Chảy Máu Chân Răng Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân và Cách Chữa

Chảy máu chân răng ở trẻ em là một hiện tượng thường thấy nhưng không phải bậc phụ huynh nào cũng quan tâm đến nguyên nhân của hiện tượng này và tìm hiểu cách chữa trị cho con sớm nhất. Mặc dù không làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, nhưng đây là yếu tố chính dẫn đến các bệnh lý về răng miệng của trẻ, cần được cha mẹ quan tâm, tìm hiểu và ngăn chặn một cách tốt nhất có thể. 

Nguyên nhân chảy máu chân răng ở trẻ

Để có những giải pháp phòng ngừa và chữa trị chảy máu chân răng ở trẻ tốt nhất. Điều đầu tiên, các mẹ phải biết rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng chân răng chảy máu của con, từ đó có được một giải pháp chữa trị đúng đắn, không ảnh hưởng đến quá trình phát triển răng miệng ở trẻ.

chảy máu chân răng ở trẻ
Chảy máu chân răng ở trẻ là một hiện tượng thường thấy nhưng các bật phụ huynh cần quan tâm chú ý để điều trị cho trẻ.

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng? Cách chữa trị như thế nào thì mang lại hiệu quả tốt nhất? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây:

1. Chải răng không đúng cách

Sử dụng bàn chải không đúng cách là nguyên nhân thường thấy nhất gây ra hiện tượng chảy máu chân răng ở trẻ. Việc các bậc phụ huynh cho trẻ sử dụng bàn chải đánh răng sớm để bảo vệ răng miệng là một điều nên làm. Nhưng sử dụng bàn chải đánh răng với lông chải thô cứng, cùng với việc trẻ chưa nắm được các kỹ thuật chải răng đúng cách sẽ dẫn đến hiện tượng trầy xước và chảy máu nướu.

Chảy máu chân răng ở trẻ nhỏ
Sử dụng bàn chải không đúng cách là nguyên nhân dẫn đến việc chảy máu chân răng ở trẻ.

Nếu thấy trẻ có dấu hiệu chảy máu chân răng sau khi vệ sinh miệng thì bạn cần kiểm tra lại ngay bàn chải cũng như cách đánh răng của con để tìm ra giải pháp sớm nhất.

2. Do viêm nướu răng

Viêm nướu (hay viêm lợi)  là nguyên nhân gây chảy máu chân răng của trẻ do việc vệ sinh răng miệng chưa thực sự hiệu quả. Ở các bé, để tạo một thói quen và đánh răng đúng cách là một việc làm lâu dài. Không phải mỗi trẻ đều có đủ kiên nhẫn để đánh răng đều đặn mỗi ngày.

Các thức ăn thừa lâu ngày tích động trên răng tạo thành những mảng bám lớn là nơi thích hợp để vi khuẩn phát triển dẫn đến việc viêm nướu làm chảy máu chân răng. Một khi nướu răng bị viêm nhiễm nặng sẽ làm sưng đỏ vùng thịt đệm của răng, gây cảm giác đau rát, khi ăn uống hay vận động miệng sẽ làm vùng miệng khó chịu, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày.

3. Do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý gây thiếu hụt Vitamin C

Trong những nguyên nhân chính gây chảy máu chân răng ở trẻ là do chế độ ăn uống chưa tốt, gây mất cân bằng dưỡng chất, thiếu hụt Vitamin C và các chất dinh dưỡng khác. Quá trình tổng hợp collagen bị gián đoạn do thiếu các chất cần thiết.

hiện tượng chảy máu chân răng ở trẻ em
Việc thiếu Vitamin C là suy giảm quá trình tổng hợp đề kháng và collagen cho cơ thể, gây ra hiện tượng chảy máu ở răng trẻ.

Khi dinh dưỡng cơ thể gặp vấn đề, cơ thể trẻ sẽ xuất hiện những hiện tượng thường thấy như vết thương lâu lành, xuất huyết ở mũi, chảy máu chân răng… Làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

4. Biểu hiện của một số bệnh lý khác

 Nếu tình trạng chảy máu chân răng của bé xảy ra thường xuyên, có hiện tượng chảy máu khó cầm, viêm nhiễm gây sưng đau thì trẻ có khả năng gặp các vấn đề về răng như: viêm nha chu, áp xe chân răng, hay các bệnh lý về máu. Phụ huynh cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn kịp thời.

5 Cách chữa trị chảy máu chân răng ở trẻ hiệu quả

Sau khi đã xác định được nguyên nhân gây chảy máu chân răng ở trẻ, các bậc phụ huynh cần quan tâm tìm hiểu những cách điều trị có hiệu quả, không gây tổn hại đến răng của bé. Có thể tham khảo và áp dụng 5 cách chữa trị được chia sẻ sau :

1. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Khi hiện tượng chảy máu chân răng ở bé chưa được điều trị triệt để, phụ huynh nên theo dõi sát sao quá trình vệ sinh răng miệng của con. Đảm bảo con vệ sinh răng đầy đủ và đúng cách.

Trong thời gian này, hạn chế sử dụng bàn chải đánh răng để tránh làm tổn thương nướu gây chảy máu nhiều hơn. Bạn có thể dùng thuốc rơ miệng thay bàn chải để vệ sinh răng, cho trẻ sử dụng nước súc miệng hàng ngày để bảo vệ cho răng  trẻ luôn được chắc khỏe.  

2. Súc miệng bằng nước muối

chảy máu chân răng ở trẻ em
Súc miệng bằng nước muối loãng giúp hạn chế tính trạng chảy máu chân răng.

Sử dụng nước muối súc miệng hàng ngày là phương pháp hạn chế và điều trị chảy máu chân răng đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Các mẹ có thể hòa nước muối loãng tại nhà hoặc mua dung dịch nước muối có sẵn tại các nhà thuốc để súc miệng ngày 2-3 lần cho trẻ.

3. Lấy cao răng cho trẻ

Việc hình thành thói quen lấy cao răng cho trẻ không những là biện pháp điều trị chảy máu chân răng còn là một cách hạn chế các vấn đề răng miệng khác. Khi các mảng bám cứng đầu hình thành lâu ngày ở chân răng được loại bỏ, hàm răng trẻ sẽ được bảo vệ tốt hơn trước các vấn đề viêm nhiễm và phát triển khỏe mạnh.

Các bật phụ huynh cần tạo thói quen đưa trẻ đi lấy cao răng định kỳ 6 tháng/ lần sau khi bé đã hoàn tất quá trình thay răng để hạn chế các vấn đề răng miệng, bảo vệ hàm răng bé luôn chắc khỏe trong suốt quá trình con trưởng thành.

4. Bổ sung vitamin C

Vitamin C là chất có vai trò không nhỏ trong việc tăng sức đề kháng của răng và nướu của trẻ, vì vậy việc bổ sung vitamin C là phương pháp không thể thiếu trong việc chữa chảy máu chân răng hiệu quả ở các bé.

Hiện tượng chảy máu chân răng ở các bé
Bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều vitamin C vào thực đơn hàng ngày của trẻ

Chứa nhiều trong các loại trái cây như cam, xoài, kiwi, các loại rau xanh hoặc viên uống trực tiếp… Vitamin C giúp chữa lành các vết viêm sưng nhanh chóng, một chất không thể thiếu trong thực đơn hằng ngày của các con.

5. Sử dụng các liệu pháp thiên nhiên

Ngoài những biện pháp đã nêu, các bậc phụ huynh có thể sử dụng một số biện pháp thiên nhiên sau đây để khắc phục tạm thời chảy máu chân răng tại nhà một cách an toàn cho trẻ:

Chảy Máu Chân Răng Ở Trẻ Em
Áp dụng các biện pháp điều trị bằng thiên nhiên tại nhà vừa hiệu quả, vừa an toàn.
  • Sử dụng miếng gạc y tế thấm đã nước lạnh và để vào vùng đang chảy máu để cầm máu cho bé.
  •  Ngậm một ít mật ong đã pha vào trà trong vòng 2-3 phút để giảm cảm giác sưng đau, mật ong còn giúp sát khuẩn vùng viêm sưng hỗ trợ làm lành vị trí chảy máu.
  • Ngâm trà túi lọc với nước lạnh và áp vào vùng chảy máu cũng giúp bé cải thiện nhanh chóng tình trạng này.
  • Pha một vài giọt nước cốt chanh vào một ít tỏi giã nhuyễn và đắp lên phần nướu răng đang chảy máu, sau năm phút nhổ ra và súc miệng lại với nước bạn sẽ thấy máu chân răng của bé đã ngừng chảy.

Dù chảy máu chân răng là tình trạng thường bắt gặp ở các bé trong quá trình phát triển răng. Nhưng nếu không chú ý và tìm ra nguyên nhân và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến các tình trạng đau đớn và khó chịu ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề sức khỏe của trẻ. Hy vọng qua bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ít để chăm sóc bé một cách tốt nhất.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!