Bị viêm lợi có ăn được thịt gà không?

“Bị viêm lợi có ăn được thịt gà không?” là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Thịt gà là một trong những nhóm thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, không ít trường hợp mắc bệnh lý sau khi ăn thì gà các triệu chứng trở nên nặng nề hơn. Theo các chuyên gia đầu ngành, người bị viêm lợi có thể ăn thịt gà, nhưng cần dung nạp vừa đủ và chế biến đúng cách.

Bị viêm lợi có ăn được thịt gà không?
“Bị viêm lợi có ăn được thịt gà không?” là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm

Bị viêm lợi có ăn được thịt gà không?

Viêm lợi hay viêm nướu răng đặc trưng bởi tình trạng lợi/ nướu (những mô mềm có màu hồng bao quanh răng) bị đau nhức và sưng đỏ. Bệnh lý được xem là giai đoạn đầu của bệnh viêm nha chi – tình trạng viêm nhiễm các tổ chức nâng đỡ răng (bao gồm xương ổ răng, nướu, dây chằng nha chu,…).

Viêm lợi là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến, có thể khởi phát ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Các triệu chứng bệnh lý nếu không được thăm khám, điều trị và chăm sóc đúng cách có thể phát sinh những biến chứng nguy hiểm.

Bên cạnh tuân thủ các biện pháp y tế theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa, người bệnh cần chú ý đến việc xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, hỗ trợ tăng cường sức khỏe răng miệng cũng như hạn chế áp lực lên vùng mô nướu bị thương tổn, khiến triệu chứng trở nên nặng nề hơn. Theo đó, nhiều người bệnh thắc mắc liệu “Bị viêm lợi có ăn được thịt gà không?”.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi thực phẩm đều có có mặt lợi và mặt hại nhất định nếu dung nạp với lượng quá nhiều. Đối với thịt gà chứa hàm lượng đạm dồi dào, cung cấp các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Do đó, người bị viêm lợi có thể bổ sung loại thực phẩm này vào chế độ ăn hàng ngày.

Hiện vẫn chưa có thông tin liên quan đến việc ăn thịt gà thúc đẩy triệu chứng bệnh viêm lợi tiến triển nặng nề. Tuy nhiên, thực tế nhiều người sau khi ăn thịt gà có biểu hiện đau nhức, sưng đỏ vùng lợi và chân răng. Để lý giải tình trạng này, các chuyên gia cho rằng, thịt gà có có kết dạng sợi, khá dai, tính dính và rất dễ bám vào kẽ răng. Do đó, nếu vệ sinh răng miệng không sạch sau khi ăn thịt gà có thể khiến sớ thịt dư thừa bám vào kẽ răng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ gây sưng viêm, đau nhức tại vùng lợi bị tổn thương.

Nhìn chung, các thành phần dưỡng chất có trong thịt gà không gây đau nhức, sưng viêm và khiến các triệu chứng bệnh viêm lợi trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sau khi ăn và chế biến thành những món ăn mềm, dễ nhai tránh gây áp lực lên vùng nướu bị thương tổn.

Những trường hợp bị viêm lợi kiêng thịt gà có thể gây thiếu hụt dưỡng chất quan trọng, đặc biệt là vitamin K. Đây được biết đến là nguồn vi chất có vai trò quan trọng trong việc duy trì nguồn năng lượng của cơ thể cũng như tái tạo những tế bào bị thương tổn. Việc thiếu hụt vitamin K sẽ khiến tình trạng viêm lợi trở nên nặng nề hơn.

Chế độ ăn uống hợp lý dành cho người bị viêm lợi

Việc ăn uống tác động trực tiếp đến hoạt động tái tạo mô cũng như phục hồi những vùng nướu bị thương tổn, đồng thời phòng ngừa viêm lợi tái phát lâu dài. Người bị viêm nướu răng nên tăng cường bổ sung những thực phẩm có lợi cho sức khỏe răng miệng, ưu tiên các món ăn mềm, dễ nhai, dễ tiêu hóa.

Chế độ ăn uống hợp lý dành cho người bị viêm lợi
Người bị viêm nướu răng nên tăng cường bổ sung những thực phẩm có lợi cho sức khỏe răng miệng, ưu tiên các món ăn mềm, dễ nhai, dễ tiêu hóa

Người bị viêm lợi nên ăn gì?

Dưới đây là một số nhóm thực phẩm được khuyến khích bổ sung cho người bị viêm lợi cũng như những vấn đề liên quan đến răng miệng như:

  • Rau củ quả giàu chất xơ: Với hàm lượng chất xơ dồi dào có trong nhóm thực phẩm này sẽ giúp làm sạch khoang miệng, thúc đẩy hoạt động tiết nước bọt để làm sạch răng và mô nướu hiệu quả. Theo đó, bạn có thể bổ sung những thực phẩm như cà rốt, cần tây, các loại rau có màu xanh, bông cải, súp lơ,… vào chế độ ăn hàng ngày.
  • Những loại trái cây chứa nhiều vitamin C: Người bị viêm lợi nên bổ sung những loại trái cây chứa hàm lượng vitamin C dồi dào vào chế độ ăn hàng ngày giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại những vi khuẩn gây hại ở khoang miệng như cam, quýt, bởi, dâu tây,…
  • Thực phẩm chứa axit lactic: Bao gồm sữa bò tươi, sữa chua, bánh mì,… bên cạnh giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn thì nhóm thực phẩm này còn mang lại hiệu quả trong việc cải thiện hoạt động tiêu hóa.
  • Mật ong: Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, tiêu viêm, làm dịu đau nhức và hỗ trợ phục hồi những tế bào bị thương tổn hiệu quả. Bạn có thể cải thiện bệnh lý bằng cách uống nước mật ong pha với chanh vào mỗi buổi sáng.
  • Tỏi, gừng: Đây là các loại gia vị rất tốt cho sức khỏe răng miệng cũng như mang nhiều lợi ích cho cơ thể như sát trùng, kháng khuẩn, chống viêm nhiễm. Bạn có thể bổ sung nguyên liệu vào những món ăn hàng ngày hoặc giã nát rồi đắp lên vùng nướu để cải thiện sưng viêm, giảm đau.
  • Trà xanh: Trà xanh chứa những thành phần hoạt chất có công dụng kháng viêm, dự phòng các triệu chứng bệnh lý trở nên nặng nề hơn. Bên cạnh đó, việc sử dụng nước trà xanh súc miệng hàng ngày còn giúp làm giảm sưng viêm và giảm đau hiệu quả, ngăn ngừa viêm nướu.

Người bị viêm nướu răng nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh những nhóm thực phẩm cần bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày, người bệnh cần kiêng và hạn chế một số thực phẩm, thức uống có thể khiến tổn thương vùng mô nướu trở nên nặng nề hơn. Cụ thể:

  • Kiêng thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đường và axit: Các thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột có thể làm tăng mảng bám trên bề mặt răng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, khiến tình trạng bệnh lý trở nên nặng nề hơn. Bên cạnh đó, những thực phẩm chứa nhiều axit khiến vùng mô nướu bị tổn thương bị đau rát, lở loét và tăng khả năng lan rộng sang những vùng lân cận.
  • Những thực phẩm có thể gây khô miệng: Các món ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào, thực phẩm cay có thể hạn chế hoạt động tiết nước bọt. Nước bọt có tác dụng bảo vệ nướu và răng trước sự tấn công của vi khuẩn trong khoang miệng. Do đó, trường hợp bị khô miệng sẽ có cảm giác đau nhức, tăng nhiệt ở vùng lợi.
  • Kiêng đá lạnh, kem: Những trường hợp bị đau răng, viêm lợi hoặc viêm chân răng nên kiêng những thực phẩm lạnh. Trong đó, trong kem còn chứa nhiều đường, điều này có thể kích thích nướu răng trở nên nhạy cảm, răng bị ê buốt và dễ tổn thương.
  • Kiêng các loại kẹo: Với những trường hợp bị viêm lợi và những vấn đề về răng miệng khác cần kiêng những loại kẹo ngọt như kẹo ngậm, kẹo mút, kẹo dẻo,… Bởi những loại kẹo này sẽ khiến tình trạng viêm nướu trở nên nặng nề hơn.

Cách chăm sóc răng miệng phòng ngừa viêm lợi hiệu quả

Vệ sinh răng miệng đúng cách được xem là một trong những biện pháp giúp kiểm soát và phòng ngừa các triệu chứng viêm lợi hiệu quả. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa các mảng bám hình thành trên bề mặt răng, ngăn ngừa sưng viêm nướu và chảy máu chân răng.

Hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng giúp kiểm soát bệnh viêm lợi:

Cách chăm sóc răng miệng phòng ngừa viêm lợi hiệu quả
Chải răng thường xuyên và đúng cách sẽ hạn chế các mảng bám hình thành và ngăn ngừa vi khuẩn hoạt động quá mức
  • Mỗi ngày chải răng ít nhất từ 2 – 3 lần sau khi ăn và trước khi ngủ khoảng 60 phút. Chải răng thường xuyên và đúng cách sẽ hạn chế các mảng bám hình thành và ngăn ngừa vi khuẩn hoạt động quá mức.
  • Nên lựa chọn những loại bàn chải có kích thước phù hợp, lông chải mềm, mảnh giúp làm sạch những mảng bám tích tụ ở kẽ răng. Bên cạnh đó, nên chú ý thay bàn chải theo định kỳ từ 4 tháng/ lần.
  • Để tăng cường hiệu quả làm sạch, bạn có thể tham khảo dùng bàn chải điện hoặc máy tăm nước. Những sản phẩm này có khả năng làm sạch răng miệng tốt hơn so với những sản phẩm thông thường.
  • Sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để làm sạch thức ăn thừa ở kẽ răng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên súc miệng với dung dịch sát khuẩn để tiêu diệt vi khuẩn ở khoang miệng hiệu quả.
  • Bổ sung nhiều nước để làm sạch những mảng bám ở bề mặt răng, đồng thời ngăn ngừa hình thành vôi răng. Bạn cũng có thể nhai kẹo cao su không đường để làm sạch khoang miệng cũng như kích thích tiết nước bọt. Trên thực tế, bên cạnh tác dụng làm mềm thức ăn thì nước bọt còn giúp trung hòa axit, kiểm soát sự phát triển quá mức của vi khuẩn.
  • Để tăng cường sức đề kháng cho khoang miệng, bạn nên ưu tiên sử dụng các loại kem đánh răng, nước súc miệng có chứa fluor. Bên cạnh đó, bổ sung những thực phẩm giàu khoáng chất giúp cải thiện men răng, giúp mô nướu khỏe mạnh, giảm sưng viêm và chảy máu.
  • Cạo vôi răng định kỳ từ 3 – 6 tháng mỗi lần giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nướu răng, viêm nha chu. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đến nha khoa thăm khám thường xuyên giúp phát hiện, xử lý những vấn đề răng miệng tiềm ẩn.

Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc “Bị viêm lợi có ăn được thịt gà không?” và một số vấn đề liên quan. Hy vọng thông tin bài viết giúp người bệnh dễ dàng hơn trong việc kiêng cữ và bổ sung những thực phẩm thiết yếu trong chế độ ăn uống hàng ngày. Theo đó, người bệnh vẫn có thể ăn thịt gà, tuy nhiên cần chú ý chế biến ở dạng những món ăn mềm, dễ nhai và vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn để tránh phát sinh tình trạng viêm nhiễm, đau nhức.

Tham khảo thêm:

5/5 - (2 bình chọn)

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!