Cách trị nhiệt miệng bằng muối có nguyên liệu đơn giản và dễ dàng thực hiện ngay tại nhà. Muối có đặc tính tiêu viêm và kháng khuẩn nên mẹo chữa này có thể giảm cảm giác đau rát và giúp vết loét nhanh lành hơn.
Vì sao muối có tác dụng trị nhiệt miệng?
Cảm giác đau rát do nhiệt miệng gây ra nhiều phiền toái trong quá trình ăn uống và giao tiếp. Thông thường, vết loét do nhiệt miệng có thể thuyên giảm sau khoảng vài ngày đến vài tuần. Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm triệu chứng và đẩy nhanh tốc độ phục hồi vết loét bằng một số biện pháp tự cải thiện. Cách đơn giản nhất để cải thiện bệnh nhiệt miệng ngay tại nhà là sử dụng muối biển.
Từ lâu, dân gian đã sử dụng muối để điều trị các bệnh lý thường gặp bao gồm cả chứng nhiệt miệng. Theo ghi chép từ Đông y, muối có vị mặn, tính hàn, tác dụng giải độc, sát trùng và kháng viêm. Nhờ vậy khi xát muối vào nơi bị nhiệt miệng, vết loét sẽ nhanh chóng lành lại chỉ sau vài ngày.
Ngoài ra, các khoáng chất trong muối biển cũng giúp trung hòa axit trong khoang miệng. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để vết loét tái tạo và phục hồi. Cách này cũng có hiệu quả đối với các bệnh về răng miệng thường gặp như viêm nướu răng, viêm nha chu, chảy máu chân răng, tụt lợi,…
Cách trị nhiệt miệng bằng muối có nguồn gốc từ dân gian. Đây là mẹo chữa khá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rõ rệt khi áp dụng. Tuy nhiên, công thức từ muối có thể không đem lại cải thiện đối với những trường hợp vết loét sâu và lớn. Những trường hợp này nên sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc uống để giảm đau rát và ngăn ngừa viêm nhiễm.
Mách bạn cách trị nhiệt miệng bằng muối hiệu quả
Cách trị nhiệt miệng bằng muối có công thức khá đơn giản và dễ thực hiện. Để giảm nhanh tình trạng đau rát do nhiệt miệng gây ra, bạn có thể áp dụng 2 cách đơn giản sau:
1. Xát muối vào chỗ nhiệt miệng
Xát muối vào chỗ bị nhiệt miệng là cách trị đơn giản nhất. Muối có vị mặn nên khi xát vào sẽ có cảm giác đau rát khó chịu. Tuy nhiên, chỉ sau một vài lần, vết loét sẽ lành hẳn và không gặp phải tình trạng đau, khó chịu khi ăn uống.
Muối biển có đặc tính sát trùng và kháng khuẩn mạnh. Khi dùng muối xát lên vết loét sẽ giúp ức chế vi khuẩn và nấm men. Nhờ vậy có thể ngăn ngừa viêm nhiễm thứ phát và đẩy nhanh tốc độ lành vết loét. Nếu kiên trì áp dụng, vết loét sẽ lành hẳn chỉ sau khoảng vài ngày.
Hướng dẫn thực hiện:
- Súc miệng trước để làm sạch thức ăn thừa bên trong khoang miệng
- Sau đó, cho một ít muối lên vết loét và ngậm chặt để muối thẩm thấu vào bên trong
- Cuối cùng, súc miệng lại với nước sạch để loại bỏ muối trong khoang miệng
- Kiên trì thực hiện vài lần trong ngày cho đến khi triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn.
2. Súc miệng bằng nước muối pha loãng
Xát trực tiếp muối vào nơi bị nhiệt miệng thường gây ra cảm giác đau rát, khó chịu. Ngoài cách này, bạn cũng có thể pha loãng muối để ngậm và súc miệng. Nước muối có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn và làm dịu nên sẽ giúp giảm nhanh cảm giác đau rát do vết loét gây ra.
Bên cạnh đó, thực hiện cách này thường xuyên còn giúp ngăn ngừa viêm nhiễm thứ phát và đẩy nhanh tốc độ lành vết loét. Ngoài ra, bạn cũng có thể súc miệng bằng nước muối pha loãng hằng ngày để phòng ngừa các bệnh lý nha khoa và hô hấp trên.
Cách thực hiện:
- Cho 1 – 2g muối vào 80ml nước và khuấy đều (có thể dùng nước ấm để tăng hiệu quả làm dịu vết loét)
- Súc miệng bằng nước lạnh để loại bỏ thức ăn thừa
- Sau đó ngậm nước muối pha loãng trong khoảng vài phút để làm dịu vết loét. Súc miệng thêm 10 – 15 giây rồi nhổ bỏ.
Lưu ý khi trị nhiệt miệng bằng muối
Cách trị nhiệt miệng bằng muối có thể giảm nhanh các triệu chứng đau rát, khó chịu và giúp vết loét nhanh lành hơn. Hơn nữa, muối là gia vị luôn có sẵn trong nhà nên bạn có thể dễ dàng thực hiện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu đầu tiên. Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Nên kiên trì thực hiện cách trị nhiệt miệng bằng muối trong khoảng vài ngày, mỗi ngày áp dụng 2 – 4 lần để đạt kết quả tốt.
- Cách trị nhiệt miệng bằng muối có thể không mang lại hiệu quả với những trường hợp vết loét sâu và kích thước lớn. Để tránh bị viêm nhiễm, bạn nên sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc uống theo hướng dẫn của dược sĩ/ bác sĩ.
- Ngoài cách trị bằng muối, bạn cũng có thể tận dụng một số nguyên liệu tự nhiên khác như mật ong, dầu dừa, nha đam, sữa chua,… để cải thiện chứng nhiệt miệng. Đây đều là những nguyên liệu tự nhiên an toàn, lành tính nên hầu như không gây ra tác dụng phụ khi thực hiện.
- Khi bị nhiệt miệng, cần chú ý vệ sinh răng miệng đầy đủ để ngăn ngừa viêm nhiễm. Bên cạnh việc chải răng 2 – 3 lần mỗi ngày, cần sử dụng thêm nước súc miệng và chỉ nha khoa để tăng hiệu quả làm sạch.
- Chế độ ăn uống cũng có vai trò trong việc cải thiện và phòng ngừa bệnh nhiệt miệng. Trong thời gian điều trị, nên tránh thức ăn cay nóng, rượu bia, thực phẩm dễ gây dị ứng và gây viêm. Thay vào đó, nên tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây, các món ăn mềm, lỏng, ít gia vị,…
- Nhiệt miệng thường có liên quan đến các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, chảy máu chân răng, sâu răng, viêm nướu răng,… Do đó, bạn nên đến phòng khám để được chẩn đoán và điều trị nếu cần thiết. Khi các bệnh lý này được kiểm soát, tình trạng nhiệt miệng sẽ thuyên giảm và ít có nguy cơ tái phát.
Cách trị nhiệt miệng bằng muối mang lại hiệu quả đối với những trường hợp nhẹ. Nếu vết loét lớn và sâu, bạn nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ/ dược sĩ để đạt kết quả tốt. Bên cạnh đó, cần chú ý đến thói quen ăn uống và sinh hoạt để ngăn ngừa bệnh tái phát.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Bị Nhiệt Miệng Có Gây Sốt Không? Cách Điều Trị Hiệu Quả
Bật Mí 3 Cách Chữa Nhiệt Miệng Bằng Mật Ong Cực Hiệu Quả
Top 10 Thuốc Trị Nhiệt Miệng Cho Trẻ Em (Bôi – Xịt – Uống)
Nhiệt Miệng Và Sùi Mào Gà: Cách Phân Biệt Cho Mọi Người
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!