Niềng răng chỉnh hô mất khá nhiều thời gian và chi phí cao. Vì vậy, không ít người thực hiện một số cách chữa răng hô nhẹ không cần niềng tại nhà. Những biện pháp này có ưu điểm là dễ thực hiện, ít tốn kém nhưng cho hiệu quả khá hạn chế.
3 Cách chữa răng hô nhẹ không cần niềng đơn giản tại nhà
Răng hô nhẹ là tình trạng răng hàm trên mọc chìa ra bên ngoài và che phủ một phần thân răng của răng hàm dưới. Hô (vẩu) được chia thành nhiều mức độ, trong đó mức độ nhẹ thường khó nhận biết hơn so với hô trung bình đến nặng.
Hiện nay, niềng răng (chỉnh nha) là giải pháp tối ưu trong trường hợp răng hô (vẩu) với mọi mức độ khác nhau. Phương pháp này mang lại hiệu quả cao và lâu dài nhưng mất nhiều thời gian thực hiện. Hơn nữa, chi phí niềng răng cũng là yếu tố cản trở nhiều người lựa chọn niềng răng để chỉnh hô nhẹ.
Vì những lý do này, nhiều người áp dụng các cách chữa răng hô nhẹ không cần niềng tại nhà. Các mẹo này thường tận dụng lực từ lưỡi, tay và môi để dịch chuyển răng bị hô vào bên trong. Do đó, cách mẹo tại nhà sẽ phù hợp với người dưới 18 tuổi. Sau độ tuổi này, xương hàm và răng đã phát triển hoàn chỉnh nên lực từ tay hay lưỡi đều không có hiệu quả dịch chuyển vị trí của răng.
Nếu gặp phải tình trạng răng hô nhẹ và không muốn can thiệp niềng răng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà sau:
1. Sử dụng tay đẩy răng hô
Dùng tay đẩy răng hô là cách đơn giản được khá nhiều người áp dụng. Răng hô nhẹ là tình trạng răng chìa ra bên ngoài dẫn đến tình trạng khớp cắn sâu. Khi dùng tay đẩy, răng sẽ dần dịch chuyển và lùi vào bên trong. Khi đẩy, nên sử dụng lực vừa phải để tránh gây đau nhức và ê buốt răng.
Lực từ tay tương đối nhẹ nhưng nếu kiên trì thực hiện trong một thời gian dài, tình trạng răng hô nhẹ sẽ được cải thiện đáng kể. Cách này sẽ hiệu quả với trường hợp chỉ hô 2 răng cửa giữa. Trường hợp hô toàn bộ hàm sẽ khó nhìn thấy cải thiện khi áp dụng mẹo chữa hô nhẹ bằng cách đẩy tay.
2. Dùng lưỡi đẩy trị răng hô nhẹ
Sử dụng tay để đẩy lưỡi chỉ có thể thực hiện khi rảnh rỗi. Vì vậy, bạn có thể kết hợp với đẩy lưỡi chỉnh hô nhẹ. Sử dụng đầu lưỡi uốn cong và đẩy mặt ngoài của răng cửa để răng dịch chuyển dần vào bên trong. Lực đẩy của lưỡi khá nhẹ nên ít gây đau nhức và không làm tổn thương cấu trúc răng.
Hơn nữa, bạn cũng có thể áp dụng cách này thường xuyên ngay cả khi đang làm việc, giải trí. Lực được tác động liên tục sẽ giúp cho răng dịch chuyển dần vào bên trong và tạo sự tương quan với hàm dưới. Khi mới thực hiện, bạn sẽ gặp phải tình trạng mỏi cơ lưỡi và khô miệng. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ dần được cải thiện sau khi cơ thể đã thích ứng.
3. Mím môi thường xuyên
Ngoài hai cách trên, bạn cũng có thể chữa hô nhẹ không cần niềng tại nhà bằng cách mím môi thường xuyên. Khi mím môi, lực từ cơ môi trên sẽ tác động lên răng cửa khiến răng lùi dần vào bên trong. Tuy nhiên, lực từ hoạt động mím môi thường rất nhẹ nên hiệu quả không thấy rõ như cách dùng tay và lưỡi đẩy.
Để tăng hiệu quả, bạn nên kết hợp cả 3 cách này. Khi rảnh rỗi, nên dùng tay đẩy răng vào bên trong, sau đó sử dụng lưỡi đẩy. Khi cơ lưỡi mỏi, có thể mím môi để tiếp tục tạo áp lực lên răng. Nếu kiên trì thực hiện, tình trạng răng hô nhẹ sẽ được cải thiện sau một thời gian.
Giải pháp chữa hô nhẹ không cần niềng tại phòng khám
Niềng răng (chỉnh nha) là giải pháp tối ưu trong trường hợp răng hô vẩu, móm, răng lệch lạc, răng thưa,… Tuy nhiên, thời gian niềng thường khá lâu nên không ít người ngần ngại khi thực hiện phương pháp này.
Nếu không nhận thấy hiệu quả khi chữa răng hô nhẹ không cần niềng tại nhà, bạn có thể cân nhắc 1 trong 3 giải pháp sau:
1. Dán sứ Veneer
Dán sứ Veneer có thể khắc phục tình trạng răng hô ở mức độ nhẹ. Để chỉnh răng hô, bác sĩ sẽ mài mỏng một lớp men răng và chế tác mặt dán sứ phù hợp với hình dáng, kích thước của răng. Mặt dán sứ sẽ giúp bảo vệ ngà răng và tủy răng ở bên trong, đồng thời đảm bảo răng không bị ê buốt và khó chịu khi ăn uống.
Dán sứ Veneer hiệu quả với trường hợp răng hô nhẹ và tình trạng hô (vẩu) chỉ xảy ra ở 2 răng cửa giữa. Sau khi dán sứ Veneer, tình trạng răng hô sẽ được cải thiện rõ rệt. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp giải quyết một số vấn đề khác như hình thể răng xấu, chiều dài răng không đồng đều, răng nhỏ, răng thưa,…
2. Bọc răng sứ
Bọc răng sứ có thể được áp dụng trong trường hợp răng hô nhẹ. Phương pháp này có nhiều nét tương đồng với dán sứ Veneer. Thay vì dùng mặt dán sứ, bọc răng sứ sử dụng mão răng có hình dáng như răng thật nhưng bên trong rỗng.
Trước khi phục hình răng sứ, bác sĩ sẽ mài men răng ở 4 mặt của răng (mặt nhai, mặt ngoài, mặt kẽ, mặt trong). Với trường hợp răng hô nhẹ, bác sĩ sẽ mài khá nhiều lớp men ở mặt ngoài (tối đa 2mm) và chế tác mão sứ để đảm bảo răng sau khi phục hình có hình dáng đẹp, không bị hô hay lệch lạc.
Bọc răng sứ có thể khắc phục tình trạng răng hô nhẹ xảy ra ở cả răng cửa và răng nanh. Mão sứ không chỉ giúp cải thiện các vấn đề thẩm mỹ mà còn giúp bảo vệ cùi răng thật ở bên trong. Do đó, những người bị răng hô nhẹ đi kèm với những vấn đề nha khoa như men răng mỏng, răng yếu và răng bị chết tủy nên cân nhắc phương pháp này.
3. Phẫu thuật hàm
Hô (vẩu) đôi khi không xảy ra do răng mà do cấu trúc xương hàm. Trong trường hợp này, răng không mọc chìa ra bên ngoài nhưng hàm trên vẫn nhô ra nhiều so với hàm dưới và thường đi kèm với tình trạng cười hở lợi. Phẫu thuật hàm hô được chỉ định khi răng hô nhẹ do hàm. Sau khi phẫu thuật, tình trạng hô hàm, cười hở lợi và sai lệch khớp cắn sẽ được cải thiện rõ rệt.
So với các cách chữa răng hô nhẹ không cần niềng tại nhà, các giải pháp tại phòng khám mang lại hiệu quả cao hơn. Để được tư vấn phương pháp phù hợp, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa. Thông qua kết quả thăm khám và hình ảnh X quang, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp tối ưu nhất và giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc có liên quan.
Lưu ý khi chữa răng hô nhẹ không cần niềng tại nhà
Các cách chữa răng hô nhẹ không cần niềng tại nhà có thể cải thiện đáng kể tình trạng hô vẩu mức độ nhẹ. Ưu điểm của những mẹo này là không tốn kém và có thể thực hiện ngay tại nhà. Tuy nhiên trước khi áp dụng, bạn đọc nên lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:
- Các cách chữa răng hô nhẹ không cần niềng tại nhà chỉ mang lại hiệu quả với người dưới 18 tuổi. Người trưởng thành áp dụng cách này có thể không mang lại hiệu quả do xương hàm đã phát triển hoàn chỉnh, mật độ xương dày đặc nên xương rất cứng và khó dịch chuyển vị trí răng.
- Một số trường hợp có thể bị đau nhức và ê buốt răng do dùng lực quá mạnh. Ngoài ra, lực tác động không đồng đều có thể khiến các răng chen chúc, lệch lạc và hô nặng hơn trước.
- Nhiều người cho rằng niềng răng mất nhiều thời gian nên ngại can thiệp. Tuy nhiên, với những trường hợp răng hô nhẹ, thời gian niềng răng chỉ khoảng 6 – 12 tháng. Nếu niềng răng sớm trong giai đoạn 16 – 20 tuổi, thời gian niềng có thể được rút ngắn và mang lại hiệu quả chỉnh nha cao.
- Cân nhắc các giải pháp chỉnh hô vẩu tại phòng khám nếu không nhận thấy hiệu quả khi áp dụng các biện pháp tại nhà.
Các cách chữa răng hô nhẹ không cần niềng tại nhà mang lại hiệu quả khá hạn chế và đôi khi gây đau nhức, ê buốt răng. Do đó, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi áp dụng. Nếu tình trạng không có cải thiện, nên xem xét những giải pháp hiệu quả hơn như bọc răng sứ, dán sứ Veneer và phẫu thuật hàm.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
5 Cách Làm Răng Hết Hô Hiệu Quả Vô Cùng Đơn Giản
So sánh niềng răng Zenyum và Invisalign: Ưu nhược điểm, chi phí
7 Trường Hợp Không Nên Niềng Răng Bạn Cần Lưu Ý
Các Phương Pháp Niềng Răng Không Nhổ Răng Phổ Biến Hiện Nay
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!