Mẹo chữa hôi miệng khi ăn hành, tỏi đơn giản hiệu quả

Hành, tỏi chứa một lượng lớn hợp chất sulfuric cộng với mùi hăng, nồng nên thường gây ra tình trạng hơi thở có mùi. Để chữa hôi miệng khi ăn hành, tỏi và các loại thực phẩm có mùi nồng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản trong bài viết sau. 

chữa hôi miệng khi ăn tỏi
Dùng hành, tỏi là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng hôi miệng

Vì sao ăn hành, tỏi gây hôi miệng?

Hành, tỏi là các loại gia vị được sử dụng phổ biến khi chế biến các món ăn – đặc biệt là các loại nước sốt. Đặc điểm chung của hành và tỏi là đều có vị cay hăng, mùi nồng nhưng khi được nấu chín sẽ tạo ra hương thơm đặc trưng giúp lấn át mùi tanh và tạo hương vị thơm ngọn cho món ăn.

Không chỉ giúp tăng hương vị món ăn, hành và tỏi còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Với hàm lượng khoáng chất, vitamin dồi dào cùng với Allicin, hành và tỏi giúp nâng cao sức đề kháng, điều hòa nhịp tim, giảm nguy cơ mắc các bệnh hô hấp và kích thích hoạt động tiêu hóa.

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng ăn hành, tỏi có thể gây hôi miệng. Hơi thở có mùi hầu như không ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai hay sức khỏe răng miệng nhưng gây ra không ít phiền toái khi giao tiếp. Ngoài ra, hành, tỏi cũng là nguyên nhân khiến mồ hôi có mùi.

cách chữa hôi miệng khi ăn hành
Hành, tỏi chứa một lượng lớn sulfuric khiến cho khoang miệng có mùi hôi khó chịu sau khi ăn

Hành, tỏi chứa một lượng lớn hợp chất sulfuric. Khi ăn uống, hợp chất này sẽ giải phóng thành khí sulfur tạo ra mùi trứng thối. Vi khuẩn trong khoang miệng cũng có thể giải phóng sulfur khi dùng thức ăn chứa nhiều đường, tinh bột và protein. Tuy nhiên, lượng khí sulfur sẽ thấp hơn so với các thực phẩm chứa hàm lượng sulfuric cao như tỏi, hành tây và hành lá.

Ngoài hợp chất sulfuric, tỏi và hành còn chứa Allyl Methyl Sulfide. Sau khi ăn, hợp chất này sẽ ngấm trực tiếp vào máu và sẽ được giải phóng thông qua hơi thở hoặc qua các tuyến mồ hôi. Đây là lý do vì sao dùng thức ăn chứa nhiều gia vị sẽ khiến vùng da dưới cánh tay có mùi khó chịu và hơi thở nặng mùi. Nếu ăn quá nhiều tỏi, toàn thân sẽ tiết ra mồ hôi có mùi khá khó chịu trong khoảng vài giờ đến vài ngày.

Mẹo chữa hôi miệng khi ăn hành, tỏi hiệu quả

Thực tế, hành, tỏi là các loại thực phẩm gây ra mùi hôi miệng nồng và khó chịu nhất. Tuy nhiên, các loại thực phẩm này tạo ra hương vị thơm ngon cho món ăn và mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe nên rất được ưa chuộng. Để chữa hôi miệng sau khi ăn hành, tỏi, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

1. Sử dụng kèm với đồ ăn có mùi thơm tự nhiên

Để giảm hôi miệng do dùng hành, tỏi, bạn có thể ăn kèm với đồ ăn có mùi thơm tự nhiên. Mùi thơm từ các loại thực phẩm này giúp lấn át hợp chất sulfuric từ hành và tỏi, từ đó giảm hiện tượng hơi thở có mùi khó chịu. Trong đó, rau mùi tây, húng quế, húng lủi, bạc hà, tía tô,… chứa hàm lượng tinh dầu cao nên có thể hạn chế tình trạng hôi miệng sau khi dùng món ăn chứa nhiều hành tỏi.

Cách khử mùi hành tỏi sau khi ăn
Dùng hành tây, tỏi kèm với các loại rau có mùi thơm giúp khử mùi và giảm hôi miệng sau khi ăn

Ngoài ra, ăn hành, tỏi kèm với các loại rau xanh như xà lách, diếp cá, rau bina,… cũng giúp giảm mùi hôi miệng. Bởi chất xơ cùng với hàm lượng nước dồi dào trong các loại rau này có thể làm sạch mảng bám và trung hòa axit do vi khuẩn bài tiết.

Bên cạnh rau xanh, bạn có thể bổ sung các loại trái cây như đào, mơ, táo, lê, anh đào, chuối,… Không chỉ chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, các loại quả này còn có mùi hương tự nhiên giúp lấn át mùi hăng nồng của tỏi, hành và một số loại gia vị khác.

2. Uống nhiều nước

Sau khi dùng hành, tỏi, khoang miệng thường có mùi hôi rất khó chịu do vi khuẩn sinh khí sulfur. Để giảm mùi hôi, bạn nên uống nhiều nước nhằm kích thích khoang miệng tiết nước bọt. Ngoài tác dụng làm mềm thức ăn, nước bọt còn giúp làm sạch mảng bám và ức chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn. Nhờ vậy, quá trình sản sinh khí sulfur sẽ bị ức chế và mùi hôi khó chịu trong khoang miệng sẽ được cải thiện đáng kể.

Bên cạnh nước lọc, bạn cũng có thể dùng một số loại trà có mùi hương tự nhiên để khử mùi hôi nồng do hành và tỏi gây ra như trà xanh, trà vỏ quế, trà cam, nước ép chanh, trà hoa cúc, trà bạc hà,… Các loại trà này không chỉ giúp khử mùi mà còn hỗ trợ kích thích tiêu hóa và giảm tình trạng ợ hơi, ợ chua.

3. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Ngoài các biện pháp trên, bạn cũng cần vệ sinh răng miệng đúng cách để chữa hôi miệng sau khi ăn hành, tỏi. Sau các bữa ăn khoảng 30 phút, nên thực hiện các biện pháp vệ sinh để làm sạch mảng bám, thức ăn thừa nhằm ức chế sự phát triển của hại khuẩn.

Cách khử mùi hành tỏi sau khi ăn
Nên chải răng kỹ để khử mùi hành, tỏi sau khi ăn

Các biện pháp vệ sinh răng miệng giúp giảm hôi miệng sau khi ăn hành, tỏi:

  • Trước khi đánh răng, có thể nhai kẹo cao su để kích thích khoang miệng tiết nước bọt nhằm làm sạch mảng bám và thức ăn thừa. Tinh dầu bạc hà trong kẹo cao su cũng giúp khử mùi hăng, nồng khi dùng các món ăn chứa nhiều tỏi, hành.
  • Khoảng 30 phút sau khi ăn, nên chải răng với kem đánh răng kháng khuẩn. Khi chải răng, cần thao tác bàn chải theo chiều dọc để làm sạch kẽ răng hiệu quả và chú ý chải răng ở những vị trí khuất.
  • Súc miệng với dung dịch kháng khuẩn để loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng. Ngoài ra, có thể chọn các sản phẩm súc miệng chứa tinh dầu bạc hà, cam, chanh,… để khử mùi hôi do hành, tỏi gây ra.
  • Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn tích tụ ở kẽ răng. Không ít người bỏ qua việc làm các kẽ khiến cho hành, tỏi bám dính vào gây ra mùi hôi khó chịu trong khoang miệng.

Trên thực tế, những biện pháp trên chỉ có thể làm giảm mùi hôi khó chịu do hành, tỏi gây ra. Bởi hợp chất Sulfuric có thể thẩm thấu vào máu khiến cho hơi thở và tuyến mồ hôi có mùi khó chịu dai dẳng trong vài ngày. Vì vậy, bạn nên hạn chế các món ăn chứa hành, tỏi trong bữa ăn và nên sử dụng tỏi, hành đã được nấu chín thay vì dùng sống.

Các cách chữa hôi miệng khi ăn hành, tỏi có thể giảm bớt mùi hôi nồng khó chịu bên trong khoang miệng và hơi thở. Tuy nhiên để giảm mùi hôi hoàn toàn, bạn nên hạn chế dùng quá nhiều thực phẩm có mùi hăng, nồng. Bên cạnh đó, nên chú ý đến tình trạng hôi miệng do trào ngược dạ dày – thực quản.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!