Nhổ răng khôn, còn được gọi là răng số 8, thường gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Dưới đây là thông tin liên quan: Tác dụng của răng khôn: Răng khôn mọc bình thường không gây kẹt nướu hoặc viêm nướu, không lệch răng, không gây nhiễm trùng mới nên giữ lại [1]. Khi nào nên nhổ răng khôn: Nhổ răng khôn cần thiết khi gây ra đau đớn, viêm nhiễm, hoặc đẩy các răng khác lệch, làm hỏng sức khỏe nướu hoặc xương [2]. Nguy hiểm khi nhổ răng khôn: Nếu không được thực hiện đúng quy trình, việc nhổ răng khôn có thể gây ra nguy cơ nhiễm trùng và đau đớn, nhưng khi được thực hiện bởi chuyên gia nha khoa, rủi ro này giảm thiểu [3]. Lưu ý khi nhổ răng khôn: Đề xuất thảo luận với nha sĩ về quy trình, lợi ích và rủi ro trước khi quyết định nhổ răng khôn [4]. Nhớ luôn thảo luận với chuyên gia nha khoa để đánh giá tình hình riêng của bạn.

Răng hàm bị ê ẩm và đau nhức khi nhai phải làm sao?

Răng hàm bị đau nhức khi nhai có thể xảy ra do dùng thức ăn cứng, khô, món ăn quá lạnh hoặc quá nóng. Trong một số trường hợp, tình trạng này còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề nha khoa. Để kiểm soát cơn đau hoàn toàn, cần xác định rõ nguyên nhân trước khi áp dụng các phương pháp điều trị. 

đau răng hàm khi nhai thức ăn
Đau răng hàm khi nhai thức ăn là tình trạng phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi

Răng hàm khi đau khi nhai thức ăn – Dấu hiệu nhận biết

Răng hàm (răng cối) là răng nằm ở vị trí số 6, 7 và 8. Trong đó, một số người có thể không mọc răng số 8 (răng khôn) hoặc không mọc đủ 4 chiếc. Răng hàm có chiều cao khá thấp nhưng kích thước răng lớn, mặt nhai rộng và có nhiều bờ rãnh để thuận tiện cho việc nghiền nát thức ăn.

Răng hàm có cấu tạo khá đặc biệt và nằm ở cuối cung hàm nên dễ gặp phải các vấn đề nha khoa hơn so với răng cửa, răng nanh và răng tiền hàm. Một trong những vấn đề thường gặp nhất là đau nhức răng khi nhai thức ăn.

Bạn có thể nhận biết đau nhức răng hàm khi nhai thức ăn thông qua một số triệu chứng sau:

Nhổ răng khôn có thể đau tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Dưới đây là một số điều bạn cần biết: Vị trí mọc: Răng khôn mọc ở vị trí nào có thể ảnh hưởng đến cảm giác đau khi nhổ [1]. Tiểu phẫu răng khôn: Nếu cần tiểu phẫu, có thể có đau nhưng thường được kiểm soát bằng thuốc giảm đau [2]. Thời gian hồi phục: Cảm giác đau thường giảm sau 2-3 ngày, và vết thương sẽ lành sau 1-2 tuần [3]. Trong một số trường hợp, nhổ răng khôn gây đau nhiều cần liên hệ ngay với bác sĩ nha khoa của bạn để biết thông tin và cách hỗ trợ chính xác nhất [4].
  • Cơn đau xuất hiện khi ăn nhai, nhất là khi dùng thức ăn khô, cứng, dai, cần phải dùng lực mạnh để nhai, món ăn lạnh, nóng, quá chua và quá ngọt.
  • Cơn đau xảy ra ở răng hàm (răng số 6, 7 và 8) và có lan sang các răng lân cận
  • Mức độ đau đa dạng, có thể đau âm ỉ, dai dẳng hoặc đau nhói từng cơn, đau nhức răng đột ngột, đau lan tỏa lên tai và đầu
  • Cơn đau có thể đi kèm với tình trạng chảy máu chân răng, sưng nướu, hôi miệng, sốt, khó khăn khi há miệng, ê buốt răng,…
  • Tình trạng răng đau nhức có thể thuyên giảm sau khi dừng hoạt động ăn uống nhưng cũng có thể chỉ giảm về mức độ, sau đó chuyển sang đau âm ỉ và kéo dài trong nhiều ngày

Đau nhức răng hàm khi nhai gây cản trở hoạt động ăn uống và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, đây còn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe. Vì vậy, bạn đọc không nên chủ quan trước những biểu hiện bất thường của cơ thể.

Các nguyên nhân gây đau nhức răng hàm khi nhai

Đau nhức là phản ứng sinh lý của cơ thể xảy ra tại các cơ quan bị tổn thương. Trong trường hợp cơn đau xảy ra ở răng hàm trong quá trình ăn uống, nguyên nhân có thể do:

1. Biểu hiện của các bệnh răng hàm mặt

Như đã đề cập, răng hàm có hình dáng và vị trí đặc biệt nên dễ gặp phải vấn đề nha khoa hơn so với răng cửa, răng nanh và răng tiền hàm. Do đó, đa phần các trường hợp răng bị đau nhức khi nhai thức ăn đều bắt nguồn từ những bệnh lý răng hàm mặt như:

đau răng hàm khi nhai thức ăn
Răng hàm khi đau nhức khi nhai thức ăn có thể xảy ra do sâu răng nặng, viêm tủy răng, áp xe răng,…
  • Răng khôn mọc lệch: Răng khôn mọc trong độ tuổi trưởng thành từ 17 – 27 tuổi. Vì mọc khá muộn và nằm ở vị trí cuối cung hàm nên răng số 8 rất dễ mọc lệch, mọc ngầm, mọc chen chúc gây ảnh hưởng đến các răng khác trên cung hàm. Răng khôn mọc lệch là nguyên nhân gây đau nhức răng hàm thường gặp, đặc biệt cơn đau có thể tăng lên trong quá trình ăn uống.
  • Sâu răng: Sâu răng là bệnh lý nha khoa phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Các lỗ sâu do vi khuẩn gây ra khiến răng trở nên nhạy cảm hơn với áp lực, nhiệt độ nóng lạnh, vị chua, ngọt trong thức ăn và đồ uống. Do đó, răng hàm đau nhức khi nhai thức ăn có thể là biểu hiện của bệnh sâu răng. Ngoài triệu chứng cơ năng, bạn có thể nhận biết bệnh lý này thông qua một số tổn thương thực thể như răng ố màu, xuất hiện lỗ sâu có màu nâu, đen,…
  • Viêm tủy răng: Đau răng hàm khi ăn uống cũng có thể là biểu hiện của viêm tủy răng. Viêm tủy răng là tình trạng tủy bị viêm nhiễm do vi khuẩn. Bệnh lý này thường xảy ra do sâu răng tiến triển, viêm nha chu và ảnh hưởng của các bệnh viêm nhiễm khác. Trong giai đoạn đầu, viêm tủy răng thường gây đau nhức và ê buốt răng tự phát, đau khi ăn uống kèm theo sốt nhẹ và sưng hạch góc hàm.
  • Áp xe răng: Áp xe răng là một trong những bệnh viêm nhiễm răng miệng thường gặp. Bệnh lý này đặc trưng bởi sự hình thành túi mủ ở quanh chân răng và mô nha chu. Áp xe răng khiến nướu sưng cục lớn, răng đau nhức nhiều – nhất là khi ăn uống và có tác động lực (chải răng, dùng chỉ nha khoa, chống tay lên xương hàm, há miệng lớn,…).
  • Viêm nướu răng, viêm nha chu: Viêm nướu răng, viêm nha chu là tình trạng viêm nhiễm tổ chức nâng đỡ răng bao gồm nướu răng, dây chằng nha chu, cement và xương ổ răng. Khi ăn uống, áp lực lên răng và mô nướu sẽ kích thích cơn đau cùng cảm giác ê buốt, chảy máu chân răng bùng phát. Với viêm nha chu, răng có thể bị lỏng lẻo, thiếu chắc chắn khi ăn nhai nếu không được điều trị sớm.
  • Răng sứt mẻ, mòn men: Tình trạng răng hàm đau nhức khi ăn còn có thể xảy ra do răng sứt mẻ, mòn men. Các tình trạng này đều khiến ngà răng bị lộ ra, răng trở nên nhạy cảm hơn với áp lực trong quá trình ăn nhai, nhiệt độ từ thức ăn và đồ uống. Vì vậy khi ăn uống, răng hàm có thể bị đau nhức, ê buốt.
  • Tụt lợi hở chân răng: Tụt lợi hở chân răng thường là biến chứng của viêm nướu răng, viêm nha chu hoặc cũng có thể xảy ra do thói quen chải răng mạnh, tẩy trắng răng quá mức,… Tụt lợi khiến phần cổ chân răng bị lộ ra bên ngoài. Do không có men răng bao phủ nên phần chân răng khá nhạy cảm với nhiệt độ trong thức ăn. Chính vì thế, đau nhức răng hàm khi ăn uống cũng có thể xảy ra do nguyên nhân này.

Đau nhức răng hàm khi ăn có thể xảy ra do nhiều bệnh lý nha khoa. Ngoài triệu chứng đau, bạn nên xem xét thêm các triệu chứng đi kèm để dễ dàng xác định vấn đề mà mình gặp phải.

2. Các nguyên nhân thông thường

Ngoài ra, đau nhức răng hàm khi ăn uống cũng có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân thông thường như:

đau răng hàm khi nhai thức ăn
Dùng thức ăn cứng, khô là nguyên nhân phổ biến gây đau răng hàm khi nhai
  • Mọc răng khôn: Ngay cả trong trường hợp răng khôn mọc thẳng, răng hàm cũng có thể bị đau nhức. Khi mọc, răng khôn sẽ tạo ra áp lực đè nén mô nướu và các dây thần kinh xung quanh dẫn đến hiện tượng sưng nướu, chảy máu chân răng nhẹ và đau nhức – nhất là khi ăn uống và chải răng. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau một vài ngày.
  • Do món ăn, thức uống: Tình trạng răng hàm ê buốt, đau nhức khi ăn uống cũng có thể xảy ra do dùng đồ ăn quá nóng, lạnh, chua và ngọt. Các yếu tố này khiến răng nhạy cảm dẫn đến đau nhức và ê buốt. Ngoài ra, răng cũng thể bị đau do nhai thức ăn quá cứng, khô và dai (gân bò, khô bò, các loại hạt rang sấy, bánh mì sấy khô, mạch nha).
  • Chấn thương: Chấn thương khi sinh hoạt, lao động có thể gây tổn thương răng và các cơ quan xung quanh. Với những chấn thương nhẹ, cơn đau chỉ bùng phát khi ăn nhai và khi có tác động lực lên răng (gõ, chải răng,…). Nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên điều trị sớm để tránh nguy cơ phát triển các bệnh lý nha khoa tại răng bị tổn thương.
  • Thức ăn mắc kẹt trong kẽ: Một số thức ăn như thịt bò, thịt gà, thịt heo, mực khô,… dễ bị giắt vào kẽ răng trong quá trình ăn uống. Các mảng thức ăn thừa sẽ tạo ra áp lực lên răng và mô nướu dẫn đến tình trạng đau nhức. Sau khi làm sạch thức ăn thừa, tình trạng đau răng hàm sẽ giảm hoàn toàn. Tuy nhiên, thức ăn thừa không được làm sạch kịp thời có thể tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển mạnh gây hôi miệng và phát sinh nhiều vấn đề nha khoa khác.

Nếu xảy ra do các nguyên nhân thông thường, đau nhức răng khi ăn có thể tự thuyên giảm sau một thời gian ngắn mà không cần điều trị. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bạn vẫn nên đến phòng khám kiểm tra để được xem xét tình trạng sức khỏe và can thiệp phương pháp điều trị nếu cần.

Đau răng hàm khi nhai thức ăn phải làm sao?

Đau răng hàm khi nhai là tình trạng khá phổ biến. Để kiểm soát tình trạng này hiệu quả, bạn nên xác định nguyên nhân chính xác trước khi áp dụng phương pháp điều trị.

Nếu nghi ngờ cơn đau bắt nguồn từ các bệnh lý nha khoa, nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp. Với những nguyên nhân thông thường, bạn có thể cải thiện bằng một số biện pháp chăm sóc và khắc phục tại nhà.

1. Vệ sinh răng miệng sau khi ăn

Rất nhiều trường hợp đau nhức răng hàm khi ăn xảy ra do dùng thức ăn cứng, dai và thức ăn bám dính vào các kẽ. Vì vậy để giảm nhanh cơn đau, bạn nên thực hiện các biện pháp vệ sinh răng miệng sau những bữa ăn chính.

nhức răng hàm khi nhai
Vệ sinh răng miệng sau các bữa ăn chính có thể giảm nhanh cảm giác đau nhức ở răng hàm

Cách vệ sinh răng miệng sau khi ăn uống:

  • Sau các bữa ăn chính khoảng 30 phút, nên chải răng bằng bàn chải mềm, mảnh và có kích thước vừa phải. Khi chải răng, nên thao tác theo chiều dọc và chải nhẹ nhàng để làm sạch răng miệng hoàn toàn. Ngoài ra, cần chú ý chải mặt nhai của các răng hàm vì đây là vị trí dễ tích tụ mảng bám và thức ăn thừa.
  • Khoảng cách giữa các kẽ răng khá nhỏ nên chải răng thông thường không thể làm sạch hoàn toàn. Do đó, nên sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa một cách nhẹ nhàng mà không gây tổn thương nướu và men răng.
  • Thực tế sau các bữa ăn, số lượng vi khuẩn có hại tăng lên đáng kể. Vì vậy, nên dùng nước súc miệng sát khuẩn để loại bỏ hại khuẩn trong khoang miệng.
  • Chải răng quá nhiều lần có thể gây mòn men răng và tổn thương nướu. Do đó sau các bữa ăn nhẹ, bạn nên làm sạch răng bằng cách dùng chỉ nha khoa và súc miệng với nước sạch.
  • Trong trường hợp không thể chải răng do dùng bữa ở ngoài, nên uống nhiều nước và nhai kẹo cao su không đường để giảm hình thành mảng bám.

Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh răng miệng sau khi ăn có thể giảm tình trạng răng hàm đau nhức. Ngoài ra, làm sạch răng đúng cách còn giúp bảo vệ răng miệng và hỗ trợ điều trị – phòng ngừa các bệnh lý nha khoa thường gặp như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu,…

2. Áp dụng biện pháp giảm đau tại nhà

Đau nhức răng hàm khi nhai thức ăn có thể kéo dài trong nhiều giờ đến nhiều ngày – ngay cả khi đã vệ sinh răng miệng đúng cách. Tình trạng này là dấu hiệu của chấn thương gây nứt, mẻ răng và biểu hiện của nhiều vấn đề nha khoa cần phải được điều trị sớm.

nhức răng hàm khi nhai
Dùng lá bạc hà tươi đắp lên răng đau nhức có thể giảm nhẹ cơn đau và hiện tượng phù nề hiệu quả

Tuy nhiên nếu chưa sắp xếp được thời gian đến phòng khám, bạn có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau tại nhà như:

  • Chườm đá lạnh: Chườm đá là cách giảm đau răng tại nhà dễ thực hiện và mang lại hiệu quả khá rõ rệt. Nhiệt độ lạnh từ túi chườm có thể giảm sưng, phù nề mô nướu và làm tê liệt cảm giác của các dây thần kinh ở răng. Qua đó cải thiện cơn đau và một số triệu chứng đi kèm. Chườm đá lạnh mang lại hiệu quả rõ rệt với trường hợp mọc răng khôn, áp xe răng, viêm tủy răng và chấn thương.
  • Ngậm nước muối: Nước muối có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng và đau nhức hiệu quả. Ngoài chườm đá, bạn có thể ngậm nước muối ấm từ 3 – 5 phút để làm dịu tình trạng đau răng hàm khi nhai. Bên cạnh hiệu quả giảm đau, ngậm nước muối còn giúp cầm máu do viêm nướu, viêm nha chu và cải thiện tình trạng hôi miệng rõ rệt.
  • Dùng lá bạc hà: Hoạt chất menthol trong lá bạc hà có đặc tính tiêu viêm, giảm sưng đau hiệu quả. Ngoài ra, tinh dầu từ thảo dược này còn có tác dụng khử mùi hôi trong khoang miệng. Để giảm đau nhức răng hàm khi nhai, bạn có thể nhai lá bạc hà rồi đắp lên răng bị đau nhức. Hoặc có thể pha loãng tinh dầu bạc hà với nước ấm và ngậm trong vài phút.

Các biện pháp giảm đau tại nhà có thể đẩy lùi cảm giác đau nhức răng và một số triệu chứng đi kèm. Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ làm giảm triệu chứng tạm thời. Vì vậy, bạn nên sắp xếp thời gian đến phòng khám để được kiểm tra và can thiệp các phương pháp điều trị chuyên sâu.

3. Các phương pháp y tế

Răng hàm đau nhức khi ăn nhai là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề nha khoa. Để kiểm soát cơn đau triệt để, nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt. Sau khi khám răng miệng và chụp X-Quang, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán, đồng thời đánh giá mức độ tổn thương răng và mô nướu. Sau đó, xem xét chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất.

nhức răng hàm khi nhai
Nếu đau nhức răng hàm khi nhai kéo dài, nên thăm khám để được điều trị triệt để

Các phương pháp được áp dụng trong điều trị đau nhức răng hàm khi ăn uống:

  • Lấy tủy răng
  • Hàn trám răng sâu
  • Nhổ răng khôn
  • Chích rạch áp xe
  • Sử dụng thuốc
  • Lấy cao răng
  • Cố định răng
  • Phẫu thuật nạo túi nha chu, ghép xương, ghép nướu

Tùy theo từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định một hoặc phối hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Ngoài các phương pháp y tế, bạn nên kết hợp thêm với các biện pháp vệ sinh răng miệng và chăm sóc đúng cách để hỗ trợ quá trình điều trị.

Chăm sóc, phòng ngừa đau nhức răng hàm khi nhai thức ăn

Để hỗ trợ hiệu quả của các phương pháp điều trị, bạn nên kết hợp với chế độ chăm sóc phù hợp khi bị đau nhức răng hàm. Ngoài ra, duy trì các thói quen tốt còn giúp phòng ngừa tình trạng tái phát và bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài.

nhức răng hàm khi nhai
Dùng thức mềm, lỏng, không quá nóng và quá lạnh có thể phòng ngừa đau nhức răng hàm khi nhai

Các biện pháp phòng ngừa đau nhức răng hàm khi nhai thức ăn:

  • Tránh dùng các thức ăn cứng, khô, dai, món ăn và thức uống quá nóng, quá lạnh và nhiều axit. Dùng các món ăn và thức uống này có thể khiến răng nhạy cảm và dễ đau nhức. Ngoài ra, thói quen ăn uống không phù hợp còn có thể gây mòn men răng và tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề nha khoa.
  • Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh răng miệng là cách phòng ngừa đau nhức răng hàm khi ăn. Do đó, nên thực hiện đầy đủ các bước làm sạch răng miệng như chải răng 2 – 3 lần/ ngày, dùng nước súc miệng và sử dụng chỉ nha khoa.
  • Thận trọng khi tham gia giao thông, sinh hoạt và làm việc để giảm nguy cơ chấn thương răng miệng.
  • Tích tụ cao răng là yếu tố làm tăng nguy cơ bị sâu răng, viêm nướu răng, viêm nha chu,… Để giảm nguy cơ đau nhức răng do các bệnh nha khoa, bạn nên lấy cao răng định kỳ 1 – 2 lần/ năm.
  • Không sử dụng răng cạy, cắn xé các vật cứng. Ngoài ra, nên thay đổi một số thói quen xấu như nghiến răng khi ngủ, hút thuốc lá, sử dụng rượu bia,… Những thói quen này đều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng và làm nguy cơ mắc các bệnh lý nha khoa.
  • Khám và điều trị sớm các vấn đề răng hàm mặt. Nếu thăm khám sớm, hầu hết các bệnh lý nha khoa đều được kiểm soát, ít ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Răng hàm bị đau nhức khi nhai thức ăn là tình trạng khá phổ biến, có thể gặp ở cả trẻ nhỏ và người trưởng thành. Nếu nghi ngờ tình trạng này xảy ra do ảnh hưởng của các bệnh lý nha khoa, bạn nên thăm khám và điều trị sớm để phòng tránh biến chứng.

Tham khảo thêm:

3/5 - (2 bình chọn)

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!