Các cách chữa hôi miệng bằng giấm táo có thể đánh bay mùi hôi trong khoang miệng, giúp hơi thở trở nên thơm mát và hỗ trợ phòng ngừa một số bệnh lý nha khoa thường gặp. Các công thức từ nguyên liệu này đa phần đều dễ thực hiện, có thể áp dụng ngay tại nhà và ít tốn kém.
Giấm táo có chữa hôi miệng được không?
Giấm táo là nước ép táo đã trải qua quá trình lên men chứa nhiều enzyme và axit có lợi cho sức khỏe. Các lợi ích mà giấm táo mang lại đã được chứng minh trên cơ sở khoa học nên hiện nay, nguyên liệu này được ưa chuộng và sử dụng rất phổ biến. Thông thường, giấm táo được sử dụng chủ yếu để chế biến các món ăn thơm ngon. Tuy nhiên nhờ hàm lượng axit acetic khá cao, nguyên liệu này còn được tận dụng để chăm sóc tóc, da và răng miệng.
Axit acetic trong giấm táo có hiệu quả khử mùi và kháng khuẩn mạnh. Do đó, giấm táo có thể chữa hôi miệng do các bệnh lý nha khoa, thói quen hút thuốc lá và dùng thức ăn, đồ uống có mùi nồng. Khi sử dụng, giấm táo thường được pha loãng để tránh kích ứng lưỡi và mô nướu. Nếu thực hiện đúng cách, các công thức từ nguyên liệu này mang lại hiệu quả khá rõ rệt.
Không chỉ có tác dụng khử mùi hôi trong khoang miệng, giấm táo còn có hiệu quả tẩy trắng răng nhờ hàm lượng axit khá cao. Đồng thời ức chế sự phát triển của hại khuẩn, hỗ trợ làm chậm tốc độ tích tụ của mảng bám và vôi răng.
Đặc biệt, các công thức chữa hôi miệng từ giấm táo còn mang lại hiệu quả với những trường hợp gặp phải tình trạng hơi thở có mùi do trào ngược dạ dày. Với hàm lượng axit acetic cao, giấm táo giúp thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, từ đó ngăn hiện tượng trớ thức ăn vào khoang miệng và giảm hôi miệng rõ rệt.
Nếu có sẵn giấm táo trong nhà, bạn có thể tận dụng nguyên liệu này để khử mùi hôi trong khoang miệng và mang lại hơi thở thơm mát, tự tin hơn khi giao tiếp. Các công thức từ giấm táo tương đối dễ thực hiện, khá an toàn và ít tốn kém.
Chi tiết 3 cách chữa hôi miệng bằng giấm táo siêu đơn giản
Giấm táo có thể loại bỏ mùi hôi và ức chế sự phát triển vi khuẩn trong khoang miệng hiệu quả. Tuy nhiên, nguyên liệu này chứa một lượng lớn axit nên có thể gây mòn men, kích ứng nướu nếu không sử dụng đúng cách. Để cải thiện tình trạng hôi miệng bằng giấm táo, bạn có thể áp dụng 1 trong 3 cách sau:
1. Sử dụng giấm táo súc miệng
Giấm táo chứa hàm lượng axit axetic khá cao. Do đó, bạn cần pha loãng trước khi sử dụng. Súc miệng với giấm táo pha loãng giúp cuốn sạch vi khuẩn tích tụ trong niêm mạc miệng, lưỡi và bề mặt răng. Nhờ vậy có thể hạn chế hiện tượng sinh khí sulfur của hại khuẩn (nguyên nhân trực tiếp gây hôi miệng).
Nếu áp dụng cách này thường xuyên, các mảng màu bám trên răng cũng sẽ được cải thiện theo thời gian. Vì vậy, công thức chữa hôi miệng bằng giấm táo cũng rất thích hợp với những người gặp phải tình trạng răng xỉn màu, ố vàng.
Cách dùng giấm táo súc miệng trị hôi miệng:
- Pha loãng 2 thìa cà phê giấm táo với 100ml nước sôi để nguội
- Đánh răng sạch, sau đó dùng hỗn hợp súc miệng trong 10 – 15 giây và nhổ bỏ
- Nên súc miệng lại với nước sạch để tránh men răng bị mài mòn dưới tác động của axit trong giấm táo
- Chỉ nên áp dụng cách này 2 – 3 lần/ tuần (nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ)
Ngoài sử dụng các loại giấm táo đóng chai, bạn cũng có thể tự làm giấm táo tại nhà. So với các sản phẩm được chế biến sẵn, giấm táo tự làm có hương thơm đặc trưng và hàm lượng khoáng chất cao hơn.
Cách tự ngâm giấm táo tại nhà:
- Chuẩn bị 500ml giấm táo, 3 quả táo, 300g đường phèn và lọ thủy tinh vừa đủ
- Ngâm táo với nước muối pha loãng để làm sạch bụi bẩn và vi khuẩn tích tụ. Sau đó, rửa thêm vài lần để táo sạch hẳn và cho vào rổ đợi đến khi ráo nước
- Trong lúc chờ táo ráo nước hoàn toàn, rửa sạch và tráng bình thủy tinh bằng sôi. Có thể dùng khăn lau khô hoặc phơi nắng để khô tự nhiên.
- Cắt táo thành từng lát mỏng, cho vào lọ thủy tinh thành từng lớp mỏng, cứ một lớp táo là một lớp đường.
- Sau khi xếp đầy táo, cho giấm táo vào sao cho ngập hết phần đường và táo tươi
- Đậy kín nắp và đặt ở nơi khô ráo trong khoảng 2 – 3 tháng là dùng được.
Nước táo khi lên men sẽ có màu nâu vàng trong suốt và mùi thơm đặc trưng. Khi dùng, bạn nên sử dụng chai thủy tinh chiết một lượng giấm táo vừa đủ. Tránh mở nắp lọ ngâm thường xuyên khiến giấm táo mất đi mùi hương và làm gián đoạn quá trình lên men.
2. Uống giấm táo pha loãng giảm hôi miệng do trào ngược
Trào ngược dạ dày là nguyên nhân khá phổ biến gây ra tình trạng hôi miệng. Ngoài ra, bệnh lý này còn khiến men răng bị mài mòn, răng ngả màu và gia tăng nguy cơ sâu răng. Nếu tình trạng hơi thở có mùi xảy ra do trào ngược dạ dày, bạn có thể pha loãng giấm táo uống sau bữa ăn.
Thông thường, trào ngược dạ dày thực quản chỉ xảy ra khi dạ dày tiêu hóa kém khiến thức ăn ứ đọng, từ đó tăng áp lực lên van thực quản và gây ra hiện tượng trớ thức ăn. Giấm táo chứa một lượng axit vừa phải giúp kích thích hoạt động tiêu hóa và hạn chế hiện tượng trào ngược rõ rệt.
Cách thực hiện:
- Pha loãng khoảng 3 – 4 thìa cà phê giấm táo với 150 – 200ml nước sôi để nguội
- Dùng uống từng ngụm sau bữa ăn để kích thích tiêu hóa (đặc biệt là khi dùng các thực phẩm khó tiêu)
- Để tránh bị mòn men, nên súc miệng với nước sạch ngay sau khi dùng giấm táo pha loãng. Hoặc có thể dùng ống hút để tránh tình trạng giấm táo tiếp xúc với men răng
3. Dùng các món ăn từ giấm táo
Giấm táo là nguyên liệu được sử dụng trong chế biến món ăn, đặc biệt là các món salad. Các món ăn từ giấm táo không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn kích thích tiêu hóa và hỗ trợ giảm trào ngược dạ dày. Nếu hôi miệng xảy ra do trào ngược dạ dày thực quản, bạn nên bổ sung các món ăn từ nguyên liệu này vào chế độ ăn hằng ngày.
Cách trị hôi miệng bằng giấm táo có hiệu quả không?
Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến ở cả trẻ em và người trưởng thành. Dù ít khi ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai nhưng hơi thở có mùi gây ra tình trạng bối rối, thiếu tự tin khi giao tiếp và gặp gỡ. Có khá nhiều cách chữa hôi miệng tại nhà, trong đó các công thức từ giấm táo được áp dụng khá phổ biến.
Tác dụng khử mùi và kháng khuẩn của giấm táo đã được chứng minh trên cơ sở khoa học. Do đó, bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng hôi miệng bằng các công thức từ nguyên liệu này. Tuy nhiên, giấm táo là nguyên liệu tự nhiên nên chỉ mang lại hiệu quả trong trường hợp hôi miệng có mức độ nhẹ đến trung bình. Với những trường hợp hôi miệng nghiêm trọng, các mẹo từ nguyên liệu tự nhiên có thể không mang lại hiệu quả như mong đợi.
Giấm táo chứa hàm lượng axit acetic tương đối cao. Vì vậy, nên chú ý pha loãng nguyên liệu trước khi sử dụng. Nếu dùng giấm táo trực tiếp hoặc lạm dụng quá mức, men răng có thể bị mài mòn, răng trở nên nhạy cảm và ê buốt khi dùng thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Trong trường hợp hôi miệng lâu năm và dai dẳng, bạn nên đến phòng khám để được kiểm tra và điều trị thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào các biện pháp tại nhà.
Lưu ý khi dùng giấm táo chữa hôi miệng
Sử dụng giấm táo chữa hôi miệng là cách khá đơn giản và mang lại hiệu quả rõ rệt với những trường hợp không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao và hạn chế tác dụng phụ, bạn nên lưu ý một số vấn đề khi áp dụng:
- Nếu nhận thấy hôi miệng đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng như chảy máu chân răng, nướu sưng, rỉ dịch hoặc mủ, cần đến phòng khám để được chẩn đoán và điều trị. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hoặc áp dụng các mẹo dân gian trong những trường hợp này.
- Các công thức trị hôi miệng bằng giấm táo có thể gây mòn men, ê buốt răng nếu lạm dụng quá mức. Do đó, bạn chỉ nên áp dụng các công thức từ nguyên liệu này 2 – 3 lần/ tuần và bắt buộc phải pha loãng trước khi sử dụng.
- Hôi miệng có thể kéo dài dai dẳng nếu tiếp tục duy trì các thói quen xấu. Do đó để tình trạng hơi thở có mùi thuyên giảm hoàn toàn, bạn nên kiêng thức ăn có mùi nồng như cà phê, nước ngọt có gas, rượu bia, hành, tỏi, các loại sốt, mắm,… Ngoài ra, nên tránh hút thuốc lá bởi đây là nguyên nhân gây hôi miệng lâu năm và khó cải thiện nhất.
- Nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để kiểm soát tình trạng trào ngược dạ dày. Trong trường hợp thừa cân, nên giảm cân khoa học nhằm hạn chế hiện tượng trớ thức ăn, qua đó cải thiện tình trạng hơi thở có mùi và ố vàng men răng.
- Nếu nghi ngờ hôi miệng xảy ra do các bệnh nha khoa, nên đến phòng khám để được chẩn đoán và điều trị.
- Thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh răng miệng (chải răng 2 – 3 lần/ ngày, sử dụng nước súc miệng và chỉ nha khoa) để giảm mùi hôi và phòng ngừa các vấn đề răng miệng hiệu quả.
Cách chữa hôi miệng bằng giấm táo có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả rõ rệt nếu áp dụng đúng cách. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp hỗ trợ. Vì vậy, bạn nên thay đổi thói quen xấu và thực hiện tốt vệ sinh răng miệng để cải thiện hôi miệng triệt để.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Hôi miệng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả
2 Cách Chữa Hôi Miệng Bằng Lá Chanh Bạn Nên Thử
Bật Mí 7 Cách Trị Hôi Miệng Bằng Chanh Đơn Giản, Hiệu Quả
Hôi Miệng Do Hút Thuốc Và 7 Cách Khử Mùi Hiệu Quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!