Mách Bạn 12 Cách Cầm Máu Sau Khi Nhổ Răng Hiệu Quả Nhanh

Cố định bằng băng gạc, nâng cao đầu, nghỉ ngơi, dùng túi trà đen hoặc dầu đinh hương… là những cách cầm máu sau khi nhổ răng hiệu quả. Những cách này giúp máu đông nhanh hơn, giảm đau và sưng tấy ở vùng có răng bị nhổ. Đồng thời tăng tốc độ chữa lành tổn thương mô mềm sau nhổ răng.

Cách cầm máu sau khi nhổ răng hiệu quả
Các cách cầm máu sau khi nhổ răng hiệu quả gồm nâng cao đầu, nghỉ ngơi, dùng túi trà đen…

Vì sao nhổ răng bị chảy máu kéo dài?

Khi nhổ răng, mạch máu ở những niêm mạc xung quanh sẽ bị tổn thương. Điều này khiến máu chảy nhiều và kéo dài sau khi nhổ răng. Mặt khác, máu cũng có thể chảy từ mạch máu lớn hơn hoặc màng xương.

Thông thường chảy máu sau nhổ răng có thể được cầm lại trong vòng 1 tiếng, sau 3 – 4 tiếng có thể ngừng chảy máu hoàn toàn. Tuy nhiên chảy máu kéo dài có thể xảy ra ở những trường hợp sau:

  • Người sử dụng thuốc chống đông máu
  • Thiếu vitamin C
  • Nữ giới đang trong chu kỳ kinh nguyệt
  • Người có bệnh lý tiềm ẩn. Chẳng hạn như bệnh về máu (như giảm tiểu cầu…), u máu xương hàm…
  • Vận động mạnh vùng miệng
  • Ổ viêm hoặc chân răng chưa được loại bỏ hoàn toàn, tổn thương mạch máu lớn.

Hướng dẫn 12 cách cầm máu sau khi nhổ răng hiệu quả

Nhổ răng chảy máu kéo dài thường phổ biến hơn ở những người nhổ răng hàm (đặc biệt là răng khôn). Để cầm máu sau khi nhổ răng hiệu quả, bạn áp dụng những cách chăm sóc và cầm máu phù hợp.

Nhổ răng khôn có thể đau tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Dưới đây là một số điều bạn cần biết: Vị trí mọc: Răng khôn mọc ở vị trí nào có thể ảnh hưởng đến cảm giác đau khi nhổ [1]. Tiểu phẫu răng khôn: Nếu cần tiểu phẫu, có thể có đau nhưng thường được kiểm soát bằng thuốc giảm đau [2]. Thời gian hồi phục: Cảm giác đau thường giảm sau 2-3 ngày, và vết thương sẽ lành sau 1-2 tuần [3]. Trong một số trường hợp, nhổ răng khôn gây đau nhiều cần liên hệ ngay với bác sĩ nha khoa của bạn để biết thông tin và cách hỗ trợ chính xác nhất [4].

Mục tiêu chính của quá trình cầm máu là ổn định vùng bị thương, giúp cơ thể hình thành cục máu đông tại chỗ. Đồng thời đảm bảo cục máu đông nguyên vẹn để tăng tốc độ lành lại của mô sau bị thương, vị trí nhổ răng được bịt kín hoàn toàn.

Dưới đây là một số cách cầm máu sau khi nhổ răng hiệu quả và nhanh chóng:

1. Tạo áp lực vững chắc

Sau khi nhổ răng, bệnh nhân được yêu cầu gắn một miếng gạc để thấm máu. Đồng thời tạo áp lực vững chắc giúp hình thành cục máu đông và ngăn chảy máu. Thông thường máu có thể được cầm lại từ 30 phút đến 1 tiếng, có thể tháo gạc sau 3 đến tiếng đồng hồ.

Trong nhiều trường hợp, máu hoặc mùi tanh lẫn với nước bọt, một lượng máu nhỏ vẫn tiếp tục chảy. Những trường hợp này cần thay băng gạc sạch. Sau đó tiếp tục tạo áp lực vững chắc trong 24 giờ. Hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa nếu máu vẫn tiếp tục chảy.

Tạo áp lực vững chắc bằng một miếng gạc
Tạo áp lực vững chắc bằng một miếng gạc có kích thước đủ lớn để hình thành cục máu đông

Lưu ý:

  • Băng gạc phải vô khuẩn và đủ lớn để che phủ vết thương nhưng vẫn đảm bảo ngậm miệng thoải mái, không gây mỏi hàm.

2. Bảo vệ và chăm sóc vùng bị thương

Trong khi hình thành cục máu đông (trong vòng 24 – 48 giờ đầu), cần tránh thực hiện những hoạt động làm ảnh hưởng đến vùng bị thương. Điều này giúp ổ răng trống có thời gian liền lại và không bị xáo trộn, tránh chảy máu tái phát.

Một số biện pháp bảo vệ và chăm sóc vùng bị thương:

  • Không rửa mạnh hoặc khạc nhổ mạnh
  • Không nên uống nước nóng để tránh giãn mạch, tăng lưu thông máu hoặc kích thích mô tại ổ răng trống.
  • Không chải trực tiếp vào ổ răng trống trong 3 ngày đầu sau nhổ răng để tránh cục máu đông tan ra. Nên lựa chọn bàn chải có lông chảy mềm và đầu chải nhỏ để tránh làm tổn thương các mô mềm xung quanh.
  • Giữ cho khoang miệng và vết nhổ răng sạch sẽ để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.
  • Không nên thay đổi áp suất không khí bằng cách ngậm miệng, ngoáy mũi/ xì mũi, dùng ống hút, chơi nhạc cụ hoặc hút thuốc lá.

Việc khạc nhổ quá mức, hút thuốc lá, ngậm ống hút và tạo lực hút mạnh sẽ khiến vết nhổ răng bị chảy máu. Đồng thời làm tăng nguy cơ mắc chứng ổ cắm khô. Đây là một tình trạng đau đớn nghiêm trọng khi không khí làm tan cục máu đông.

3. Sử dụng túi trà đen

Dùng túi trà đen chườm lên vùng bị thương là một trong những cách cầm máu sau khi nhổ răng hiệu quả. Túi trà chứa một lượng lớn axit tannic (một loại polyphenol). Chất này có khả năng thúc đẩy quá trình hình thành máu đông. Từ đó cầm máu sau nhổ răng hiệu quả.

Ngoài ra trà đen có khả năng làm co mạch máu và mô, ngăn lượng máu đi qua vùng tổn thương và giúp cầm máu. Một số chất chống oxy hóa và vitamin trong túi trà còn thúc đẩy quá trình chữa lành mô mềm bị thương. Đồng thời giảm sưng, ngăn viêm và các bệnh nhiễm trùng, làm dịu cơn đau.

Sử dụng túi trà đen giúp cầm máu sau khi nhổ răng
Sử dụng túi trà đen giúp giảm sưng, viêm và đau đớn, cầm máu sau nhổ răng hiệu quả

Cách sử dụng túi trà hiệu quả:

  • Dùng một túi trà lọc ngâm trong nước ấm và để nguội
  • Gấp túi trà và đắp lên ổ răng
  • Giữ yên khoảng 30 phút.

4. Nâng cao đầu

Đây là một trong những cách cầm máu sau khi nhổ răng hiệu quả. Sau khi nhổ răng hoặc phẫu thuật trong miệng, giữ đầu cao hơn tim giúp máu lưu thông về tim dễ dàng, huyết áp giảm khiến máu chảy chậm lại. Điều này giúp thúc đẩy quá trình cầm máu sau nhổ răng và giảm sưng hiệu quả.

5. Nghỉ ngơi

Hãy nghỉ ngơi hoàn toàn trong vòng vài giờ sau khi nhổ răng. Điều này giúp cơ thể hồi phục, chống mệt mỏi, tạo điều kiện cho mô được chữa lành và hình thành cục máu đông. Từ đó giảm nguy cơ chảy máu kéo dài.

Trong vòng 48 – 72 giờ sau nhổ răng, chỉ nên vận động nhẹ nhàng. Tránh hoạt động thể chất gắng sức (nâng vật, vận động mạnh…), không cúi xuống trong thời gian dài… Bởi những điều này khiến tim hoạt động nhanh hơn và khó khăn hơn. Từ đó làm tăng huyết áp và lượng máu chảy ra, cản trở quá trình đông máu.

Chính vì thế hãy nghỉ ngơi đầy đủ, tránh vận động gắng sức hoặc tập thể dục với cường độ độ cho đến khi ổ răng trống không còn chảy máu và trở lại bình thường.

6. Thận trọng khi ăn uống

Trong vòng 24 – 48 giờ sau khi nhổ răng, bạn nên ưu tiên những món ăn lỏng, mềm, dễ nhai và nuốt. Chẳng hạn như cháo thịt bầm, súp… Không nên ăn những loại thực phẩm khô, cứng hoặc dai. Bởi những loại thực phẩm này có thể làm ảnh hưởng đến ổ răng trống, tăng mức độ đau và chảy máu.

Ăn những món ăn lỏng, mềm, dễ nhai và nuốt
Ăn những món ăn lỏng, mềm, dễ nhai và nuốt để tránh ảnh hưởng đến ổ răng trống, ngăn đau và chảy máu

Ngoài ra nên tăng cường bổ sung vitamin A, C, D, E, omega-3, canxi và các khoáng chất khác từ nước ép trái cây, thực phẩm tươi và lành mạnh. Những thành phần dinh dưỡng này có thể giúp kháng viêm, giảm chảy máu, chống nhiễm trùng và giảm đau.

Lưu ý không nên sử dụng ống hút bởi nó có thể làm tan cục máu đông và khiến máu chảy nhiều hơn. Ngoài ra không nên ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ để tránh kích thích vùng bị thương.

7. Không uống rượu và hút thuốc lá

Không uống rượu và hút thuốc lá ít nhất 3 ngày sau khi nhổ răng. Bởi nó có thể làm chậm quá trình chữa lành các mô bị thương, làm khô ổ răng trống hoặc tăng lượng máu chảy. Điều này làm tăng nguy cơ mất máu và nhiễm trùng.

Ngoài ra ổ cắm khô khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và làm tổn thương dây thần kinh. Từ đó gây đau đớn kéo dài.

8. Súc miệng nhẹ nhàng với nước muối

Dùng nước muối súc miệng nhẹ nhàng là cách cầm máu sau khi nhổ răng hiệu quả và an toàn. Nước muối có tác dụng kháng viêm, chống nhiễm trùng và giảm đau. Việc sử dụng có thể giúp làm sạch khoang miệng và ổ răng trống, giảm sưng và đau.

Ngoài ra súc miệng nhẹ nhàng với nước muối còn giúp cầm máu, làm dịu vết thương, kích thích hình thành máu đông và tăng tốc độ chữa lành.

Hướng dẫn cách súc miệng với nước muối sau nhổ răng:

  • Thêm 1 thìa cà phê muối vào 240ml nước ấm
  • Khuấy đều cho đến khi muối tan hết
  • Nhẹ nhàng đưa một lượng nước muối vào khoang miệng
  • Từ từ khoáy miệng để nước muối chuyển động nhẹ nhàng và làm sạch khoang miệng
  • Súc miệng với nước muối mỗi ngày 2 lần, liên tục 3 lần.

9. Dùng dầu đinh hương

Nếu muốn tìm cách cầm máu sau khi nhổ răng hiệu quả, bạn có thể sử dụng dầu đinh hương. Những hoạt chất trong tinh dầu này có tác dụng giảm đau đối với chứng đau răng, đau sau nhổ răng hoặc mọc răng. Tác dụng này được so sánh với thuốc giảm đau không kê đơn.

Ngoài ra việc sử dụng tinh dầu đinh hương còn mang đến nhiều lợi ích sau:

  • Giảm sưng tấy
  • Làm tê vùng bị thương giúp giảm đau do ổ răng bị khô hoặc do nướu sưng tấy
  • Giảm độ nhạy cảm cho nướu và mô mềm bị thương
  • Giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, tăng tốc độ hình thành cục máu đông
  • Thúc đẩy chữa lành mô bị thương.
Dùng đầu đinh hương giúp cầm máu sau khi nhổ răng
Dầu đinh hương làm tê vùng bị thương giúp giảm đau, giảm sưng tấy, thúc đẩy chữa lành mô bị thương

Hướng dẫn cách sử dụng dầu đinh hương hiệu quả:

  • Nhỏ tinh dầu đinh hương vào băng gạc, sau đó đắp lên ổ răng trống.
  • Hoặc pha loãng vài giọt tinh dầu đinh hương với một ít dầu ô liu. Sau đó thấm hỗn hợp trong một miếng bông gòn và đắp vào ổ răng.

10. Chườm đá

Nếu chảy máu kéo dài kèm theo sưng đau vết nhổ răng, hãy dùng một túi đá hoặc khăn lạnh chườm vào vùng má nơi có răng bị nhổ bỏ (chườm phía bên ngoài). Biện pháp này giúp giảm đau bằng cách làm tê tại vùng bị thương.

Ngoài ra chườm đá còn có tác dụng co mạch, giảm lượng máu chảy ra từ vết mổ, ngăn ứ máu và giảm sưng. Chính vì thế chườm đá chính là một trong những cách cầm máu sau khi nhổ răng hiệu quả.

11. Dùng Aminocaproic Acid

Đây là một loại thuốc kê đơn, thường được dùng trong điều trị xuất huyết ở mức độ nặng do một số vấn đề về đông máu. Thuốc này tác động trực tiếp lên hệ thống đông máu, ức chế hoạt động của các enzym ngăn máu đông lại. Từ đó cầm máu hoặc làm chậm chảy máu sau khi phẫu thuật trong miệng.

Thông thường Aminocaproic Acid sẽ được sử dụng bằng cách nhỏ một ít lên băng gạc và đặt cố định vào ổ răng trống. Hầu hết các trường hợp có máu ngừng chảy trong 30 phút. Hãy quay lại quy trình này nếu máu vẫn tiếp tục chảy.

12. Cầm máu dựa trên nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân khiến nhổ răng gây chảy máu kéo dài. Dưới đây là một số cách cầm máu cơ bản dựa trên nguyên nhân:

Cầm máu và điều trị nguyên nhân gây chảy máu tại khoa nha
Cầm máu và điều trị nguyên nhân gây chảy máu tại khoa nha nếu tiềm ẩn những tình trạng nghiêm trọng
  • Chân răng hoặc ổ viêm còn sót lại: Vệ sinh ổ răng sạch sẽ ở những người có chân răng còn sót lại hoặc có tổ chức lạ, tổ chức viêm bên trong. Sau đó dùng gạc tẩm oxy già đặt vào vị trí tổn thương và cắn chặt trong khoảng 30 phút.
  • Đứt/ tổn thương mạch máu lớn: Tiến hành tiểu phẫu thắt mạch máu nếu bị đứt mạch máu lớn do nhổ răng. Sau đó khâu ép lại để ngăn máu tiếp tục chảy.
  • Sót ổ viêm: Nạo lại huyệt ổ răng nếu sót ổ viêm bên trong. Sau đó rửa sạch và sát trùng bằng cách cắn gạc tẩm thuốc hoặc chất sát trùng.
  • Vỡ xương ổ răng hoặc rách phần mềm: Đối với những trường hợp vỡ xương ổ răng hoặc rách phần mềm, cần rửa sạch vùng bị thương và khâu phục hồi. Sau cùng cắn một miếng gạc vô khuẩn và chờ đông máu trong khoảng từ 1 đến 2 tiếng. Nếu máu vẫn tiếp tục chảy, hãy thay một cuộn băng gạc/ bông gòn sạch khác. Sau đó liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cách xử lý.
  • Adrenaline: Đôi khi nguyên nhân gây chảy máu kéo dài là do bia rượu hoặc thành phần Adrenaline trong thuốc tê. Những trường hợp này cần kiêng sử dụng rượu bia trong vài ngày và cắn băng gạc trong vòng 1 giờ.

Khi nào nên gặp bác sĩ nếu máu không cầm được sau nhổ răng?

Thông thường máu sẽ ngừng chảy trong vòng 30 đến 60 phút sau nhổ răng. Một số trường hợp khác cần nhiều thời gian hơn để hình thành cục máu đông và ngăn chảy máu hoàn toàn (tối đa 24 giờ). Điều này thường gặp ở những người nhổ răng khôn, có vết rạch sâu, không có vết khâu hoặc thuốc cầm máu, có một số tình trạng sức khỏe khác.

Các cách cầm máu sau khi nhổ răng có thể tăng tốc độ hình thành cục máu đông và cầm máu. Người bệnh cần gặp bác sĩ nha khoa khi:

  • Chảy máu kéo dài hơn 24 giờ.
  • Lượng máu chảy ra nhiều và liên tục trong vòng 3 – 4 giờ đầu.
  • Chảy máu kèm theo những những triệu chứng nghiêm trọng khác (đau nhức nhói, sưng tấy không giảm, chóng mặt, choáng váng, hụt hơi…)
  • Đau không thể chịu nổi.

Sau khi kiểm tra, người bệnh sẽ được hướng dẫn những biện pháp xử lý phù hợp.

Trên đây là 12 cách cầm máu sau khi nhổ răng hiệu quả, đảm bảo an toàn. Sau khi nhổ răng, máu thường ngừng chảy trong vòng 1 giờ. Một số người chảy máu kéo dài hơn, kết thúc trong vòng 24 giờ. Những biện pháp nêu trên có thể thúc đẩy hình thành máu đông, ngăn chảy máu tái diễn, giảm sưng đau và chữa lành mô.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Xem thêm

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!