Có nên đi niềng răng không là mối bận tâm hàng đầu của những người đang có ý định chỉnh nha. Bởi bên cạnh nhiều lợi ích mang lại, niềng răng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro và hệ lụy – đặc biệt là khi thực hiện ở những phòng khám nha khoa kém chất lượng.
Có nên đi niềng răng không? Có tốt không?
Niềng răng (chỉnh nha) là phương pháp nắn chỉnh, dịch chuyển vị trí của răng bằng cách sử dụng khay niềng hoặc khí cụ chỉnh nha. Phương pháp này có hiệu quả với hầu hết các khuyết điểm của răng như hô, móm, răng thưa, lệch lạc, khấp khểnh, khớp cắn sâu, lệch,…
Niềng răng tạo lực siết hàm lên dây cung, qua đó nắn chỉnh răng về đúng vị trí và hoàn thiện khớp cắn giữa hai hàm. Ngoài hiệu quả thẩm mỹ, niềng răng – chỉnh nha còn giúp răng dễ dàng thực hiện các chức năng sinh lý như ăn nhai, hỗ trợ phát âm,… Tùy theo mức độ lệch lạc của răng, kỹ thuật chỉnh nha và cơ địa của từng người, thời gian niềng có thể kéo dài từ 6 – 36 tháng.
Hiệu quả của niềng răng – chỉnh nha đã được nghiên cứu và chứng minh trên cơ sở khoa học. Phương pháp này có thể áp dụng cho người lớn và trẻ em từ 10 tuổi đã hoàn thiện bộ răng vĩnh viễn. Mặc dù đã được chứng minh về hiệu quả nhưng nhiều người vẫn e dè, lo ngại khi can thiệp chỉnh nha. Vậy niềng răng – chỉnh nha có tốt không? Có nên đi niềng răng không?
Để xem xét có nên đi niềng răng hay không, bạn nên tìm hiểu cụ thể những lợi ích mà phương pháp này mang lại. Niềng răng – chỉnh nha đúng kỹ thuật có thể mang đến những tác dụng như sau:
- Cải thiện triệt để các khuyết điểm của răng: Niềng răng – chỉnh nha là giải pháp tối ưu trong trường hợp răng thưa, khấp khểnh, răng hô, móm, sai khớp cắn,… Bằng cách dịch chuyển vị trí của răng, phương pháp này có thể khắc phục triệt để những khuyết điểm kể trên.
- Hạn chế được các vấn đề nha khoa: Tình trạng răng hô, móm, khấp khểnh và sai khớp cắn kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gia tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề nha khoa. Do đó, chủ động niềng răng sớm có thể phòng ngừa được một số bệnh lý như viêm khớp thái dương hàm, sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,…
- Cải thiện cách phát âm: Ngoài chức năng ăn nhai, răng còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát âm – đặc biệt là răng cửa và răng nanh. Tình trạng răng khấp khểnh, mọc lệch có thể gây ra tình trạng ngọng, phát âm không chuẩn. Vì vậy bên cạnh hiệu quả thẩm mỹ, niềng răng – chỉnh nha còn giúp cải thiện cách phát âm.
- Giúp khuôn mặt cân đối hơn: Trên thực tế, việc điều chỉnh vị trí của răng có thể cải thiện cấu trúc của khuôn mặt. Sau khi kết thúc lộ trình, khuôn mặt sẽ trở nên cân đối và hài hòa hơn. Đây cũng là một trong những lý do khiến cho nhu cầu niềng răng – chỉnh nha trong thời gian gần đây tăng lên đáng kể.
Có thể thấy, niềng răng – chỉnh nha mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe răng miệng và ngoại hình. Vì vậy nếu gặp phải các khuyết điểm như răng hô, móm, sai khớp cắn, răng lệch lạc và răng thưa, bạn nên cân nhắc về phương pháp này. Ngoài ra, nên thực hiện niềng răng sớm để rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí.
Niềng răng có hại không?
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích nhưng niềng răng – chỉnh nha cũng tiềm ẩn không ít rủi ro và hệ lụy. Ngoài ra, nguy cơ gặp phải các tác hại khi chỉnh nha cũng có thể tăng lên nếu thực hiện ở những cơ sở kém chất lượng.
Dưới đây là một số tác hại có thể gặp phải khi can thiệp niềng răng – chỉnh nha:
1. Răng đau nhức, ê buốt và khó chịu
Tất cả các phương pháp chỉnh nha đều hoạt động dựa trên nguyên lý tạo lực siết hàm để điều chỉnh vị trí của các răng. Do đó, chân răng phải chịu một áp lực nhất định trong toàn bộ quá trình chỉnh nha – đặc biệt là trong thời gian đầu mới đeo niềng răng/ khay niềng và sau mỗi lần siết răng.
Tình trạng này khiến răng bị đau nhức, ê buốt và khó chịu trong vài ngày. Đây là phản ứng thông thường của răng trước tác động của lực siết hàm nên không đáng lo ngại. Tuy nhiên, tình trạng đau nhức, ê buốt răng trong quá trình niềng gây ra không ít phiền toái trong cuộc sống.
2. Sụt cân, suy nhược do ăn uống kém
Trên thực tế, rất nhiều người gặp phải tình trạng ăn uống kém và sụt cân trong thời gian niềng răng. Nguyên nhân là do niềng răng khiến răng bị đau nhức, ê buốt và khó chịu – nhất là khi ăn nhai. Hơn nữa, mắc cài được gắn cố định lên răng cũng gây ra cảm giác cộm và khó chịu trong quá trình ăn uống. Về lâu dài, bạn có thể gặp phải tình trạng sụt cân và suy nhược.
3. Dễ bị sâu răng, viêm lợi trong thời gian niềng
Trong thời gian chỉnh nha, hệ thống mắc cài được gắn cố định lên răng sẽ gây khó khăn khi vệ sinh răng miệng. Do đó, thức ăn thừa rất dễ bám vào mắc cài, dây cung và tích tụ tạo thành mảng bám, cao răng. Nếu không làm sạch đúng cách và lấy cao răng thường xuyên, bạn có thể gặp phải tình trạng viêm lợi, sâu răng trong thời gian niềng.
Các bệnh lý nha khoa này thường không quá nghiêm trọng và có thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, nếu các vấn đề răng miệng xảy ra thường xuyên trong thời gian chỉnh nha, bác sĩ buộc phải gỡ bỏ mắc cài trong vài ngày đến vài tuần để thuận tiện cho quá trình điều trị. Tình trạng này khiến cho quá trình chỉnh nha bị gián đoạn, kéo dài và có thể không mang lại hiệu quả như mong đợi.
4. Có thể gây dị ứng, kích ứng
Một số vật dụng chỉnh nha có thể gây dị ứng, kích ứng. Tình trạng này chủ yếu gặp ở những trường hợp niềng răng mắc cài kim loại. Khí cụ này được làm từ hợp kim Niken-Titanium. Trong đó, Niken là kim loại có khả năng dị ứng cao. Vì vậy nếu có cơ địa nhạy cảm, bạn nên thông báo với bác sĩ để lựa chọn các khí cụ chỉnh nha có độ an toàn, lành tính như sứ nguyên chất, pha lê, nhựa,…
5. Tiêu chân răng
Tiêu chân răng là tình trạng chân răng bị tiêu hủy và rút ngắn lại. Thông thường, tình trạng này gặp nhiều ở những trường hợp bị áp xe quanh chóp răng. Tuy nhiên, một số người cũng có thể bị tiêu chân răng do can thiệp niềng răng – chỉnh nha.
Áp lực trong quá trình siết hàm sẽ khiến chân răng bị tiêu dần và ngắn hơn. Dù không gây đau nhức, khó chịu nhưng về lâu dài, tình trạng này có thể khiến tuổi thọ của răng giảm đi đáng kể. Đây cũng là lý do vì sao niềng răng chỉ được thực hiện đối với những trường hợp cấu trúc răng khỏe, chắc chắn.
6. Răng “chạy” về vị trí cũ
Sau khi chỉnh nha, bạn cần phải sử hàm duy trì để tránh tình trạng răng “chạy” về vị trí cũ. Hàm duy trì có vai trò cố định răng, tránh tình trạng răng hô vẩu, móm, lệch lạc, răng thưa,… tái phát. Tùy theo từng trường hợp, hàm duy trì sẽ được dùng trong khoảng 6 – 12 tháng.
Tuy nhiên trên thực tế, một số trường hợp vẫn có thể gặp phải tình trạng răng dịch chuyển trở lại vị trí cũ sau một thời gian. Với những trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định dùng hàm duy trì cố định để giữ kết quả sau khi chỉnh nha.
7. Các tác hại do niềng răng sai kỹ thuật
Ngoài những tác hại kể trên, niềng răng sai kỹ thuật còn gây ra nhiều hệ lụy khác như:
- Tụt lợi hở chân răng
- Răng bị chết tủy
- Răng dịch chuyển sai vị trí khiến khớp cắn bị lệch, tình trạng hô, móm, khấp khểnh trở nên nghiêm trọng hơn
- Tuổi thọ răng suy giảm
- Bề mặt răng bị hư hại, tổn thương do sử dụng keo dán kém chất lượng để cố định mắc cài
Thực tế, tất cả các phương pháp nha khoa đều tiềm ẩn nhiều rủi ro và hệ lụy. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng về vấn đề này. Niềng răng ở những cơ sở uy tín, đáng tin cậy có thể hạn chế được những tác hại kể trên và tối ưu được hiệu quả chỉnh nha. Bên cạnh đó, nên chú ý vệ sinh răng miệng, ăn uống và sinh hoạt hợp lý để đảm bảo hiệu quả của phương pháp.
Hy vọng qua những thông tin trong bài viết, bạn đọc đã được giải đáp thắc mắc Có nên đi niềng răng không? và hiểu rõ những tác hại, hệ lụy khi can thiệp chỉnh nha. Nếu gặp phải các khuyết điểm như hô, móm, khấp khểnh,… bạn nên tìm gặp bác sĩ để được tư vấn giải pháp thích hợp nhất.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Răng Lồi Xỉ Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả
Cắm Minivis Bị Sưng Viêm: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Niềng răng Invisalign là gì? Hiệu quả không? Quy trình và giá
Răng Có Bị Yếu Đi Sau Khi Niềng Răng Không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!