Áp xe răng có tự khỏi không? Phải làm sao?

Áp xe răng có tự khỏi không là một trong những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Được biết, bệnh lý này hoàn toàn không thể tự khỏi như các bệnh nha khoa có mức độ nhẹ. Ngược lại nếu không thăm khám và điều trị sớm, bệnh có thể chuyển biến nặng và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. 

áp xe răng có tự khỏi không
Áp xe răng có tự khỏi không?

Áp xe răng có tự khỏi không?

Áp xe là túi mủ chứa tế bào chết, mô da, niêm mạc cùng với vi khuẩn và các tế bào bạch cầu bị tiêu diệt (tế bào miễn dịch của cơ thể). Áp xe có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể – ngay cả răng. Áp xe răng là tình trạng nhiễm trùng răng nặng, đặc trưng bởi sự hình thành túi mủ ở mô nha chu hoặc chân răng.

Bệnh lý này thường phát triển từ sâu răng nặng không được điều trị hoặc do bệnh viêm nha chu tiến triển. Cả hai bệnh lý này đều tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và xâm nhập vào các cơ quan như chân răng (chóp răng), mô nướu gây viêm nhiễm tại đây.

Thông thường, một số bệnh nha khoa như sâu men nhẹ và viêm lợi có thể tự khỏi nếu giữ vệ sinh răng miệng đúng cách. Do đó, khá nhiều bệnh nhân thắc mắc “Bị áp xe răng có tự khỏi không?”. Theo các bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt, bệnh áp xe răng hoàn toàn không thể tự khỏi. Ngược lại, bệnh có thể nặng dần hơn theo thời gian gian nếu không được điều trị kịp thời.

áp xe răng có tự khỏi không
Bệnh áp xe răng hoàn toàn không thể tự khỏi nếu không được điều trị sớm

So với các bệnh răng miệng thường gặp, áp xe răng có mức độ nguy hiểm và tiến triển nhanh hơn. Thực tế cho thấy, đã có nhiều trường hợp nhiễm trùng lây lan dẫn đến xương ổ răng gây tiêu xương hàm, viêm xoang hàm, áp xe niêm mạc má, mất răng vĩnh viễn hoặc thậm chí là viêm nội tâm mạc, thấp khớp, nhiễm trùng máu do áp xe răng không được chữa trị kịp thời.

Tóm lại, áp xe răng không thể tự khỏi nếu không điều trị y tế. Do đó, bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy các triệu chứng bất thường như răng đau nhói, đau nhức dữ dội, nướu sưng đỏ, dễ chảy máu, ê buốt và khó chịu khi ăn uống.

Phải làm sao khi bị áp xe răng?

Ngay khi nghi ngờ bị áp xe chân răng và áp xe nha chu (túi mủ xuất hiện ở mô nướu), bạn nên đến phòng khám, bệnh viện trong thời gian sớm nhất. Nếu chưa thể đến cơ sở y tế, có thể giảm đau tạm thời bằng một số mẹo tại nhà.

1. Áp dụng mẹo giảm đau cấp tốc tại nhà

Rất nhiều trường hợp khởi phát các triệu chứng đầu tiên của bệnh áp xe răng vào ban đêm. Trong thời gian chưa thể đến bệnh viện, bạn có thể áp dụng một số mẹo giảm đau cấp tốc tại nhà như:

áp xe răng có tự khỏi không
Chườm lạnh là biện pháp an toàn giúp giảm đau nhức và hạ sốt do áp xe răng gây ra
  • Chườm đá: Chườm túi đá vào bên má của răng bị áp xe từ 15 – 20 phút có thể giảm phần nào cảm giác sưng đỏ nướu và đau nhức răng. Nhiệt độ lạnh sẽ làm co mạch máu, hỗ trợ làm cải thiện hiện tượng sưng viêm và phù nề. Ngoài ra, chườm lạnh còn giúp hạn chế cảm giác sưng nóng ở góc hàm và hạ sốt hiệu quả.
  • Sử dụng thảo dược: Dùng một số thảo dược có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm như bạc hà, đinh hương, hạt cau, lá trầu không,… súc miệng có thể giảm các triệu chứng khó chịu do áp xe răng gây ra. Vì vậy, bạn có thể tận dụng các nguyên liệu để giảm cơn đau do áp xe răng trong thời gian chưa thể đến bệnh viện.
  • Dùng thuốc không kê toa: Trong trường hợp răng đau nhức dữ dội kèm theo sốt nhẹ đến sốt cao, bạn có thể sử dụng Paracetamol – thuốc giảm đau không kê toa để cải thiện. Loại thuốc này có tác dụng giảm cơn đau có mức độ từ nhẹ đến trung bình và hạ sốt. Paracetamol tương đối an toàn ở liều điều trị và có thể sử dụng cho cả trẻ em, người lớn.

2. Thăm khám và điều trị y tế

Áp xe răng là bệnh lý nha khoa có mức độ nghiêm trọng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, bạn nên sắp xếp đến bệnh viện, phòng khám để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn điều trị.

áp xe răng có tự khỏi không
Nếu nghi ngờ bị áp xe răng, nên tìm gặp nha sĩ trong thời gian sớm nhất để được điều trị kịp thời

Các phương pháp điều trị được áp dụng trong điều trị áp xe răng bao gồm:

  • Chích rạch áp xe: Chích rạch áp xe là kỹ thuật dẫn lưu mủ nhằm kiểm soát hiện tượng viêm nhiễm ở chân răng và mô nướu. Đây là phương pháp được áp dụng đầu tiên trong tất cả trường hợp áp xe răng. Chích rạch áp xe kịp thời có thể ngăn ngừa vi khuẩn lây lan sang những cơ quan kế cận và những cơ quan xa như khớp, tim,…
  • Sử dụng thuốc: Sau khi chích rạch áp xe, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh, giảm đau và chống viêm từ 5 – 7 ngày. Kháng sinh được sử dụng nhằm kiểm soát viêm nhiễm và ngăn chặn vi khuẩn lây lan sang các cơ quan khác. Trong khi đó, các loại thuốc còn lại được dùng để làm giảm các triệu chứng do áp xe răng gây như đau nhức, sốt, phù nề, sưng đỏ nướu.
  • Điều trị tủy (điều trị nội nha): Điều trị nội nha được áp dụng sau khi hiện tượng viêm nhiễm ở chân răng đã được kiểm soát. Kỹ thuật này được thực hiện nhằm loại bỏ phần tủy bị hoại tử, sau đó bơm rửa sạch, làm khô và trám bít bằng vật liệu nhân tạo. Điều trị nội nha giúp bảo tồn răng và giải quyết triệt để ổ viêm nhiễm tích tụ trong khoang tủy.
  • Nhổ răng: Trong trường hợp răng tổn thương nặng và không thể hồi phục, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng để giải quyết ổ viêm nhiễm triệt để, đồng thời phòng ngừa vi khuẩn lây lan sang những cơ quan kế cận và những cơ quan xa. Sau khi nhổ răng, bạn phải can thiệp các kỹ thuật phục hình để tránh tiêu xương răng, phục hồi chức năng thẩm mỹ và sinh lý của răng.

Trên đây là những thông tin giải đáp “Bị áp xe răng có tự khỏi không?” và hướng dẫn một số biện pháp xử lý khi nghi ngờ mắc bệnh lý này. Để được hướng dẫn cụ thể hơn, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt trong thời gian sớm nhất.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!