Bật Mí 7 Cách Trị Hôi Miệng Bằng Chanh Đơn Giản, Hiệu Quả

Chanh chứa vitamin C và có tính oxy hóa mạnh. Vì thế cách trị hôi miệng bằng chanh có thể giúp kháng khuẩn, chống viêm, loại bỏ mùi hôi khó chịu do nhiều nguyên nhân. Ngoài đây cũng là một cách giúp làm sạch khoang miệng tự nhiên và tăng tiết nước bọt.

Cách trị hôi miệng bằng chanh
Cách trị hôi miệng bằng chanh có thể giúp kháng khuẩn, trị viêm, làm sạch miệng và loại bỏ mùi hôi

Công dụng trị hôi miệng của chanh

Cách trị hôi miệng bằng chanh được áp dụng phổ biến bởi sự tiện lợi, khả năng loại bỏ mùi hôi và làm sạch khoang miệng nhanh chóng. Trong loại quả này chứa một hàm lượng cao vitamin C và Axit ascorbic.

Không chỉ tốt cho sức khỏe và hệ miễn dịch, vitamin C có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn trong khoang miệng. Cùng với Axit ascorbic, vitamin này loại bỏ nhanh vi khuẩn gây hôi miệngsâu răng. Đồng thời loại bỏ mảng bám răng, giảm sưng đau và kích thích chữa lành niêm mạc bị tổn thương do bệnh lý.

Ngoài ra chanh tươi có tính oxy hóa mạnh, khả năng kích thích tăng tiết nước bọt tự nhiên. Việc sử dụng có thể giúp phòng ngừa và điều trị hôi miệng do khô miệng. Mặt khác, tăng tiết nước bọt giúp làm ẩm và làm sạch khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn, ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.

Cách trị hôi miệng bằng chanh cũng phù hợp với người bị hôi miệng từ dạ dày hoặc do bệnh hô hấp. Uống nước chanh giúp tăng khả năng đào thải độc tố, kích thích đi tiểu, ngăn trào ngược dạ dày hoặc ợ hơi dẫn đến hôi miệng. Tuy nhiên cần áp dụng đúng cách để tránh gây đau dạ dày.

Hướng dẫn 7 cách trị hôi miệng bằng chanh

Có nhiều cách chữa chứng hôi miệng bằng chanh. Tùy thuộc vào tình trạng, chanh có thể được dùng ở phần lá hoặc quả, dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với những loại thảo dược khác để tăng hiệu quả.

1. Cách dùng nước cốt chanh chữa hôi miệng

Đây là cách chữa hôi miệng cơ bản và đơn giản nhất, không tốn nhiều nguyên liệu và chi phí. Khi dùng, vitamin C và các hoạt chất trong chanh giúp loại bỏ nhanh mảng bám và vi khuẩn gây hôi miệng. Từ đó giảm nhanh mùi hôi trong miệng, ngăn hình thành thành vôi răngsâu răng vào tủy (nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến).

Ngoài ra dùng nước cốt chanh giúp nước bọt tiết ra nhanh chóng. Điều này làm ẩm và tăng khả năng làm sạch khoang miệng.

Cách dùng nước cốt chanh chữa hôi miệng
Cách dùng nước cốt chanh giúp loại bỏ nhanh mảng bám và vi khuẩn gây hôi miệng

Nguyên liệu:

  • 1 hoặc 2 quả chanh tươi.

Cách 1:

  • Vắt lấy nước cốt, bỏ hạt
  • Pha loãng nước cốt chanh trong 300ml nước lọc
  • Chia hỗn hợp thành hai phần và bảo quản trong ngăn mát
  • Mỗi lần lấy 100 – 150ml dung dịch để súc miệng trong 30 giây, mỗi ngày 2 lần.

Lưu ý: Cách này không phù hợp với những người có niêm mạc trầy xước vì có thể gây đau đớn, rát bỏng khó chịu.

Cách 2: 

  • Nhỏ vài giọt nước cốt chanh vào kem đánh răng
  • Dùng để chải răng như bình thường (sáng + tối)

2. Cách trị hôi miệng bằng chanh và muối

Đây là một trong những cách trị hôi miệng tại nhà hiệu quả nhất. Muối biển có đặc tính kháng viêm mạnh. Súc miệng với nước muối đơn thuần giúp trị viêm, loại bỏ nhanh vi khuẩn gây hôi miệng và các bệnh nha khoa. Bên cạnh đó nó còn giúp thúc đẩy quá trình se khích và chữa lành mô mềm đang bị tổn thương.

Kết hợp với chanh giúp tăng hiệu quả của muối. Mặt khác, cách này có tác dụng phòng ngừa và loại bỏ mùi hôi miệng chỉ sau vài ngày. Đồng thời loại bỏ nhanh các mảng bám trên răng.

Cách trị hôi miệng bằng chanh và muối đặc biệt phù hợp với những người bị hôi miệng do vi khuẩn, viêm nướu răng, sâu răng, hôi miệng do bệnh lý ở đường hô hấp.

Nguyên liệu:

  • 1 quả chanh tươi 
  • 1/2 thìa cà phê muối

Cách thực hiện:

  • Vắt lấy nước cốt chanh, lọc bỏ phần hạt
  • Thêm muối vào nước cốt chanh, khuấy đều
  • Dùng hỗn hợp để súc miệng trong 30 giây.

3. Kết hợp chanh và baking soda chữa hôi miệng

Để sớm khắc phục chứng hôi miệng, bạn có thể kết hợp chanh và baking soda. Baking soda là hợp chất Natri Bicacbonat (NaHCO3), thường được sử dụng phổ biến trong làm đẹp và sức khỏe.

Khi dùng kem đánh răng chứa baking soda hoặc kết hợp chanh với baking soda, kết cấu mảng bám sẽ bị phá vỡ và trôi đi. Điều này giúp duy trì sức khỏe răng miệng, răng trắng và chắc khỏe hơn.

Kết hợp chanh và baking soda chữa hôi miệng
Kết hợp chanh và baking soda chữa hôi miệng, loại bỏ mảng bám, duy trì sức khỏe răng miệng

Ngoài ra kết hợp chanh và baking soda giúp loại bỏ vi khuẩn và chữa hôi miệng hiệu quả. Tuy nhiên hỗn hợp cần được sử dụng đúng cách, mỗi ngày chỉ 1 – 2 lần, không nên lạm dụng. Bởi không chỉ chanh mà baking soda cũng có khả năng ăn mòn men răng. Từ đó tăng tính nhạy cảm của răng với nhiệt độ và đồ ăn.

Nguyên liệu:

  • Nước cốt chanh
  • Banking soda

Cách thực hiện:

  • Trộn đều nước cốt chanh và baking soda theo tỉ lệ 1:1
  • Khi hỗn hợp không còn sủi bọt, lấy hỗn hợp bằng bàn chải và chải đều lên răng. Lưu ý chải răng nhẹ nhàng trong 1 phút
  • Súc miệng lại với nước ấm. Cuối cùng dùng nước súc miệng/ kem đánh răng bình thường
  • Mỗi ngày thực hiện 1 – 2 lần.

4. Kết hợp chanh và quế trị hôi miệng

Cách kết hợp chanh và quế trị hôi miệng giúp duy trì hơi thở thơm mát dài lâu. Bởi quế có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn và mùi thơm dịu nhẹ. Khi dùng có thể loại bỏ vi khuẩn và điều trị nhiễm trùng trong khoang miệng. Đồng thời loại bỏ mùi hôi miệng, hơi thở thơm mát kéo dài.

Khi kết hợp với chanh, hiệu quả kháng viêm và chống khuẩn tăng cao. Vì thế sử dụng hỗn hợp mỗi ngày có thể giúp điều trị hôi miệng, ngăn ngừa sâu răng và nhiều bệnh lý nha khoa khác.

Nguyên liệu:

  • Nước cốt chanh
  • Tinh dầu quế

Cách thực hiện:

  • Trộn nước cốt chanh và tinh dầu quế theo tỉ lệ 2:1
  • Dùng hỗn hợp để ngậm và súc miệng trong 3 phút
  • Nhổ bỏ, vệ sinh khoang miệng băng nước ấm
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần.

5. Cách trị hôi miệng bằng chanh và mật ong

Chanh + mật ong là một công thức quen thuộc trong điều trị chứng hôi miệng. Không chỉ giàu vitamin, mật ong còn chứa các hoạt chất chống khuẩn và kháng viêm. Dùng mật ong giúp làm sạch khoang miệng, giảm mùi hôi. Đồng thời điều trị viêm lợi nhiệt miệng, đau răng và hôi miệng do sâu răng.

Mặt khác, mật ong có vị ngọt dịu nhẹ, giúp giảm bớt hàm lượng axit trong chanh. Vì thế dùng kết hợp chanh và mật ong có thể giúp điều trị hôi miệng nhanh chóng, không gây đau rát ở những người có niêm mạc miệng bị tổn thương. Ngoài ra sử dụng mật ong cũng là cách chữa lành vết thương hiệu quả.

Cách trị hôi miệng bằng chanh và mật ong
Cách trị hôi miệng bằng chanh và mật ong giúp làm sạch khoang miệng, giảm mùi hôi

Nguyên liệu:

  • Chanh tươi
  • Mật ong nguyên chất

Cách 1: 

  • Vắt lấy nước cốt chanh
  • Trộn mật ong với nước cốt chanh theo tỉ lệ 1:1
  • Thêm nước ấm, khuấy đều
  • Dùng hỗn hợp để súc miệng hoặc uống như trà.

Cách 2:

  • Rửa sạch và cắt chanh thành từng lát
  • Ngâm chanh với mật ong, bảo quản trong tủ thủy tinh
  • Mỗi ngày lấy 1 lát chanh để ngậm và nhai. Cách này rất tốt cho người bị hôi miệng từ cổ họng.

6. Cách dùng lá và vỏ chanh trị hôi miệng

Không chỉ nước cốt chanh, lá và vỏ chanh cũng được sử dụng trong điều trị hôi miệng. Các nghiên cứu cho thấy trong vỏ chanh chứa chất xơ, flavonoid polyphenol, vitamin C, P, acid citric, một số khoáng chất…

Những thành phần nêu trên giúp phá vỡ cấu trúc mảng bám, ngăn hình thành cao răng và loại bỏ vi khuẩn. Ngoài ra vị the mát có trong vỏ chanh còn giúp khử mùi hôi miệng hiệu quả.

Tương tự như vỏ chanh, lá chanh cũng chứa một số hoạt chất giúp chống lại nấm và vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Đồng thời loại bỏ mùi hôi và duy trì hơi thở thơm mát.

Nguyên liệu:

  • Một nắm lá chanh tươi
  • Vỏ của 2 quả chanh

Cách thực hiện:

  • Ngâm nước muối, rửa sạch vỏ và lá chanh
  • Thái nhỏ các nguyên liệu, đun sôi với 300ml nước trong 5 phút
  • Để nguội, chắt lấy nước và bảo quản trong tủ lạnh
  • Mỗi lần lấy 100ml để súc miệng, mỗi ngày 2 hoặc 3 lần.

Tham khảo thêm: 2 Cách chữa hôi miệng bằng lá chanh bạn nên thử

7. Cách dùng chanh và gừng chữa chứng hôi miệng

Dùng gừng và chanh có thể giảm hôi miệng khi mang thai, hôi miệng từ dạ dày. Tương tự như chanh, gừng có năng kháng khuẩn và khử mùi hôi. Đồng thời trị viêm và ngăn chứng hôi miệng tái diễn.

Ngoài ra hoạt chất 6-gingerol trong loại thảo dược này có khả năng sinh tổng hợp enzyme sulfhydryl oxidase. Đây là một loại enzyme giúp phá vỡ các chất gây hôi miệng (chẳng hạn như hợp chất chứa lưu huỳnh). 

Dùng gừng và chanh cũng giúp cải thiện các vấn đề về tiêu hóa, giảm viêm cho người có bệnh lý hô hấp. Từ đó khắc phục các nguyên nhân gây hôi miệng.

Cách dùng chanh và gừng chữa chứng hôi miệng
Chanh và gừng chữa chứng hôi miệng nhờ khả năng sinh tổng hợp enzyme sulfhydryl oxidase

Nguyên liệu:

  • 1 củ gừng nhỏ
  • 1 quả chanh tươi

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và thái mỏng gừng. Sau đó xay nhuyễn với một ít nước ấm và lọc lấy nước cốt
  • Vắt nước cốt chanh
  • Trộn đều nước chanh với nước cốt gừng
  • Thêm nước ấm, dùng hỗn hợp để súc miệng
  • Thực hiện đều đặn từ 2 đến 3 lần/ ngày.

Lưu ý khi trị hôi miệng bằng chanh

Những cách trị hôi miệng bằng chanh giúp giảm mùi hôi khó chịu trong khoang miệng. Đồng thời loại bỏ vi khuẩn, kháng viêm, ngăn ngừa và trị một số bệnh lý.

Tuy nhiên hiệu quả điều trị thường nhanh hoặc chậm ở mỗi người. Bởi hoạt chất trong chanh chưa đủ mạnh để điều trị hôi miệng do nguyên nhân bệnh lý. Mặt khác hiệu quả thường giảm ở những người không khắc phục nguyên nhân hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách.

Để dùng chanh trị hôi miệng an toàn và hiệu quả, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tăng hiệu quả điều trị hôi miệng của chanh
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là bước đệm trong phòng ngừa và trị chứng hôi miệng. Khoang miệng và răng bẩn có khả năng làm giảm hiệu quả của mọi cách điều trị hôi miệng.
  • Cần thực hiện cách sử dụng chanh đều đặn mỗi ngày để đạt hiệu quả trị hôi miệng.
  • Nước cốt chanh có tính axit mạnh, có khả năng ăn mòn men răng. Vì thế tuyệt đối không lạm dụng các cách chữa trị. Ngoài ra cần tránh dùng chanh trong thời gian dài.
  • Những trường hợp không giảm mùi hôi sau 7 ngày nên dùng thuốc trị hôi miệng hoặc một biện pháp thích hợp hơn.
  • Hạn chế dùng đồ ăn nặng mùi (mắm tôm, hành, tỏi, cà phê…), không hút thuốc lá và uống rượu bia để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
  • Không nên dùng chanh trị chứng hôi miệng ở trẻ em do men răng của trẻ còn yếu. Tham khảo ý kiến nha sĩ để lựa chọn biện pháp thích hợp hơn.
  • Dùng chanh kết hợp các phương pháp khắc phục nguyên nhân để điều trị hôi miệng do bệnh lý (sâu răng, viêm nha chu…)
  • Bổ sung nhiều chất xơ, uống nhiều nước để làm ẩm khoang miệng, làm sạch vi khuẩn và khử mùi hôi. Ngoài ra nên dùng các thảo dược có mùi thơm tự nhiên như bạc hà, chè xanh, anh đào, quả dừa, dâu tây, húng lủi… để tăng hiệu quả khử mùi.
  • Khám nha khoa định kỳ để làm sạch vôi răng, kiểm tra tình trạng răng miệng và điều trị các bệnh lý gây hôi miệng.

Thực hiện đều đặn những cách trị hôi miệng bằng chanh có thể giúp loại bỏ vi khuẩn, kháng viêm và giảm mùi hôi khó chịu trong miệng. Tuy nhiên không nên lạm dụng để tránh gây mòn men răng và một số vấn đề khác. Ngoài ra nên thực hiện đúng cách để sớm đạt hiệu quả.

Tham khảo thêm:

5/5 - (3 bình chọn)

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!