Hạt amidan gây hôi miệng chủ yếu do vi khuẩn làm ổ ở amidan. Lâu ngày vi khuẩn sinh sôi và phát triển tạo ra các hợp chất gây hôi miệng. Tùy thuộc vào kích thước của sỏi, các phương pháp loại bỏ sỏi amidan và chữa hôi miệng sẽ khác nhau ở mỗi người.
Thế nào là hạt amidan?
Amidan là hai khối to màu hồng nằm bên thành họng. Đây là một trong bốn tổ chức lympho nằm ở vùng hầu họng. Tổ chức lympho này chứa nhiều tế bào bạch hầu và sản sinh kháng thể giúp loại bỏ, chống lại vi khuẩn xâm nhập bằng đường thở và ăn uống. Do đó việc không thận trọng trong vấn đề vệ sinh răng và ăn uống có thể khiến amidan bị viêm.
Hạt amidan (sỏi amidan) là những bã đậu amidan có kích thước lớn nhỏ khác nhau, màu vàng hoặc trắng hình thành trên cấu trúc của amidan. Há miệng và nhìn vào gương có thể nhìn thấy hạt amidan bằng mắt thường.
Hạt amidan hình thành khi thức ăn lắng đọng vào những hốc nhỏ hoặc những phần lồi lõm của amidan. Sau đó tạo thành hợp chất kết sỏi, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Điều này chủ yếu xảy ra do chế độ vệ sinh răng miệng kém và ăn uống không phù hợp.
Ngoài ra nhiều hạt amidan cũng có thể hình thành trên cấu trúc của nó do một số bệnh lý ở đường hô hấp. Chẳng hạn như bệnh viêm amidan mạn tính và bệnh viêm xoang mãn tính.
Vì sao hạt amidan gây hôi miệng?
Bên cạnh đau họng và ù tai, hôi miệng chính là một triệu chứng thường gặp của hạt amidan. Hạt amidan là sự lắng tụ của những cặn thức ăn tạo nên sỏi. Đây là một loại thức ăn ưa thích của vi khuẩn. Trong khi đó vi khuẩn thường bám vào những phần lõm và hốc của amidan.
Khi có thức ăn, vi khuẩn nhanh chóng sinh sôi. Ở một mức độ nhất định, các hợp chất lưu huỳnh được tạo ra (chẳng hạn như khí sulfur) và gây ra mùi hôi thối đặc trưng.
Hạt amidan gây hôi miệng có nguy hiểm không?
Hạt amidan thường lành tính và không nguy hiểm. Tuy nhiên hạt amidan gây hôi miệng dai dẳng làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và giao tiếp. Trong nhiều trường hợp, các hạt amidan nhanh chóng phát triển với kích thước lớn, tạo mùi hôi thối nồng nặc và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Cụ thể như:
- Áp xe amidan
- Nhiễm trùng amidan
- Mô amidan bị phá hủy
Để ngăn các biến chứng và sớm khắc phục chứng hôi miệng, amidan cần được loại bỏ sớm.
Điều trị hạt amidan gây hôi miệng
Điều trị hạt amidan gây hôi miệng dựa vào kích thước của hạt amidan và mức độ hôi miệng. Dưới đây là những phương pháp điều trị hiệu quả:
1. Súc miệng với nước muối loãng
Súc miệng với nước muối loãng/ nước muối sinh lý là cách giảm hôi miệng và điều trị hạt amidan hiệu quả. Những hoạt chất trong muối có tính kháng viêm mạnh. Khi dùng có thể giúp làm dịu tình trạng sưng viêm amidan, giảm đau họng và rát cổ.
Ngoài ra nước muối còn có khả năng chống khuẩn và diệt khuẩn. Súc miệng với nước muối mỗi ngày có thể loại bỏ vi khuẩn và vụn thức ăn, làm sạch khoang miệng. Từ đó ngăn các hạt amidan phát triển và sản sinh các hợp chất lưu huỳnh. Điều này giúp giảm hôi miệng từ cổ họng.
Cách thực hiện:
- Hòa tan nửa thìa muối biển trong 200ml nước ấm, khuấy đều
- Dùng hỗn hợp để súc miệng và họng trong 3 phút
- Mỗi ngày súc muối 2 lần sau khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
2. Dùng thảo mộc
Một số loại thảo mộc thiên nhiên có thể giúp lấy sỏi amidan và điều trị hạt amidan gây hôi miệng.
- Giấm táo
Súc miệng với giấm táo pha loãng giúp kháng viêm, diệt vi khuẩn bên trong khoang miệng và tại các hốc amidan. Điều này giúp ngăn sự hình thành và phát triển của những bã đậu. Đồng thời giảm mùi hôi và hạn chế các biến chứng.
Ngoài ra các hoạt chất trong giấm táo có khả năng phá vỡ kết cấu trong hạt amidan. Điều này giúp phá hủy và rửa trôi bã đậu hiệu quả. Khi dùng, hãy hòa tan 1 muỗng giấm táo với 1 ly nước ấm, dùng hỗn hợp để súc miệng 3 lần mỗi ngày. Thực hiện đều đặn để sớm loại bỏ sỏi và giảm mùi hôi miệng.
Lưu ý: Giấm táo có thể làm mòn men răng. Vì thế cần pha loãng giấm táo trước khi dùng, không nên sử dụng kéo dài hoặc quá thường xuyên.
- Gừng
Gừng chứa những thành phần có tác dụng kháng khuẩn và kháng viêm hiệu quả. Vì thế uống trà gừng mỗi ngày có thể giảm một số tình trạng viêm trong cơ thể. Đồng thời giúp loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng và trong các hốc amidan. Khi điều này xảy ra, hạt amidan có thể se nhỏ và giảm mùi hôi miệng.
Ngoài ra gừng còn có tác dụng khử mùi hôi miệng hiệu quả, giảm đau và viêm amidan. Khi dùng, hãy hãm một ít gừng thái lát hoặc cắt nhuyễn trong 300ml nước sôi. Để nguội bớt, thêm một ít mật ong và chanh. Uống trà gừng mỗi ngày 1 lần.
- Tinh dầu sả
Để trị hạt amidan gây hôi miệng, bạn có thể hòa tan 4 – 6 giọt tinh dầu sả trong nước ấm và súc miệng 2 lần mỗi ngày. Cách này giúp ức chế hoạt động và tiêu diệt vi khuẩn, loại bỏ hạt amidan và giảm các triệu chứng viêm (như sưng, đau…)
Ngoài ra tinh dầu sả còn có tác dụng khử mùi hôi miệng, mang lại hơi thở dịu nhẹ và cải thiện tâm trạng.
3. Uống nhiều nước
Nếu hạt amidan có kích thước nhỏ, bạn có thể uống nhiều nước mỗi ngày để làm sạch khoang miệng và giảm kích thước sỏi. Nước giúp giữ ẩm cổ họng, giảm mùi hôi miệng, cuốn trôi vi khuẩn và vụn thức ăn, làm sạch khoang miệng. Từ đó ngăn sỏi amidan phát triển.
Ngoài ra uống nhiều nước có thể giảm kích thước của sỏi bằng cách tán nhỏ sỏi amidan. Lâu dần sỏi amidan có thể biến mất.
4. Bổ sung vitamin C
Những người bị hôi miệng do hạt amidan thường được khuyên tăng cường bổ sung vitamin C từ chanh, cam, dâu tây, kiwi, ớt chuông, súp lơ và nhiều loại thực phẩm khác.
Loại vitamin này có tính axit. Không chỉ giúp nâng cao đề kháng và sức khỏe tổng thể, vitamin C có tác dụng loại trừ vi khuẩn, giảm viêm trong miệng và bào mòn sỏi amidan. Ngoài ra vitamin C trong chanh kết hợp với các dưỡng chất khác còn giúp khử mùi hôi miệng hiệu quả.
5. Chế độ ăn uống phù hợp
Các nghiên cứu cho thấy một số loại thực phẩm có khả năng hỗ trợ điều trị hạt amidan gây hôi miệng. Cụ thể:
- Táo: Táo chứa những chất kháng khuẩn, giảm kích thước sỏi amidan và giảm hôi miệng.
- Sữa chua: Ăn sữa chua mỗi ngày giúp bổ sung lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh, giảm mùi hôi miệng và ngăn sỏi amidan gia tăng kích thước.
- Cà rốt: Nhai cà rốt làm tăng tiết nước bọt tự nhiên và kháng khuẩn. Điều này giúp làm sạch khoang miệng và giảm mùi hôi thối khó chịu.
- Thực phẩm có mùi thơm tự nhiên: Mùi hôi miệng thường thuyên giảm khi ăn nhiều những loại thực phẩm có mùi thơm tự nhiên như dâu tây, húng lủi, bạc hà, chè xanh, quả anh đào…
6. Lấy hạt amidan bằng tăm bông
Dùng tăm bông lấy sỏi amidan là một cách thông dụng. Cách này giúp làm sạch các hạt amidan. Từ đó ngăn vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
Hướng dẫn lấy sỏi amidan bằng tăm bông:
- Chuẩn bị tăm bông sạch
- Đưa tăm bông vào vị trí có sỏi amidan, sau đó nhẹ nhàng ấn gạt để sỏi lồi lên và được gỡ bỏ
Lưu ý:
- Tránh đưa tăm bông quá sâu để tránh kích thích vùng họng dẫn đến buồn nôn.
- Thực hiện nhẹ nhàng. Dừng lại khi có dấu hiệu rỉ máu.
7. Điều trị y tế
Những trường hợp có hạt amidan to, nhiều gây hôi miệng nghiêm trọng cần khám và điều trị y tế theo chỉ định của bác sĩ. Điều này giúp sỏi amidan và chứng hôi miệng amidan được khắc phục hoàn toàn, hạn chế phát sinh biến chứng.
Dưới đây là những phương pháp điều trị thường được áp dụng:
- Thuốc kháng sinh
Kháng sinh định được dùng để tiêu diệt hoặc ức chế vi khuẩn phát triển ở người có ổ nhiễm trùng lớn hoặc viêm amidan. Điều này giúp giảm kích thước của hạt amidan và ngăn các biến chứng.
- Tiểu phẫu
Một số biện pháp can thiệp như rạch amidan, gấp sỏi bằng dụng cụ… có thể được dùng để loại bỏ các hạt amidan.
- Phẫu thuật cắt amidan
Phẫu thuật cắt amidan thường được chỉ định cho những trường hợp sau:
-
- Bị viêm amidan và sỏi amidan tái phát nhiều lần
- Sỏi amidan quá lớn
- Các triệu chứng gây khó chịu kéo dài, có biến chứng
- Amidan bị mất chức năng do nhiễm trùng, viêm và sưng tấy nghiêm trọng
Trong phẫu thuật, dụng cụ chuyên dụng sẽ được sử dụng để cắt bỏ hai amidan. Thông thường tình trạng viêm sẽ được điều trị trước khi tiến hành cắt bỏ amidan để đảm bảo an toàn.
Phòng ngừa hạt amidan gây hôi miệng
Phần lớn hạt amidan gây hôi miệng không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên mùi hôi miệng có thể gây khó chịu, làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của bệnh nhân.
Mặt khác hạt amidan phát triển kích thước theo thời gian và nhiễm trùng thường lan rộng. Điều này làm tăng nguy cơ phát triển các biến chứng. Để tránh phiền toái, việc phòng ngừa đúng cách là điều quan trọng.
Dưới đây là những cách ngăn ngừa amidan gây hôi miệng:
- Giữ cơ thể khỏe mạnh, tăng cường bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng và chống lại các bệnh nhiễm trùng.
- Sớm điều trị các bệnh lý ở tai mũi họng hoặc đường hô hấp để không làm ảnh hưởng đến amidan, tránh các hạt bã đậu hình thành.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Chải răng 2 lần/ ngày và súc miệng với nhiều nước để đảm bảo vụn thức ăn đã được loại bỏ hoàn toàn.
- Thường xuyên súc miệng với nước muối sinh lý hoặc dung dịch súc miệng diệt khuẩn để tránh vi khuẩn còn sót lại phát triển và gây viêm.
- Ăn uống khoa học, bổ sung đủ chất dinh dưỡng để giảm nguy cơ phát triển các bệnh lý ở đường hô hấp.
- Uống nhiều nước mỗi ngày để ngăn hôi miệng, làm sạch khoang miệng, tránh vụn thức ăn và vi khuẩn lắng đọng.
- Khi phát hiện hạt amidan, cần thăm khám và điều trị để tránh hôi miệng dai dẳng kéo dài, đồng thời hạt chế phát sinh các biến chứng.
Nhìn chung hạt amidan gây hôi miệng không quá nghiêm trọng và có thể chữa được. Tuy nhiên việc chậm trễ có thể làm tăng kích thước hạt amidan, tăng nguy cơ viêm, gây hôi miệng dai dẳng và nhiều vấn đề khác. Vì thế bạn nên áp dụng các biện pháp điều trị ngay khi phát hiện tình trạng.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Chữa hôi miệng bằng lá bạc hà – Mẹo hay dễ làm
Bị hôi miệng lâu năm: Nguyên nhân và cách khắc phục
Hôi Miệng Từ Cổ Họng: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Hiệu Quả
Chi Tiết Cách Trị Hôi Miệng Bằng Lá Ổi Dễ Thực Hiện
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!