Chứng khô miệng là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

Khô miệng là hiện tượng niêm mạc miệng khô, dính và khó chịu do giảm bài tiết nước bọt. Tình trạng này có thể xảy ra do thói quen hút thuốc lá, nghiện rượu bia hoặc cũng có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. 

khô miệng là bệnh gì
Khô miệng là tình trạng niêm mạc lưỡi, miệng mất độ ẩm, dính và khó chịu do giảm sản xuất nước bọt

Khô miệng là gì?

Khô miệng là tình trạng giảm tiết nước bọt khiến khoang miệng không được giữ ẩm, khô và khó chịu. Thông thường, khô miệng xảy ra do khát nước và sau khi dùng quá nhiều rượu. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác.

Theo ước tính, có từ 10 – 25% dân số từng gặp phải chứng khô miệng. Chứng bệnh này phổ biến ở mọi lứa tuổi nhưng gặp nhiều hơn ở người trung niên và người già.

Ban đầu, chứng khô miệng không ảnh hưởng quá nhiều đến các hoạt động của răng miệng (nhai, giao tiếp và nuốt). Tuy nhiên nếu để kéo dài, tình trạng này có thể dẫn đến rất nhiều vấn đề, ảnh hưởng đến cả thể trạng, sức khỏe răng miệng và chất lượng cuộc sống.

Nhận biết chứng khô miệng và các triệu chứng đi kèm

Khô miệng là cảm giác khoang miệng khô khốc do không có nước bọt để giữ độ ẩm. Tình trạng này hiếm khi xảy ra đơn độc mà thường đi kèm với nhiều triệu chứng khác.

Khô miệng là dấu hiệu của bệnh gì
Khô miệng gây ra cảm giác khát liên tục, khó khăn khi ăn nhai, nuốt và giao tiếp

Các triệu chứng thường đi kèm với tình trạng khô miệng:

  • Khó khăn khi nhai thức ăn
  • Giảm vị giác
  • Có thể phát âm bình thường khi giao tiếp nhưng khô miệng gây ra cảm giác khó chịu nếu phải nói chuyện trong thời gian dài
  • Trường hợp khô miệng nặng còn có thể gây khát nước liên tục, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, quá trình học tập và lao động
  • Khô miệng khiến lưỡi dính chặt vào vòm miệng gây khó chịu và nhiều phiền toái trong cuộc sống
  • Trường hợp khô miệng kéo dài còn khiến thanh quản, họng bị khô và sưng viêm
  • Theo thời gian, khô miệng còn dẫn đến khô niêm mạc má và khô môi
  • Luôn cảm thấy khát nhưng tình trạng khô miệng không được cải thiện hoặc cải thiện không đáng kể ngay cả khi uống đủ nước
  • Quan sát trong khoang miệng nhận thấy bề mặt lưỡi khô, xuất hiện rãnh nứt, xung huyết và đỏ. Môi nứt nẻ, khóe mép nứt gây đau và khó chịu. Niêm mạc miệng tái màu hoặc xung huyết, bề mặt khô và có thể hiện tượng dính vào nhau.

Các nguyên nhân gây ra chứng khô miệng

Khô miệng có thể xảy ra sau khi tập thể thao cường độ mạnh, ít uống nước và nói chuyện trong thời gian dài. Tuy nhiên, đây chỉ là phản ứng tạm thời và hoàn toàn có thể cải thiện ngay sau khi bổ sung nước.

Bài viết chỉ tập trung đề cập đến các nguyên nhân gây ra tình trạng khô miệng kéo dài. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất:

1. Hút thuốc lá gây khô miệng

Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng khô miệng. Các nghiên cứu cho thấy, hóa chất độc hại trong thuốc tạo thành màng ngăn niêm mạc má, vòm họng và lưỡi khiến tuyến nước bọt giảm hoạt động. Theo thời gian, lượng nước bọt giảm dần và gây ra chứng khô miệng.

Khô miệng là dấu hiệu của bệnh gì
Khô miệng có thể bắt nguồn từ thói quen hút thuốc lá

Không chỉ là nguyên nhân gây ra chứng khô miệng, khói thuốc là còn gây tổn thương mô nha chu, men răng, làm tăng nguy cơ viêm họng hạt, ho khan, khàn tiếng và hôi miệng. Ngoài ra, hút thuốc lá trong thời gian dài còn gây ra hàng loạt các vấn đề sức khỏe khác.

2. Tác dụng phụ của thuốc

Khô miệng là tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng một số loại thuốc như:

chữa khô miệng
Khô miệng là tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc kháng histamine H1, thuốc chống trầm cảm,…
  • Thuốc kháng histamin H1: Thuốc kháng histamine H1 (Diphenhydramin, Chlorpheniramin, Cetirizin, Loratadin,…) được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh dị ứng. Do cơ chế tác động đến một số receptor ở não bộ nên thuốc có thể làm giảm hoạt động tiết dịch của cơ thể, bao gồm cả nước bọt.
  • Một số loại thuốc kháng sinh: Các loại kháng sinh như Colistin, Carbenicillin,… chứa một lượng nhỏ Na và K. Nếu sử dụng lâu dài, thận phải tăng cường đào thải để điều hòa huyết áp và bài tiết kháng sinh ra bên ngoài cơ thể. Điều này dẫn đến giảm bài tiết nước bọt khiến khoang miệng bị khô và khó chịu.
  • Thuốc chống trầm cảm: Các loại thuốc chống tầm cảm như Amitriphtylin, Fluoxetin,… cũng có thể gây khô miệng và hôi miệng – nhất là khi dùng cho người cao tuổi. Tương tự như thuốc kháng histamine H1, nhóm thuốc này cũng tác động đến các chất dẫn truyền thần kinh ở não bộ khiến tuyến nước bọt giảm bài tiết dịch.
  • Một số loại thuốc khác: Ngoài ra, chứng hôi miệng còn có thể làm tác dụng phụ khi dùng các loại thuốc như thuốc chứa hoạt chất Paraldehyde, thuốc lợi tiểu (Triamterene), thuốc trị trào ngược có chứa dimethyl sulfate,…

3. Ảnh hưởng của các bệnh lý

Khô miệng đôi khi là biểu hiện của một số bệnh lý nội khoa. Các bệnh lý này ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến nước bọt dẫn đến tình trạng giảm sản xuất dịch và gây khô miệng.

Các bệnh lý có thể gây ra chứng khô miệng:

  • Tiểu đường
  • Hội chứng Sjogren (là bệnh tự miễn mà trong đó các tế bào miễn dịch tự phá hủy tuyến nước mắt và nước bọt khiến khoang miệng và mắt luôn trong trạng thái khô)
  • Hội chứng HIV/ AIDS
  • Bệnh Parkinson
  • Bệnh Hodgkin (u lympho ác tính)

Hôi miệng do ảnh hưởng của các bệnh lý thường có tính chất dai dẳng và mãn tính. Trong trường hợp này, cần phải kiểm soát bệnh lý nguyên nhân để tránh cải thiện tình trạng giảm bài tiết nước bọt.

4. Hóa xạ trị

Hóa trị, xạ trị là các phương pháp được sử dụng trong điều trị ung thư. Mặc dù có thể kiểm soát sự phát triển của các tế bào ác tính nhưng các biện pháp này gây ra không ít tác động tiêu cực đối với sức khỏe. Một trong những tác dụng phụ thường gặp khi hóa xạ trị là khô miệng.

chữa khô miệng bằng cách nào
Khô miệng cũng có thể là tác dụng không mong muốn xảy ra khi hóa xạ trị điều trị ung thư

Thực tế cho thấy, một số loại thuốc điều trị ung thư có thể làm giảm tiết nước bọt hoặc có thể thay đổi bản chất của nước bọt khiến khoang miệng bị khô. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ hồi phục sau khi ngưng điều trị.

Ngoài hóa trị, xạ trị cũng là nguyên nhân gây khô miệng thường gặp. Các tia bức xạ được sử dụng để tiêu diệt tế bào ung thư có thể làm hư hại tuyến nước bọt. Mức độ khô miệng và khả năng hồi phục ở từng trường hợp phụ thuộc vào liều lượng của tia xạ và khu vực điều trị.

5. Giảm nội tiết tố gây hôi miệng

Thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai và mãn kinh được xem là yếu tố thuận lợi gây ra tình trạng hôi miệng. Dù chưa tìm được cơ chế chính xác nhưng thực tế đã cho thấy, nguy cơ mắc hôi miệng tăng lên đáng kể sau khi mãn kinh.

6. Ảnh hưởng của quá trình lão hóa

Lão hóa là quá trình tất yếu xảy ra khi các tế bào trong cơ thể già và suy yếu dần theo thời gian. Tương tự như các cơ quan khác, tuyến nước bọt cũng bị thoái hóa khi độ tuổi tăng cao. Do đó, người cao tuổi thường có số lượng nước bọt thấp hơn so với trẻ nhỏ và người trẻ tuổi.

chữa khô miệng bằng cách nào
Người cao tuổi có lượng nước bọt ít hơn người trẻ tuổi do ảnh hưởng của quá trình thoái hóa

Theo số liệu thống kê, có đến 25% người cao tuổi mắc chứng khô miệng. Trong khi đó ở những lứa tuổi khác, tỷ lệ này chỉ chiếm khoảng 10%. Điều này phần nào có thể chứng minh được vai trò tuổi tác trong cơ chế bệnh sinh.

7. Thở bằng miệng khi ngủ

Thở bằng miệng khi ngủ là thói quen khá phổ biến ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Tuy nhiên, thói quen này có thể gây ra tình trạng khô miệng do quá trình thoát hơi nước. Ngoài ra, thở bằng miệng khi ngủ còn là nguyên nhân gây hôi miệng, tăng nguy cơ mắc các bệnh nha khoa và viêm đường hô hấp trên.

chữa khô miệng bằng cách nào
Thở bằng miệng khi ngủ làm thoát hơi nước trong khoang miệng dẫn đến tình trạng khô miệng

8. Tổn thương dây thần kinh

Trong một số ít trường hợp, khô miệng có thể bắt nguồn từ tổn thương dây thần kinh do chấn thương hoặc do ảnh hưởng của phẫu thuật đầu, cổ. Tình trạng này chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và có thể thuyên giảm dần sau khi dây thần kinh hồi phục trở lại.

9. Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân trên, chứng khô miệng còn có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác như:

  • Dùng quá nhiều thức uống chứa caffeine
  • Nghiện rượu bia
  • Sử dụng chất kích thích

Chứng khô miệng có nguy hiểm không?

Nước bọt đóng góp nhiều vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Ngoài tác dụng làm mềm thức ăn, tăng vị giác và hỗ trợ chức năng tiêu hóa, nước bọt còn giúp trung hòa axit từ vi khuẩn, tái khoáng men răng và ức chế sự phát triển quá mức của virus, vi khuẩn, nấm men.

Nước bọt còn có chức năng giữ ẩm lưỡi, niêm mạc miệng và cổ họng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ăn uống và giao tiếp. Vì vậy, chứng khô miệng ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt.

chữa khô miệng bằng cách nào
Khô miệng kéo dài làm tăng nguy cơ sâu răng và nhiều vấn đề nha khoa thường gặp khác

Ngoài ra, khô miệng không được điều trị còn dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như:

  • Ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, tăng áp lực lên thực quản và dạ dày
  • Giảm cảm giác thèm ăn, mệt mỏi, ăn uống kém khiến cơ thể suy nhược
  • Tăng nguy cơ sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu và có thể tiến triển nặng gây tiêu xương hàm, răng lung lay và gãy rụng
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho virus, nấm và vi khuẩn phát triển dẫn đến hàng loạt các vấn đề về sức khỏe
  • Gây nứt nẻ môi hoặc thậm chí là chảy máu

Khi mới khởi phát, chứng khô miệng chỉ gây phiền toái khi sinh hoạt. Tuy nhiên theo thời gian, chứng bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vì vậy khi có dấu hiệu khô miệng, nên tiến hành thăm khám sớm để được điều trị kịp thời.

Chẩn đoán chứng khô miệng

Điều trị hôi miệng tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Do đó trước khi can thiệp các phương pháp khắc phục, cần tìm gặp bác sĩ để thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán cần thiết.

cách chữa bệnh khô miệng
Cần tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân gây khô miệng trước khi điều trị

Chẩn đoán chứng hôi miệng bao gồm các bước sau:

  • Khám lâm sàng: Khám lâm sàng là bước đầu tiên trong chẩn đoán chứng khô miệng. Đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm khám ngoài miệng, sau đó quan sát các mô mềm, mô cứng và tuyến nước bọt bên trong khoang miệng.
  • Khai thác triệu chứng: Ngoài khám lâm sàng, bác sĩ sẽ khai thác triệu chứng mà người bệnh gặp phải. Chứng khô miệng gây ra rất nhiều phiền toái như uống rất nước nước do khát liên tục, tiểu nhiều, chức năng nói, nhai và nuốt bị cản trở do giảm sản xuất nước bọt.
  • Các xét nghiệm: Tùy theo biểu hiện lâm sàng của từng bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như sinh thiết tuyến nước bọt, xét nghiệm máu, X-Quang,… Các xét nghiệm này được thực hiện nhằm chẩn đoán nguyên nhân gây khô miệng.

Cách điều trị khô miệng an toàn, hiệu quả

Khô miệng là biểu hiện của rối loạn tuyến nước bọt thường xảy ra do các bệnh mãn tính. Thực tế, điều trị chứng bệnh này khá phức tạp và chủ yếu là kiểm soát triệu chứng.

Dưới đây là biện pháp được áp dụng trong điều trị khô miệng:

1. Điều trị bệnh lý nguyên nhân

Đa phần các trường hợp khô miệng đều xảy ra do ảnh hưởng của các vấn đề sức khỏe. Do đó để giảm mức độ khô miệng, cần thăm khám và điều trị bệnh lý nguyên nhân.

Thực tế, đa phần các bệnh lý gây khô miệng đều là bệnh mãn tính và gần như không thể chữa khỏi. Tuy nhiên, các bệnh lý này có thể được kiểm soát phần nào thông qua phương pháp y tế và điều chỉnh lối sống.

2. Sử dụng thuốc, nước bọt nhân tạo

Ngoài điều trị bệnh lý nguyên nhân, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc và nước bọt nhân tạo để làm giảm chứng khô miệng. Mục đích của biện pháp này là cải thiện triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị chứng khô miệng:

  • Nước bọt nhân tạo: Nước bọt nhân tạo là các sản phẩm được bào chế ở dạng gel, miếng gạc, nước súc miệng, thuốc xịt hoặc viên tan trong miệng với thành phần chính là hydroxyethyl cellulose và carboxymethyl cellulose. Các loại nước bọt nhân tạo chỉ cho tác dụng tại chỗ (làm ẩm, mềm niêm mạc miệng) nên có thể dùng trong thời gian dài.
  • Thuốc kích thích tiết nước bọt: Các loại thuốc như Pilocarpine hoặc Cevimeline có tác dụng tăng tiết tuyến mồ hôi, tuyến lệ, tuyến dạ dày, tuyến tụy và tuyến nước bọt. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định dùng các loại thuốc này để giảm chứng khô miệng. Tuy nhiên, thuốc kích thích tiết nước bọt không được khuyến cáo sử dụng dài hạn.
  • Liệu pháp fluor: Khô miệng kéo dài làm tăng nguy cơ sâu răng và nhiều vấn đề nha khoa. Khác với người bình thường, sâu răng tiến triển nhanh hơn ở bệnh nhân giảm tiết nước bọt. Để phòng ngừa biện pháp này, bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng khay đeo chứa fluor để sử dụng vào ban đêm. Ngoài ra, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thêm nước súc miệng chứa Chlorhexidine để ngăn ngừa sâu răng.

3. Chăm sóc, cải thiện tại nhà

Bên cạnh các biện pháp y tế, bệnh nhân cũng có thể áp dụng một số phương pháp giảm chứng khô miệng ngay tại nhà như:

nguyên nhân gây khô miệng
Nhai kẹo cao su không đường có thể làm giảm chứng khô miệng và phòng ngừa sâu răng
  • Có thể đề nghị bác sĩ thay thế loại thuốc nếu tình trạng khô miệng gây ra cảm giác khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
  • Cai thuốc lá, rượu bia và chất kích thích. Nếu cần thiết, nên tìm gặp bác sĩ để được tư vấn phác đồ phù hợp giúp quá trình cai thuốc, rượu bia diễn ra thuận lợi.
  • Chia nhỏ 2.5 lít nước thành nhiều phần nhỏ và uống mỗi 20 phút để giảm khô miệng. Hoặc có thể ngậm từng viên đá nhỏ để làm ẩm miệng và giảm cảm giác khó chịu do chứng khô miệng gây ra.
  • Ngậm kẹo không đường hoặc nhai kẹo cao su chứa xylitol (chất tạo ngọt tự nhiên từ rau củ) để kích thích khoang miệng tiết nước bọt. Ngoài ra, nhai kẹo cao su còn giúp làm sạch các mảng thức ăn bám vào kẽ răng và các rãnh của mặt nhai.
  • Thay đổi thói quen thở bằng miệng khi ngủ. Ngoài ra, nên dưỡng ẩm môi bằng son dưỡng và sử dụng máy làm ẩm không khí để làm giảm triệu chứng khó chịu do chứng khô miệng gây ra.
  • Hạn chế sử dụng thức ăn chứa đường, axit, món ăn mặn hoặc cay vì có thể làm tăng nguy cơ sâu răng, đồng thời gây kích ứng lên bề mặt lưỡi, niêm mạc miệng và má trong.

Chứng khô miệng là biểu hiện của tình trạng rối loạn tuyến nước bọt do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dù ít khi đe dọa đến sức khỏe nhưng tình trạng này gây ra rất nhiều phiền toái. Do đó ngay khi phát hiện các dấu hiệu khác thường, nên chủ động thăm khám để được điều trị kịp thời, tránh trường hợp bệnh chuyển biến nặng dẫn đến nhiều biến chứng không thể khắc phục.

Tham khảo thêm:

4.7/5 - (3 bình chọn)

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!