12 Tuổi Nhổ Răng Có Mọc Lại Không? Chuyên gia giải đáp

12 Tuổi nhổ răng có mọc lại được không là băn khoăn của các bậc phụ huynh. Thực tế, răng có mọc lại hay không phụ thuộc vào răng đã nhổ là răng vĩnh viễn hay răng sữa. 

12 tuổi nhổ răng có mọc lại không
12 Tuổi nhổ răng có mọc lại không?

12 Tuổi nhổ răng có mọc được không?

Thông thường, trẻ nhỏ sẽ mọc chiếc răng đầu tiên vào 8 tháng tuổi và hoàn thành bộ răng sữa vào 24 – 30 tháng tuổi. Bộ răng sữa sẽ tồn tại cho đến năm 6 tuổi và bị thay thế hoàn toàn bằng răng vĩnh viễn vào năm 10 – 12 tuổi. Thời điểm mọc răng và thay răng sẽ có sự chênh lệch ít nhiều tùy theo mỗi trẻ.

Việc quan sát quá trình thay răng của trẻ sẽ giúp ba mẹ phát hiện sớm những vấn đề bất thường như răng thưa, răng mọc ngầm, thiếu mầm răng, sai lệch khớp cắn,… Ở trong thời điểm này, trẻ cũng dễ mắc phải các bệnh lý nha khoa như sâu răng, viêm nướu răng, viêm tủy răng,… Nếu không điều trị sớm, các bệnh lý này có thể tiến triển nặng gây hư hại răng và buộc phải nhổ bỏ.

12 tuổi nhổ răng có mọc lại được không là băn khoăn của bậc phụ huynh. Thực tế trong năm 12 tuổi, một số trẻ đã thay răng vĩnh viễn hoàn toàn nhưng vẫn có những trẻ còn vài chiếc răng sữa. Do đó, việc mọc lại răng hay không phụ thuộc vào chiếc răng nhổ bỏ là răng sữa hay răng vĩnh viễn.

Đối với răng sữa, răng sau khi nhổ bỏ sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Ngược lại nếu là răng vĩnh viễn, răng sẽ không thể mọc lại sau khi đã nhổ. Trong trường hợp này, bắt buộc phải can thiệp các phương pháp phục hình răng để duy trì sự hài hòa giữa răng – hàm và đảm bảo các chức năng sinh lý của răng như ăn uống, giao tiếp,…

Thông thường, nếu răng vĩnh viễn bị tổn thương, các bác sĩ sẽ ưu tiên những phương pháp bảo tồn để hạn chế việc phải nhổ bỏ răng. Chỉ những trường hợp răng tổn thương nặng, thân răng hư hại không thể hồi phục mới được xem xét nhổ bỏ răng. Do đó, bố mẹ cần phải đặc biệt quan tâm đến sức khỏe răng miệng của bé để kịp thời đưa trẻ đến thăm khám và điều trị ngay khi có dấu hiệu bất thường.

Giải pháp sau khi nhổ răng ở trẻ 12 tuổi

Như đã đề cập, răng nhổ bỏ vào năm 12 tuổi có thể là răng sữa hoặc răng vĩnh viễn. Tùy theo loại răng, bác sĩ sẽ tư vấn cho gia đình cách chăm sóc và giải pháp phù hợp.

1. Đối với răng sữa

Trên thực tế, đa phần trẻ đều thay răng hoàn chỉnh vào năm 11 tuổi và mọc răng số 7 vào năm 12 tuổi. Tuy nhiên, cũng có những trẻ mọc răng muộn hơn từ 9 – 12 tháng tùy theo cơ địa. Trong trường hợp răng phải nhổ bỏ là răng sữa, bố mẹ không nên quá lo lắng vì sau một thời gian răng vĩnh viễn sẽ mọc ở vị trí răng bị nhổ bỏ.

12 tuổi nhổ răng có mọc lại không
Trong trường hợp răng bị nhổ bỏ là răng sữa, răng sẽ mọc lại sau một thời gian

Sau khi nhổ răng, bố mẹ nên hướng dẫn trẻ cách vệ sinh răng miệng (chải răng, súc miệng và dùng chỉ nha khoa) để ngăn ngừa mảng bám và phòng ngừa các vấn đề nha khoa. Bên cạnh đó, nên tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn uống để thúc đẩy răng nhanh mọc. Như vậy, bộ răng của trẻ sẽ hoàn thiện nhanh chóng hơn.

2. Đối với răng vĩnh viễn

Trong  trường hợp răng nhổ là răng vĩnh viễn, trẻ cần phải phục hình răng để có thể ăn uống và thoải mái hơn khi giao tiếp. Giai đoạn 12 tuổi xương hàm chưa phát triển hoàn chỉnh nên bác sĩ sẽ không khuyến khích trồng răng Implant. Trồng răng Implant ở giai đoạn này có nguy cơ đào thải trụ cao do xương hàm còn yếu, mật độ xương thấp và chưa ổn định.

Giải pháp cho trẻ 12 tuổi phải nhổ răng vĩnh viễn là làm cầu răng sứ hoặc hàm giả tháo lắp. Ngoài ra, những trường hợp răng nhổ bỏ là các vị trí không quan trọng như răng số 4, số 5 hoặc trường hợp có răng dư thừa, bác sĩ sẽ xem xét chỉnh nha – niềng răng.

Nhìn chung, tùy theo từng tình trạng của từng trẻ, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp phù hợp. Các trường hợp nhổ bỏ răng vĩnh viễn dù ở lứa tuổi nào cũng đều cần giải pháp khắc phục. Thứ nhất là vì lý do thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Thứ hai là vì nếu không phục hình, phần xương hàm bên dưới răng có thể bị tiêu biến dần dẫn đến tình trạng tiêu xương răng.

Phòng ngừa nhổ răng cho trẻ 12 tuổi

Nhổ răng là giải pháp cuối cùng khi răng bị tổn thương quá nặng và không thể khôi phục bằng những phương pháp bảo tồn. Thực tế, rất ít trẻ phải nhổ răng vĩnh viễn ở giai đoạn này. Dù vậy, bố mẹ vẫn nên hướng dẫn trẻ một số cách chăm sóc để phòng ngừa tình trạng phải nhổ bỏ răng quá sớm.

12 tuổi nhổ răng có mọc lại không
Hướng dẫn trẻ cách vệ sinh răng miệng để phòng ngừa tình trạng phải nhổ bỏ răng vĩnh viễn quá sớm

Cách phòng ngừa nhổ răng cho trẻ 12 tuổi:

  • Hướng dẫn trẻ cách chải răng để trẻ chủ động trong việc vệ sinh răng miệng sau các bữa ăn và trước khi đi ngủ. Bố mẹ lưu ý nên lựa chọn các loại bàn chải và kem đánh răng phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
  • Cho trẻ sử dụng thêm nước súc miệng để tăng hiệu quả làm sạch răng miệng. Ưu tiên dùng các loại nước súc miệng chứa bạc hà, kẽm và fluor để củng cố độ chắc khỏe của men răng và mang lại cho trẻ hơi thở thơm mát.
  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên có thể sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng. Vì vậy, bố mẹ cũng nên hướng dẫn trẻ cách dùng để việc chăm sóc răng miệng trở nên hiệu quả hơn.
  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước sau bữa ăn để ngăn ngừa tích tụ mảng bám và ngăn sự phát triển của vi khuẩn. Trong trường hợp không thể chải răng ngay sau bữa ăn, mẹ nên chuẩn bị cho trẻ kẹo cao su không đường để hỗ trợ làm sạch mảng bám và thức ăn thừa.
  • Ngoài các biện pháp vệ sinh răng miệng tại nhà, nên cho trẻ khám nha khoa 1 – 2 lần/ năm để được lấy vôi răng và xử lý sớm các vấn đề răng miệng. Trong thời điểm trẻ đang thay răng, nên cho trẻ khám định kỳ 3 – 4 tháng/ lần để được đánh giá quá trình thay răng.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để trẻ có đủ dinh dưỡng. Điều này sẽ đảm bảo răng và xương hàm của trẻ được phát triển một cách thuận lợi.

Hy vọng qua những thông tin trong bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ thắc mắc “12 tuổi nhổ răng có mọc lại không?” và tìm được giải pháp thích hợp sau khi nhổ bỏ răng ở thời điểm này. Để được tư vấn cụ thể hơn, nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ Răng hàm mặt trong thời gian sớm nhất.

Tham khảo thêm:

3.5/5 - (2 bình chọn)

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!