Mới nhổ răng ăn trứng gà được không là băn khoăn của khá nhiều người. Bởi theo kinh nghiệm dân gian, trứng gà sẽ khiến cho vết thương chậm lành và dễ bị kích ứng, sưng viêm. Nội dung trong bài viết sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc và nắm rõ một số lưu ý khi bổ sung các món ăn từ thực phẩm này.
Mới nhổ răng ăn trứng gà được không?
Sau khi nhổ răng, xương hàm, nướu và các răng lân cận đều sẽ bị tổn thương nên thường có hiện tượng đau nhức và sưng viêm. Phản ứng này sẽ kéo dài trong khoảng vài ngày và thuyên giảm sau khi vết thương lành hoàn toàn. Trong thời gian này, bạn cần có chế độ ăn uống phù hợp để tạo điều kiện cho vết thương phục hồi.
Mới nhổ răng ăn trứng gà được không là băn khoăn của nhiều bạn đọc. Trứng gà là một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng với hàm lượng protein, sắt, chất béo, vitamin nhóm B dồi dào,… Đặc biệt, trứng gà có kết cấu mềm nên dễ ăn nhai hơn so với các loại thịt.
Sau khi nhổ răng hoặc khi đau nhức răng, bạn hoàn toàn có thể ăn trứng gà. Các món ăn từ trứng gà dễ nhai nên không gây đau nhức hay kích thích lên nướu răng bị tổn thương. Bên cạnh đó, hàm lượng dinh dưỡng dồi dào trong trứng gà còn giúp cải thiện sức khỏe và thúc đẩy vết thương nhanh lành hơn.
Ngoài đạm, vitamin, khoáng chất và chất béo, trứng gà còn chứa kháng thể tự nhiên có tên IgY – Yolk Immunoglobulin. Kháng thể này có tác dụng tăng cường sức đề kháng, tiêu diệt vi khuẩn và nấm men. Do đó, bổ sung trứng gà vào chế độ dinh dưỡng sau khi nhổ răng có thể phòng ngừa biến chứng nhiễm trùng và viêm ổ răng khô.
Ăn trứng gà sau khi nhổ răng không gây ra tình trạng sưng viêm dai dẳng và chậm lành như nhiều người vẫn lầm tưởng. Vì trứng gà có thể gây ra sẹo trắng nên mọi người xu hướng kiêng trứng sau khi tiểu phẫu. Tuy nhiên, ăn trứng gà không gây sẹo hay làm đổi màu nướu răng. Vì vậy, bạn có thể an tâm bổ sung thực phẩm này sau khi can thiệp các thủ thuật nha khoa.
Trứng gà có kết cầu mềm, mịn và dễ nhai. Tuy nhiên, lòng đỏ trứng gà có khả năng tạo mảng bám cao. Vì vậy khi dùng các món ăn từ trứng gà, bạn cần chú ý vệ sinh răng miệng kỹ để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Mặc dù trứng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng có thể gia tăng nồng độ cholesterol. Do đó, bạn cần tránh ăn trứng trong những trường hợp sau:
- Có các vấn đề về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan B, C, xơ gan,…
- Sỏi mật
- Cơ địa dị ứng, tiền sử dị ứng với lòng trắng trứng
- Có các vấn đề về tim mạch như huyết áp cao, rối loạn lipid máu, tắc nghẽn động mạch vành,…
- Người bị thừa cân, béo phì
Ăn trứng trong những trường hợp này ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Để tránh tác hại đối với sức khỏe, bạn nên thay thế đạm từ trứng bằng các loại thịt trắng, đậu và hạt.
Các món ăn từ trứng nên bổ sung sau khi nhổ răng
Sau khi nhổ răng, xương hàm và nướu răng chưa phục hồi hoàn toàn. Hơn nữa, lúc này vết thương chưa lành hẳn nên dễ bị kích thích dẫn đến sưng viêm, chảy máu và thậm chí là viêm nhiễm. Nếu yêu thích trứng gà, bạn có thể lựa chọn một số món ăn sau:
1. Trứng gà luộc
Trứng gà luộc là món ăn đơn giản nhưng có thể giữ được giá trị dinh dưỡng vốn có. Món ăn này có kết cầu mềm và ít gia vị nên rất thích hợp với người mới nhổ răng. Để bổ sung năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể, bạn có thể ăn trứng luộc trong 1 – 2 ngày sau khi nhổ răng.
Lưu ý nên luộc trứng chín, không ăn trứng lòng đào. Bởi trong trứng gà chứa một số loại vi khuẩn có hại hư Salmonella. Ăn trứng chưa được nấu chín hoàn toàn có thể gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột và nhiễm trùng sau khi nhổ răng.
2. Trứng cuộn
Ngoài trứng luộc, bạn cũng có thể bổ sung món trứng cuộn vào chế độ dinh dưỡng sau khi nhổ răng. Trứng cuộn là món ăn dễ thực hiện nhưng có hương vị thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Hơn nữa, món trứng cuộn thường khá mềm nên không gây đau nhức hay khó chịu khi ăn.
Khi chế biến món ăn này, bạn nên hạn chế nêm nếm nhiều gia vị và dầu mỡ. Bởi các loại gia vị trong thức ăn có thể kích thích lên vết thương gây ra cảm giác đau, khó chịu và khiến nướu chậm lành hơn.
3. Món trứng gà kho thịt
Trứng gà kho thịt cũng là món ăn thích hợp bổ sung khi bị đau nhức răng. Món ăn này cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể và khá dễ ăn nhai. Tuy nhiên khi chế biến, nên nấu thịt mềm nhừ để tránh gia tăng áp lực lên răng trong quá trình ăn uống. Tương tự như các món ăn khác, bạn cũng nên hạn chế gia vị khi chế biến món trứng gà kho thịt.
4. Canh trứng cà chua
Khi mới nhổ răng, các món ăn mềm như canh, súp nên được bổ sung để giảm áp lực lên răng và xương hàm. Canh trứng cà chua là món ăn mềm, không phải nhai nhiều nên sẽ thích hợp dùng khi bị đau nhức răng, viêm lợi trùm hoặc sau khi nhổ răng.
Nên tránh ăn canh nóng vì nhiệt độ cao có thể làm vỡ cục máu đông khiến cho vết thương chậm lành và có nguy cơ viêm nhiễm cao. Sau khi nhổ răng, bạn nên dùng thức ăn nguội và ít gia vị, tránh dùng thức ăn cay nóng.
5. Súp, cháo trứng gà
Các món ăn mềm như súp, cháo trứng gà rất thích hợp bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày khi mọc răng khôn hoặc sau khi nhổ răng. Tương tự như các món ăn khác, bạn cũng nên hạn chế gia vị và tránh ăn khi súp, cháo còn nóng. Nên bổ sung các món ăn mềm trong khoảng vài ngày để vết thương lành hẳn. Sau đó, có thể quay trở lại với chế độ ăn thông thường.
Cần hạn chế các món ăn cứng, khô và chứa nhiều gia vị như bánh tart trứng, bánh quy giòn, trứng muối, trứng ngâm tương,… sau khi nhổ răng. Các món ăn có kết cấu cứng và nhiều gia vị sẽ khiến cho nướu răng bị kích thích, sưng viêm và đau nhức dai dẳng.
Lưu ý khi ăn trứng gà sau khi nhổ răng
Trứng gà là thực phẩm giàu dinh dưỡng thích hợp để bổ sung khi răng bị đau nhức, mọc răng khôn, viêm lợi trùm hoặc sau khi nhổ răng. Tuy nhiên ở giai đoạn nhạy cảm như sau khi nhổ răng, bạn nên lưu ý một số vấn đề khi bổ sung món ăn từ trứng gà.
Một số vấn đề cần lưu ý khi ăn trứng gà sau khi nhổ răng:
- Nên ăn chín uống sôi sau khi nhổ răng để tránh viêm nhiễm vết thương. Do đó, bạn nên tránh các món ăn như trứng lòng đào, trứng chần,… cho đến khi vết thương lành hẳn.
- Trứng gà là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng chứa khá nhiều chất béo nên có thể làm tăng cholesterol. Để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, bạn nên hạn chế ăn quá nhiều trứng gà.
- Trứng gà là một trong những loại thực phẩm có thể gây tích tụ mảng bám và cao răng. Khi chế biến, bạn nên bổ sung kèm với các loại rau, củ, quả và nấm để trung hòa axit từ vi khuẩn và giảm tốc độ tích tụ mảng bám.
- Sau khi nhổ răng, bạn nên hạn chế nhai ở bên hàm vừa mới nhổ răng. Tốt nhất nên nhai ở bên còn lại cho đến khi vết thương lành hẳn.
- Ngoài trứng gà, bạn nên đa dạng thực phẩm trong chế độ ăn để nâng cao sức khỏe. Có như vậy, vết thương mới nhanh lành và hạn chế được tối đa biến chứng khi nhổ răng.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Lưu ý sau khi nhổ răng, bạn nên hạn chế súc miệng để tránh cục máu đông bị bong ra khiến cho vết thương chậm lành.
Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ thắc mắc Mới nhổ răng có ăn trứng gà được không? và có kinh nghiệm khi bổ sung loại thực phẩm này. Bên cạnh chế độ ăn uống, bạn cũng nên chú ý đến thói quen sinh hoạt và vệ sinh răng miệng đúng cách để vết thương phục hồi nhanh chóng.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Mới Nhổ Răng Ăn Thịt Bò Được Không? Có Nên Ăn?
Đau họng sau khi nhổ răng khôn và cách khắc phục hiệu quả
Nhổ Răng Khôn Bằng Máy Siêu Âm giá bao nhiêu? Có ưu điểm gì?
Nhổ Răng Ăn Thịt Gà Được Không? Chuyên Gia Giải Đáp
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!