Tìm hiểu nhổ răng khôn ăn mì tôm được không có thể giúp bạn hiểu hơn về chế độ ăn uống phù hợp sau khi nhổ răng. Trên thực tế mì tôm có tính nóng, vị chua và cay đậm. Việc thường xuyên ăn thực phẩm này có thể gây ra nhiều bất lợi cho quá trình lành lại của vết thương.
Nhổ răng khôn ăn mì tôm được không?
Nhổ răng khôn ăn mì tôm được không là thắc mắc chung của nhiều người. Đây là một loại thực phẩm tiện lợi, có hương vị thơm ngon. Tuy nhiên người mới nhổ răng khôn không nên ăn mì tôm.
Về cơ bản, mì tôm không chứa chất dinh dưỡng, sợi mì có tính nóng, nước dùng đậm vị cay và chua. Ăn nhiều mì tôm sau khi nhổ răng có thể ảnh hưởng đến quá trình lành lại của vết thương. Bên cạnh đó, vị cay nóng có thể kích thích niêm mạc miệng và ổ răng trống, tăng mức độ đau và sưng.
Mặt khác nhổ răng khôn thường gây đau, vết mổ sâu và rộng, niêm mạc nhạy cảm hơn so với việc loại bỏ những chiếc răng khác. Chính vì thế cần thận trọng trong quá trình ăn uống.
Tốt nhất nên kiêng ăn mì tôm trong vài ngày đầu sau nhổ răng khôn. Hoặc chế biến mì tôm theo một cách khác để giảm bớt mức độ ảnh hưởng đến vết nhổ. Ngoài ra nên kết hợp mì tôm với những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe để quá trình chữa lành diễn ra nhanh chóng.
Cách ăn mì tôm sau khi nhổ răng khôn
Các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn mì tôm sau khi nhổ răng khôn vì những bất lợi trong quá trình lành lại của vết thương. Tuy nhiên nếu vẫn muốn ăn mì tôm, hãy chế biến thực phẩm này theo một cách khác để giảm bớt những ảnh hưởng xấu đối vối vết nhổ.
Khi nấu, nên cắt nhỏ mì, nấu với nước dùng xương và nêm nếm gia vị theo ý thích, không nên cho gói gia vị vào. Ngoài ra nên nấu mì thật nhừ để dễ dàng nhai và nuốt, không kích thích và gây đau ở vết nhổ.
Nên thêm củ quả nấu mềm, rau xanh, thịt xé nhỏ (thịt gà, tôm, thịt bò hoặc thịt heo), cá béo, nấm… để tăng cường bổ sung các thành phần dinh dưỡng cần thiết. Bao gồm Omega-3, đạm, các vitamin và khoáng chất như canxi, phốt pho, vitamin A, C, D…
Những thành phần dinh dưỡng nêu trên có thể tăng khả năng chống viêm, chống nhiễm trùng tại vết thương. Đồng thời thúc đẩy quá trình chữa lành, xoa dịu cơn đau và giảm sưng. Từ đó phòng ngừa các biến chứng khi nhổ răng.
Trước khi vết thương lành lại hoàn toàn, cần tránh ăn những loại thực phẩm quá cứng hoặc quá dai. Ngoài ra không nên nhai ở bên có vết nhổ. Bởi điều này có thể gây đau, tăng sưng, chảy máu tái phát và chậm lành vết thương.
Cách chăm sóc sau khi nhổ răng khôn
So với những vết nhổ khác, nhổ răng khôn tạo một vết nhổ sâu và rộng, chảy nhiều máu, gây đau và sưng nề trong nhiều ngày. Do đó bên cạnh vấn đề “Nhổ răng khôn ăn mì tôm được không?”, bạn cũng cần chú ý đến chế độ chăm sóc.
Chăm sóc sau nhổ răng khôn đúng cách có thể giảm nhẹ các triệu chứng, phòng ngừa biến chứng sau nhổ răng. Đồng thời giúp vết mổ lành lại nhanh chóng.
- Cầm máu sau khi nhổ răng bằng cách cắn chặt một miếng băng gạc vô khuẩn từ 1 – 2 giờ. Băng gạc thấm máu và tạo áp lực vững chắc. Điều này giúp hình thành cục máu đông và cầm máu hiệu quả. Nếu chảy máu dai dẳng, có thể dùng túi trà đen, dầu đinh hương hoặc Aminocaproic Acid theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Chườm đá ngoài má để co mạch, giảm sưng và đau.
- Không nên dùng ống hút, khạc nhổ mạnh hoặc súc miệng mạnh. Bởi điều này có thể làm tăng lượng máu chảy hoặc chảy máu tái phát.
- Súc miệng nhẹ nhàng với nước muối để giảm đau, kháng viêm và phòng ngừa nhiễm trùng.
- Dùng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa.
- Không nên uống rượu bia và không hút thuốc lá.
- Trong vài ngày đầu sau nhổ răng khôn, nên ăn nhẹ, ăn thực phẩm mềm, lỏng, dễ nuốt, không cần nhai nhiều.
- Không nên ăn các loại thịt tái sống, thực phẩm khô cứng, dai, quá cay, quá chua hoặc quá nóng. Những loại thực phẩm này có thể ảnh hưởng đến ổ răng trống, gây đau và chảy máu.
- Không nên nhai ở bên có vết nhổ.
- Nghỉ ngơi đầy đủ và nâng cao đầu để giảm sưng và giảm chảy máu. Đồng thời tạo điều kiện cho mô mềm lạnh lại.
- Không vận động và tập thể dục gắng sức để cơ thể được phục hồi.
- Vệ sinh răng miệng bình thường sau hình thành cục máu đông để tránh vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên cần tránh để lông chải tiếp xúc với vết nhổ. Sự ma sát có thể gây chảy máu.
- Thông báo với bác sĩ nếu có dấu hiệu nhiễm trùng sau nhổ răng. Cụ thể như sưng tấy, đau đớn dữ dội, đỏ ửng, có mủ, sốt…
- Sau khi vết nhổ đã ổn định (khoảng 3 – 5 ngày sau nhổ răng khôn) có thể ăn uống, sinh hoạt và vệ sinh răng miệng bình thường.
Những thông tin nêu trên đã giải đáp “Nhổ răng khôn ăn mì tôm được không?”, cách ăn mì tôm và những biện pháp chăm sóc. Mì tôm thuộc nhóm thực phẩm cần kiêng sau nhổ răng do tính nóng và vị chua cay đậm. Nếu muốn ăn mì tôm, cần thay đổi cách chế biến kết hợp với những loại thực phẩm lành mạnh. Đồng thời chăm sóc răng miệng đúng cách để vết thương mau lành.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Nhổ Răng Khôn Bị Sưng Má Có Sao Không? Cách Khắc Phục
Tại sao mọc răng khôn lại bị sốt? Sốt mấy ngày?
Nhổ 2 Răng Khôn Cùng Một Lúc Có Được Không? An Toàn Không?
Mách Bạn 12 Cách Cầm Máu Sau Khi Nhổ Răng Hiệu Quả Nhanh
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!