Tại Sao Đánh Răng Xong Vẫn Hôi Miệng? Cách Khắc Phục

Đánh răng xong vẫn hôi miệng chủ yếu do bệnh dạ dày và các vấn đề về răng miệng. Chải răng đúng cách kết hợp các biện pháp khử mùi có thể giúp giảm mùi hôi. Tuy nhiên cần điều trị căn nguyên để khắc phục hoàn toàn, tránh hôi miệng tái phát.

Đánh răng xong vẫn hôi miệng
Tìm hiểu đánh răng xong vẫn hôi miệng do đâu, các biện pháp phòng ngừa và khắc phục

Tại sao đánh răng xong vẫn hôi miệng?

Hôi miệng do nhiều nguyên nhân. Mùi hôi nhẹ hoặc nồng nặc trong khoang miệng có thể do chế độ ăn uống (tiêu thụ thức ăn có mùi nồng, uống rượu bia…), vệ sinh răng miệng không sạch, sâu răng vào tủy, các bệnh dạ dày…

Thông thường vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp đánh bay mùi hôi miệng và mang lại hơi thở thơm mát. Tuy nhiên một số trường hợp đánh răng xong vẫn hôi miệng. Điều này chủ yếu xảy ra do những nguyên nhân dưới đây:

1. Bệnh lý nha khoa

Đánh răng xong vẫn hôi miệng thường liên quan đến các bệnh lý nha khoa. Cụ thể như:

Những bệnh lý này xảy ra khi có sự phát triển và sinh sôi của các loại vi khuẩn. Ở một mức độ nhất định, vi khuẩn phát triển cùng với thức ăn tạo ra các hợp chất lưu huỳnh. Những hợp chất này gây ra mùi hôi thối khó chịu, có thể không giảm ngay cả khi đánh răng.

Sâu răng vào tủy gây hôi miệng khi tủy bị viêm và vi khuẩn phát triển mạnh
Sâu răng vào tủy gây hôi miệng khi tủy bị viêm và vi khuẩn phát triển mạnh

Mặt khác, tổn thương/ hoại tử mô mềm, viêm tủy do sâu răng… cũng gây ra mùi hôi đặc trưng. Điều này thường dai dẳng kéo dài, chỉ giảm nhẹ hoặc không giảm ngay cả khi đánh răng.

2. Hạt amidan gây hôi miệng

Hạt amidan gây hôi miệng là một tình trạng thường gặp. Mùi hôi thường kéo dài và không giảm sau khi đánh răng. Tình trạng này xảy ra khi vụn thức ăn không được loại bỏ mà lắng đọng ở các hốc của amidan. Từ đó hình thành các nốt bã đậu có kích thước lớn nhỏ khác nhau và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Tùy thuộc vào kích thước và số lượng hạt amidan, mùi hôi có thể nhẹ hoặc rất nồng. Việc không điều trị có thể gây áp xe amidan và nhiều biến chứng khác.

3. Bệnh lý tai mũi họng

Một số bệnh lý tai mũi họng như viêm amidan cấp/ mạn tính, viêm xoang, viêm họng… có thể gây hôi miệng dai dẳng và không giảm khi đánh răng. Bởi những bệnh lý này có thể làm tiết dịch mủ hôi chảy xuống cổ họng, hình thành tổ chức hoại tử hoặc ổ mủ tạo ra mùi hôi. Ngoài ra vi khuẩn phát triển từ những bệnh lý tai mũi họng cũng gây hôi miệng kéo dài.

4. Khô miệng hoặc cơ thể thiếu nước

Cơ thể không được cung cấp đủ nước gây khô miệng do chức năng của tuyến nước bọt bị hạn chế. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong khoang miệng, vụn thức ăn không được làm sạch mà lắng đọng bên trọng. Cuối cùng gây ra mùi hôi khó chịu và tăng nguy cơ sâu răng.

Bên cạnh việc không uống đủ nước, thường xuyên uống rượu bia và hút thuốc lá cũng có thể gây khô miệng và hôi miệng.

5. Bệnh lý ở dạ dày

Hôi miệng từ dạ dày thường không giảm khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Điều này thường liên quan đến chứng ợ hơi, ợ nóng và trào ngược dạ dày. Trong bệnh trào ngược dạ dày thực quản, các chất trong dạ dày (thức ăn chưa tiêu hóa, axit..) trào ngược lên thực quản và cổ họng. Điều này khiến bạn đánh răng xong vẫn bị hôi miệng.

Ngoài ra trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể gây viêm họng, viêm amidan, nóng ran ở vùng thượng vị và đắng họng.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây hôi miệng
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây hôi miệng do các chất trong dạ dày trào ngược kèm theo mùi hôi

Đánh răng xong vẫn hôi miệng cũng có thể xảy ra do:

  • Hở tâm vị
  • Viêm dạ dày
  • Loét thực quản…

6. Thuốc

Một số loại thuốc điều trị có thể gây khô miệng và hôi miệng. Chẳng hạn như:

  • Thuốc an thần, thuốc kháng histamine: Những loại thuốc này làm giảm hoạt động của tuyến nước bọt. Khô miệng lâu ngày khiến vi khuẩn sinh sôi, vụn thức ăn không được làm sạch và gây khô miệng kéo dài.
  • Thuốc kháng sinh: Vi khuẩn có lợi bị loại bỏ do lạm dụng hoặc dùng thuốc kháng sinh không phù hợp. Điều này tạo điều kiện cho sự phát triển của nấm kèm theo mùi hôi thối khó chịu, đánh răng không giảm.
  • Vitamin: Dùng quá nhiều vitamin đường uống có thể làm thay đổi mùi vị của miệng.

7. Sức khỏe tổng thể

Đánh răng xong vẫn hôi miệng có thể do một số tình trạng sức khỏe tổng thể, bao gồm:

  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh suy gan
  • Bệnh suy thận
  • Tắc ruột…

8. Chế độ sinh hoạt và ăn uống

Miệng hôi do chế độ sinh hoạt và ăn uống không phù hợp có thể được điều trị bằng cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ, kết hợp sử dụng nước súc miệng trị hôi miệng. Tuy nhiên một số người bị hôi miệng nghiêm trọng và không giảm sau khi đánh răng xong.

Một số thói quen trong sinh hoạt và ăn uống có thể gây hôi miệng dai dẳng gồm:

  • Hút thuốc lá
  • Uống nhiều rượu bia
  • Thường xuyên ăn những loại thực phẩm nặng mùi như hành, tỏi… Những phân tử có mùi có thể ngấm vào máu, sau đó bài tiết qua phổi và hơi thở khiến bạn đánh răng xong vẫn bị hôi miệng.
  • Chế độ ăn ít carbohydrate và ăn nhiều thịt đỏ có thể làm trầm trọng thêm tình trạng hôi miệng và khiến cơ thể có mùi hôi dai dẳng. Ở người ăn ít carbohydrate và ăn chay, một hàm lượng cao ceton được tạo ra trong cơ thể khi đốt cháy mỡ. Trong đó một số ít ceton sẽ giải phóng qua hơi thở dẫn đến hôi miệng kém dài.
  • Vệ sinh răng sứ, răng giả không đúng cách gây ra mùi hôi khó chịu.

Đánh răng xong vẫn hôi miệng có sao không?

Đánh răng xong vẫn hôi miệng thường liên quan đến nhiều tình trạng nghiêm trọng và khó điều trị hơn so với thông thường. Mùi hôi miệng kéo dài và khó xử lý làm ảnh hưởng đến giao tiếp và chất lượng cuộc sống. Nhiều trường hợp ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, ngại tiếp xúc và mất tự tin.

Hôi miệng dai dẳng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý
Hôi miệng dai dẳng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, ngại tiếp xúc và giao tiếp

Hơn thế, hôi miệng và các nguyên nhân không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Cụ thể:

  • Vi khuẩn phát triển tạo thành ổ viêm, tăng nguy cơ mất răng, hoại tử các mô và nhiễm trùng máu
  • Hôi miệng lâu năm

Để hạn chế các vấn đề nghiêm trọng và khắc phục hôi miệng nhanh chóng, cần sớm áp dụng các biện pháp khắc phục nguyên nhân và điều trị hôi miệng.

Điều trị hôi miệng sau khi đánh răng

Nếu đánh răng xong vẫn hôi miệng, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được kiểm tra nguyên nhân và chỉ định cách xử lý. Thông thường người bệnh sẽ được hướng dẫn các biện pháp khử mùi hôi kết hợp can thiệp y tế để điều trị nguyên nhân.

1. Điều trị tại nhà

Một số cách điều trị hôi miệng tại nhà có thể giảm bớt mùi hôi trong khoang miệng và hạn chế hôi miệng dai dẳng kéo dài.

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Để những biện pháp điều trị hôi miệng trở nên hữu hiệu nhất, bạn cần đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Nên chải răng ít nhất 2 lần/ ngày và dùng kem đánh răng trị hôi miệng. Điều này giúp loại bỏ mảng bám răng, vụn thức ăn và các ổ vi khuẩn trong khoang miệng. Đồng thời giảm mùi hôi miệng hiệu quả.

Ngoài ra các dòng kem đánh răng trị hôi miệng thường chứa tinh dầu thảo dược (bạc hà, húng lủi…) cùng với các hoạt chất kháng viêm, diệt khuẩn. Các sản phẩm mang đến vị the mát, hơi thở thơm tho dài lâu.

Ở những trường hợp nặng, đánh răng xong vẫn hôi miệng, bạn có thể dùng thêm nước súc miệng hoặc diệt khuẩn để hỗ trợ. Dung dịch súc miệng nên được dùng 2 lần mỗi ngày sau khi đanh răng xong. Không nên lạm dụng.

  • Ngậm và súc miệng với nước muối

Những người đánh răng xong vẫn hôi miệng nên súc miệng với nước muối mỗi ngày. Biện pháp này giúp loại bỏ vi khuẩn, làm sạch ổ viêm ở họng và trong khoang miệng. Từ đó ngăn vi khuẩn phát triển, điều trị các bệnh ở đường hô hấp dẫn đến hôi miệng. Đồng thời đảm bảo làm sạch khoang miệng hoàn toàn.

Ngoài ra nước muối còn giúp loại bỏ mùi hôi miệng và ngăn tình trạng này tái diễn. Khi súc miệng, nên dùng nước muối sinh lý hoặc hòa tan nửa thìa cà phê muối trong một cốc nước lạnh. Đảo đều nước muối trong khoang miệng và cổ họng khoảng 2 – 3 phút.

Ngậm và súc miệng với nước muối
Ngậm và súc miệng với nước muối để loại bỏ vi khuẩn và ổ viêm, loại bỏ mùi hôi trong miệng

 Chanh chứa nhiều vitamin C và Axit ascorbic. Cả hai thành phần này đều có khả năng loại bỏ vi khuẩn và mảng bám răng gây hôi miệng. Đồng thời kháng viêm, giúp điều trị các tình trạng viêm liên quan, giảm sưng và đau rõ rệt.

Ngoài ra chanh tươi còn giúp khử mùi hôi miệng hiệu quả, duy trì hơi thở thơm mát và kích thích tăng tiết nước bọt. Từ đó cải thiện nhanh các vấn đề về hơi thở.

Chanh có thể được dùng bằng những cách sau:

    • Vắt nước cốt chanh, nhỏ vào kem đánh răng và súc miệng. 
    • Hòa nước cốt chanh trong nước ấm, sau đó dùng hỗn hợp súc miệng mỗi ngày. Có thể thêm muối, nước cốt gừng, quế và mật ong nguyên chất để tăng hiệu quả.
    • Kết hợp chanh với baking soda theo tỉ lệ 1:1. Dùng hỗn hợp để súc miệng. Cuối cùng làm sạch răng miệng bằng nước ấm và kem đánh răng.
  • Dùng giấm táo

Cách chữa hôi miệng bằng dấm táo có thể giúp khắc phục tình trạng. Bởi trong giấm táo chứa Axit acetic. Chất này có khả năng kháng khuẩn và khử mùi. Ngoài ra dùng giấm táo mỗi ngày còn giúp loại bỏ mảng bám, tẩy trắng răng. Đồng thời ngăn vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh lý răng miệng.

Khi dùng, pha loãng giấm táo (khoảng 2 thìa cà phê) trong 100ml nước sôi để nguội. Sau đó dùng hỗn hợp để súc miệng trong khoảng 15 giây.

  • Dùng lá bạc hà

Tinh dầu bạc hà thường được thêm vào kem đánh răng và những sản phẩm trị hôi miệng khác. Loại thảo dược này có vị the mát và mùi thơm, giúp loại nhanh mùi hôi trong miệng. Đồng thời mang đến cảm giác thoải mái, hơi thở thơm mát tức thì và dài lâu.

Ngoài ra menthol cùng một số hoạt chất khác trong bạc hà có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và giảm đau. Khi dùng có thể cải thiện các vấn đề về răng miệng. Chẳng hạn như viêm nướu răng và viêm nha chu.

Dùng lá bạc hà
Lá bạc hà mang đến hơi thở thơm mát, giảm mùi hôi và ngăn vi khuẩn phát triển trong miệng

Một số cách dùng lá bạc hà:

    • Đun sôi lá bạc hà với 150ml nước hoặc hãm lá bạc hà tươi trong nước sôi khoảng 15 phút. Dùng để uống như trà hoặc thêm muối biển để súc miệng sau khi đánh răng xong.
    • Nhai trực tiếp lá bạc hà để khử mùi hôi.
  • Bổ sung vitamin C và chất xơ

Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin và chất xơ (cam, quýt, cà rốt, súp lơ, dâu tây…) giúp làm sạch khoang miệng bằng cách diệt khuẩn và phá vỡ cấu trúc mảng bám. Ngoài ra vitamin C còn giúp kháng viêm và điều trị các tình trạng gây hôi miệng.

  • Dùng đinh hương

Theo Y học cổ truyền, đinh hương là một vị thuốc quý có tính ấm, vị cay. Thảo dược này có hương thơm tự nhiên giúp loại bỏ mùi hôi trong khoang miệng.

Ngoài ra đinh hương còn có khả năng sát khuẩn, giảm viêm sưng, chống nôn và giảm đau. Khi dùng giúp điều trị bệnh lý ở đường hô hấp, bệnh về dạ dày và các vấn đề răng miệng. Từ đó hỗ trợ kiểm soát chứng hôi miệng.

Cách dùng: Pha loãng tinh dầu đinh hương với nước ấm để súc miệng hoặc nhai và ngậm trực tiếp một nụ đinh hương phơi khô.

2. Điều trị y tế

Cho đến khi các nguyên nhân được kiểm soát, đánh răng xong vẫn hôi miệng thường không được khắc phục hoàn toàn. Vì thế các phương pháp điều trị y tế cần được thực hiện.

Một số phương pháp thường được áp dụng gồm:

  • Dùng thuốc

Dựa trên tình trạng, những loại thuốc dưới đây có thể được chỉ định:

    • Thuốc kháng sinh
    • Thuốc Omeprazol trị trào ngược dạ dày thực quản
    • Thuốc kháng viêm
    • Thuốc điều trị bệnh tiểu đường
    • Thuốc điều trị hôi miệng
  • Tiểu phẫu

Tiểu phẫu khi có hạt amidan lớn hoặc viêm amidan nghiêm trọng dẫn đến hôi miệng kéo dài. Tùy thuộc vào tình trạng, bác sĩ có thể tiến hành cắt amidan hoặc rạch một đường nhỏ trên amidan và loại bỏ sỏi.

Phòng ngừa hôi miệng sau khi đánh răng

Đánh răng xong vẫn hôi miệng xảy ra do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên tình trạng này có thể được phòng ngừa. Dưới đây là những biện pháp giúp ngăn ngừa hiệu quả:

Ăn thực phẩm giàu vitamin C và chất xơ để làm sạch răng và khoang miệng
Ăn thực phẩm giàu vitamin C và chất xơ để làm sạch răng và khoang miệng, giảm vi khuẩn gây hôi miệng
  • Loại bỏ thói quen hút thuốc lá và hạn chế uống rượu bia.
  • Không nên ăn nhiều những loại thực phẩm có mùi nồng như tỏi, hành…
  • Thường xuyên ăn thực phẩm giàu vitamin C và chất xơ. Nhóm thực phẩm này giúp làm sạch khoang miệng, kích thích thích tiết nước bọt, trị viêm và kháng khuẩn. Đồng thời ngăn bệnh hôi miệng và các vấn đề liên quan.
  • Ăn những loại thực phẩm có mùi thơm dịu nhẹ tự nhiên như lá bạc dà, dâu tây, húng lủi…
  • Uống nhiều nước để tránh khô miệng, làm sạch mảng bám và vụn thức ăn, ngăn vi khuẩn sinh sôi gây hôi miệng.
  • Sớm thăm khám và điều trị các vấn đề/ bệnh lý có thể gây hôi miệng.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, chải răng đều đặn mỗi ngày 2 lần. Nên dùng thêm nước súc miệng và chỉ nha khoa để làm sạch răng và khoang miệng hoàn toàn.
  • Nên dùng bàn chải lông mềm và có mặt chải lưỡi để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn.
  • Chăm sóc sức khỏe, tránh các tình trạng viêm ở đường hô hấp và các vấn đề ở dạ dày.
  • Súc miệng với nước sạch, kiểm tra và loại bỏ vụn thức ăn sau mỗi bữa ăn.

Đánh răng xong vẫn hôi miệng làm ảnh hưởng đến tâm lý và gây khó chịu do mùi hôi kéo dài. Để điều trị cần áp dụng các biện pháp khử mùi hôi miệng và khắc phục nguyên nhân. Tránh chủ quan để không gây ra những vấn đề nghiêm trọng.

Tham khảo thêm:

5/5 - (3 bình chọn)

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!