằng lá trầu không nếu có tiền sử dị ứng với nguyên liệu này.
  • Với các mẹo chữa có kết hợp với rượu, chỉ nên thực hiện trong thời gian ngắn để tránh hư hại và ố màu men răng.
  • Kết hợp với các biện pháp vệ sinh răng miệng đúng cách để làm sạch mảng bám, tạo điều kiện cho mô lợi hồi phục và tái tạo. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thay đổi một số thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như dùng nhiều rượu bia, thức ăn chứa đường, hút thuốc lá,…

Trên đây là thông tin tổng hợp về cách chữa viêm lợi bằng lá trầu không. Đây là mẹo chữa theo kinh nghiệm dân gian nên các nghiên cứu chứng minh về hiệu quả còn khá hạn chế. Vì vậy, bạn không nên phụ thuộc hoàn toàn vào mẹo chữa từ lá trầu và các biện pháp dân gian khác. Để kiểm soát bệnh viêm lợi hoàn toàn, cần kết hợp với điều trị y tế và thực hiện tốt vệ sinh răng miệng.

Tham khảo thêm:

5/5 - (2 bình chọn)

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!