Nhổ răng khôn, còn được gọi là răng số 8, thường gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Dưới đây là thông tin liên quan: Tác dụng của răng khôn: Răng khôn mọc bình thường không gây kẹt nướu hoặc viêm nướu, không lệch răng, không gây nhiễm trùng mới nên giữ lại [1]. Khi nào nên nhổ răng khôn: Nhổ răng khôn cần thiết khi gây ra đau đớn, viêm nhiễm, hoặc đẩy các răng khác lệch, làm hỏng sức khỏe nướu hoặc xương [2]. Nguy hiểm khi nhổ răng khôn: Nếu không được thực hiện đúng quy trình, việc nhổ răng khôn có thể gây ra nguy cơ nhiễm trùng và đau đớn, nhưng khi được thực hiện bởi chuyên gia nha khoa, rủi ro này giảm thiểu [3]. Lưu ý khi nhổ răng khôn: Đề xuất thảo luận với nha sĩ về quy trình, lợi ích và rủi ro trước khi quyết định nhổ răng khôn [4]. Nhớ luôn thảo luận với chuyên gia nha khoa để đánh giá tình hình riêng của bạn.

10 Món Ăn Mềm Tốt Cho Người Bị Đau Răng Hỗ Trợ Giảm Đau

Ngoài sử dụng thuốc và vệ sinh răng miệng đúng cách, nên dùng thêm các món ăn tốt cho người bị đau răng để hỗ trợ giảm cơn đau và một số triệu chứng đi kèm. Các món ăn này có kết cấu lỏng, mềm nên không làm tăng áp lực lên răng và mô nướu bị tổn thương.

Món ăn tốt cho người bị đau răng
Dùng các món ăn tốt cho người bị đau răng có thể giảm nhẹ các triệu chứng như đau nhức, chảy máu chân răng,…

10 Món ăn tốt cho người đau răng bạn nên thử

Đau răng là tình trạng phổ biến ở mọi lứa tuổi. Tình trạng này có thể xảy ra do ảnh hưởng của các bệnh nha khoa hoặc do chấn thương, sau khi thực hiện các thủ thuật (nhổ răng, bọc sứ, cạo vôi răng,…). Đau răng ít khi gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, kiểm soát đau nhức răng sớm là vấn đề rất cần thiết.

Ngoài việc giữ vệ sinh răng miệng và sử dụng thuốc, bạn cũng có thể giảm đau nhức răng bằng một số món ăn. Các món ăn tốt cho người bị đau răng thường có kết cấu lỏng, mềm, dễ nhai nuốt và giàu dinh dưỡng. Ngoài ra, một số món ăn còn được chế biến từ các dược liệu có tác dụng cầm máu, giảm đau và chống viêm hiệu quả.

Bên cạnh những món ăn thông thường, bạn cũng có thể dùng các món ăn – bài thuốc trong Đông y để hỗ trợ giảm đau nhức răng. Theo y học cổ truyền, đau răng xảy ra do âm huyết suy kém làm hư hỏa bốc lên và tổn thương các tạng quan trọng như phế, thận, tỳ và can. Dùng các món ăn có tác dụng bổ âm, dưỡng huyết và bổ ngũ tạng có thể cải thiện chứng đau nhức răng đáng kể.

Nhổ răng khôn có thể đau tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Dưới đây là một số điều bạn cần biết: Vị trí mọc: Răng khôn mọc ở vị trí nào có thể ảnh hưởng đến cảm giác đau khi nhổ [1]. Tiểu phẫu răng khôn: Nếu cần tiểu phẫu, có thể có đau nhưng thường được kiểm soát bằng thuốc giảm đau [2]. Thời gian hồi phục: Cảm giác đau thường giảm sau 2-3 ngày, và vết thương sẽ lành sau 1-2 tuần [3]. Trong một số trường hợp, nhổ răng khôn gây đau nhiều cần liên hệ ngay với bác sĩ nha khoa của bạn để biết thông tin và cách hỗ trợ chính xác nhất [4].

Dưới đây là một số những món ăn mềm cho người đau răng:

1. Cháo nấm bắp – Món ăn tốt cho người đau răng

Cháo nấm bắp là một trong những món ăn tốt cho người đang bị đau nhức răng. Các món cháo đều có kết cấu lỏng, mềm, rất thích hợp với người bị đau răng, sưng nướu và chảy máu chân răng. Món cháo nấm bắp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nhưng dễ tiêu hóa. Vì vậy, nếu bị đau nhức răng do viêm nhiễm kèm theo tình trạng mệt mỏi, sốt và sưng hạch, bạn có thể dùng món ăn này để giảm nhẹ các triệu chứng.

Món cháo nấm bắp có nguyên liệu khá đơn giản bao gồm gạo, nấm, bắp và hành ngò. Bạn cũng có thể thêm một số nguyên liệu khác để cung cấp thêm dinh dưỡng và giúp gia tăng hương vị món ăn. Ngoài những nguyên liệu chính trên, bạn cũng có thể kết hợp thêm với hạt sen, thịt gà xé,…

những món ăn mềm cho người đau răng
Cháo nấm bắp là một trong những món ăn tốt cho người đang bị đau răng

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị nấm vừa đủ (có thể dùng nấm rơm, nấm đông cô, nấm đùi gà), 1 quả bắp mỹ, hành ngò, gia vị, có thể thêm hạt sen, gà xé, đậu Hà Lan,… tùy theo sở thích
  • Đem rửa sạch các nguyên liệu, tách hạt ngô và ngâm nấm khô với nước ấm cho nở ra. Sau đó, rửa lại nấm và cắt nhỏ vừa ăn
  • Cho các loại nấm vào tô (nếu có thịt gà thì cho vào cùng), sau đó nêm một ít bột nêm và tiêu ướp trong vài phút
  • Lấy cùi bắp cho vào nồi luộc sôi, sau đó vớt bỏ và cho 1 chén gạo đã vo sạch vào hầm nhừ thành cháo
  • Đến khi cháo chín thì cho nấm, ngô và các nguyên liệu còn lại vào
  • Nấu thêm 3 – 5 phút rồi tắt bếp, nêm nếm gia vị và cho hành ngò vào
  • Dùng ăn khi cháo còn ấm

2. Cháo hà thủ ô với vỏ áo hạt lạc

Cháo hà thủ ô với vỏ áo hạt lạc là món ăn – bài thuốc được lưu truyền rộng rãi trong y học cổ truyền. Món ăn này có tác dụng bổ thận, trị chứng hỏa hư bốc lên và thận âm suy tổn gây chảy máu chân răng, răng đau nhức và lung lay. Ngoài ra, cháo hà thủ ô nấu vỏ hạt lạc còn có tác dụng nhuận tràng, dưỡng can, bổ máu và an thần. Người có sức khỏe suy giảm, người cao tuổi cũng có thể dùng món ăn này để bồi bổ sức khỏe.

10 món ăn tốt cho người đau răng
Cháo hà thủ ô với vỏ áo hạt lạc có tác dụng giảm đau nhức răng và cải thiện tình trạng sưng, phù nề mô nướu

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị gạo lức 60g, hà thủ ô 15g và vỏ áo lạc nhân 3g
  • Đem hà thủ ô rửa sạch và ngâm nước cho mềm, sau đó đem ninh lấy nước thuốc
  • Vớt bỏ hà thủ ô, cho vỏ áo lạc nhân và gạo vào nấu cho chín mềm. Khi nấu, cần đun lửa nhỏ và khuấy thường xuyên để tránh cháo bị khét
  • Nếu cháo đặc, có thể thêm nước vào và đun sôi, nêm nếm gia vị và ăn nhiều lần trong ngày
  • Dùng món cháo hà thủ ô nấu với vỏ áo hạt lạc trong 4 – 5 ngày có thể giảm nhanh tình trạng đau nhức răng và chảy máu mô lợi

Hà thủ ô kiêng kỵ với vịt luộc, các loại cá không có vảy,… Vì vậy khi dùng món ăn này, bạn nên hạn chế dùng các loại thực phẩm kể trên để đảm bảo hiệu quả của dược liệu.

3. Cháo giấm ngọc trúc – Top những món ăn mềm cho người đau răng

Ngoài cháo hà thủ ô nấu vỏ hạt lạc, cháo giấm ngọc trúc cũng là món ăn tốt cho người đang bị đau nhức răng. Ngọc trúc là vị thuốc quý trong y học cổ truyền với tác dụng bồi bổ sức khỏe, tư âm, nhuận táo dùng để chứa mồ hôi trộm kèm sốt, ho, miệng khát, phong thấp và đau nhức răng.

Món cháo giấm ngọc trúc có tác dụng sinh tân dịch, cải thiện chức năng của dạ dày, nhuận phế và bổ âm. Dùng món ăn còn giúp cải thiện tình trạng vị âm hư suy – một trong những nguyên nhân gây chảy máu chân răng và đau nhức răng.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị giấm gạo vừa đủ, gạo lức 100g và ngọc trúc 15g
  • Đem ngọc trúc rửa sạch, sau đó cho vào nấu kỹ rồi lọc bỏ bã
  • Sau đó, cho gạo lức đã được vo sạch vào nấu thành cháo, nêm nếm gia vị vừa ăn
  • Chia cháo thành 2 phần bằng nhau và dùng ăn hết trong ngày

Ngoài tác dụng hỗ trợ giảm đau răng, món ăn này còn tốt cho người bị suy nhược, chức năng dạ dày và tiêu hóa kém.

4. Súp gà xé sợi

Bên cạnh các món cháo, bạn cũng có thể dùng các món súp khi bị đau nhức răng. Súp gà xé sợi là món ăn được ưa chuộng nhờ cách chế biến đơn giản, không mất nhiều thời gian, hương vị thơm ngon và giàu dinh dưỡng.

Món ăn này có kết cấu mềm, lỏng nên không gây áp lực lên răng trong quá trình ăn uống. Ngoài ra, món cháo gà xé sợi còn cung cấp protein, khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể. Với những người bị đau nhức răng do viêm nhiễm, việc nâng cao thể trạng có thể giảm phần nào mức độ cơn đau và đẩy nhanh tốc độ phục hồi của các cơ quan tổn thương.

10 món ăn tốt cho người đau răng
Súp gà xé sợi là món ăn có kết cấu mềm, lỏng, dễ nhai và giàu dinh dưỡng

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 200g thịt gà, 1 trái bắp mỹ, 1 quả trứng gà, nấm hương, hành ngò, gia vị vừa đủ và bột năng (có thể dùng thêm 10 – 15 quả trứng cút luộc)
  • Rửa sạch nấm hương và ngâm với nước ấm trong vòng 20 phút. Sau đó, cắt bỏ chân, rửa sạch với nước lạnh và xắt sợi
  • Rửa bắp mỹ và đem luộc lấy nước. Chờ bắp nguội rồi tách hạt ra cho vào to
  • Đem thịt gà rửa sạch với nước muối pha loãng, để ráo và cho vào nước bắp luộc với 1 ít muối. Sau đó, lấy thịt gà ra và xé sợi vào ăn
  • Bật lửa cho chảo nóng, sau đó thêm 1 ít dầu vào. Cho hành tím, đầu hành lá vào phi cho thơm. Kế tiếp, thêm nấm và thịt gà vào xào sơ, nêm 1 ít tiêu, bột ngọt và muối
  • Sau đó, đun sôi phần nước dùng (nước luộc bắp + gà), cho tất cả nguyên liệu vào và nêm nếm vừa ăn
  • Kế tiếp, đập trứng gà vào khuấy đều
  • Cho một lượng bột năng vừa đủ khuấy với nước và cho vào nồi súp, đảo đều để súp đặc lại. Nếu có trứng cút, có thể thêm vào để tăng thêm dinh dưỡng cho món ăn
  • Cuối cùng, cho hành ngò vào và dùng súp ăn khi còn ấm

5. Cháo huyền sâm với sinh địa, thục địa

Huyền sâm, sinh địa và thục địa đều là những vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Món cháo được chế biến từ 3 dược liệu này có tác dụng nhuận táo lương huyết, bổ thận sinh tân, bổ âm được sử dụng để giải độc và trị đau nhức do sâu răng.

Cháo huyền sâm nấu với sinh địa, thục địa còn có tác dụng bồi bổ sức khỏe, cải thiện tình trạng suy nhược, tóc bạc, răng lung lay và đau nhức. Ngoài ra đối với nữ giới, món cháo này còn giúp bổ thận âm và hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị gạo lức 100g, sinh địa, thục địa và huyền sâm mỗi thứ 15g
  • Cho tất cả dược liệu vào nồi và đun với lượng nước vừa đủ, đun kỹ rồi cho gạo đã vo sạch vào
  • Nấu nhỏ lửa và khuấy liên tục để tránh cháo bị khét. Sau đó, nêm nếm gia vị vừa ăn và chia thành 2 – 3 lần ăn trong ngày
  • Dùng đều đặn trong khoảng vài ngày có thể giảm nhanh tình trạng đau nhức răng và một số triệu chứng đi kèm

6. Cháo dạ dày lợn với củ cải – Món ăn mềm cho người đau răng thơm ngon

Cháo dạ dày lợn nấu với củ cải là món ăn tốt cho người bị đau răng, sưng lợi, chân răng chảy nhiều máu. Theo y học cổ truyền, món ăn này có tác dụng chỉ khát, ích khí, bổ hư, có hiệu quả giảm đau nhức răng lợi.

Dạ dày lợn không chỉ là thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn là vị thuốc quý. Theo ghi chép, dạ dày lợn có tính ấm, tác dụng bổ khí, trung châu tỳ vị. Dùng các món ăn từ dạ dày lợn hỗ trợ điều trị một số bệnh lý thường gặp, giảm mệt mỏi, kích thích vị giác và cải thiện tình trạng khó tiêu hiệu quả.

Bữa cơm cho người đau răng
Các món ăn từ dạ dày lợn có tác dụng bồi bổ sức khỏe và giảm nhẹ tình trạng đau nhức răng

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị củ cải trắng và dạ dày lợn chín mỗi thứ 100g, gạo lức 100g, gừng sống 5g, hành củ 10g và gia vị vừa đủ
  • Đem dạ dày lợn thái thành từng miếng nhỏ vừa ăn
  • Rửa sạch củ cải, cạo bỏ phần vỏ và thái miếng nhỏ
  • Cho củ cải và dạ dày lợn đã thái vào chảo, xào với 1 ít dầu và gia vị đến khi chín thì cho vào bát
  • Vo sạch gạo và nấu với một lượng nước vừa đủ đến khi chín nhừ. Nêm nếm thêm gia vị (nên nêm nhạt để khi thêm dạ dày và củ cải vào sẽ vừa ăn, không bị mặn)
  • Cho cháo ra tô, thêm củ cải xào dạ dày lợn vào, khuấy đều và ăn khi cháo còn ấm

7. Sinh tố bơ – Món ăn tốt cho người bị đau răng

Trong trường hợp răng đau nhức nhiều (thường do nhổ răng, áp xe răng, viêm tủy răng,…) và gặp khó khăn khi ăn, bạn có thể dùng sinh tố bơ thay cho các món cháo, súp. Sinh tố có kết cấu mềm, lỏng và không phải nhai nên sẽ không tác động đến vùng lợi, răng bị đau nhức.

Sinh tố bơ là thức uống được ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngon và giàu dinh dương. Bơ là loại quả cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cùng với hàm lượng axit amin, vitamin và khoáng chất đa dạng. Sinh tố bơ hoàn toàn không chứa axit nên có thể dùng trong 1 – 2 ngày đầu sau khi nhổ răng để giảm đau nhức và sưng nướu.

10 món ăn tốt cho người đau răng
Nếu răng đau nhức nhiều, có thể thêm sinh tố vào chế độ ăn để hỗ trợ giảm đau và chảy máu chân răng

Cách chế biến sinh tố bơ – món ăn tốt cho người bị đau nhức răng:

  • Chuẩn bị 1 quả bơ sáp chín, sữa tươi 80ml, sữa đặc 20ml, 1 ít đường và đá bào
  • Bổ dọc quả bơ, sau đó bỏ hạt và dùng thìa lấy phần thịt bơ cho vào tô
  • Cho bơ vào máy xay sinh tố cùng với sữa, sữa đặc, đường và đá (có thể gia giảm lượng đường và sữa tùy theo sở thích)
  • Xay đến khi các nguyên liệu nhuyễn hoàn toàn và thưởng thức khi sinh tố còn lạnh

Ngoài cách chế biến trên, bạn cũng có thể kết hợp bơ cùng với một số loại quả khác như xoài chín, chuối,… để tăng hương vị và gia tăng giá trị dinh dưỡng cho món ăn.

8. Các món ăn từ sữa chua

Sữa chua là thực phẩm lành mạnh với hàm lượng dinh dưỡng cao. Ngoài ra, sữa chua còn cung cấp cho cơ thể một lượng lớn probiotic (lợi khuẩn) với tác dụng tăng cường sức khỏe đường ruột và cải thiện hệ miễn dịch. Các món ăn từ sữa chua có kết cấu lỏng, mềm và không làm tăng áp lực lên răng nên có thể dùng trong thời gian bị đau nhức răng.

10 món ăn tốt cho người đau răng
Nên dùng các món ăn từ sữa chua trong thời gian bị đau nhức răng

Sữa chua là loại thực phẩm dễ kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau. Ngoài các món cháo và súp, bạn cũng có thể thêm các món ăn từ sữa chua vào chế độ ăn hằng ngày trong thời gian bị đau nhức răng. Các món ăn từ thực phẩm này không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn có hương vị thơm ngon và dễ tiêu hóa.

Trong thời gian bị đau răng, bạn có thể dùng các món ăn từ sữa chua như sữa chua hoa quả (có thể thêm ngũ cốc và hạt chia để tăng giá trị dinh dưỡng), sữa chua dẻo, sữa chua nha đam, sinh tố sữa chua + các loại hoa quả, sữa chua đậu đỏ, nếp cẩm,…

9. Cháo thịt bằm gừng tươi

Các món ăn mềm như cháo, súp và canh rất tốt cho người bị đau răng. Khi răng đau nhức, áp lực từ quá trình ăn nhai và nghiền nát thức ăn có thể gia tăng mức độ cơn đau, kích thích nướu răng sưng viêm và chảy máu. Ngoài những món ăn trên, bạn cũng có thể ăn cháo thịt bằm gừng tươi trong thời gian răng bị đau nhức.

Cháo thịt bằm là món ăn quen thuộc với người Việt. Món cháo này thường được ăn khi bị đau dạ dày, cảm lạnh, ho, sốt, mệt mỏi và chán ăn. Cháo thịt bằm có hương vị thơm ngon và dễ ăn nên cũng có thể dùng khi đau răng, sưng nướu vì nhiều nguyên nhân khác nhau.

Khi bị đau nhức răng, bạn nên thêm gừng tươi vào cháo bởi gừng có tác dụng tiêu viêm và giảm đau hữu hiệu. Gingerol trong gừng có thể làm giảm sinh tổng hợp prostaglandin – chất trung gian trong phản ứng viêm. Ngoài ra, tinh dầu thơm từ củ gừng còn giúp loại bỏ mùi hôi khó chịu trong khoang miệng khi mắc phải các vấn đề nha khoa.

10 món ăn tốt cho người đau răng
Cháo thịt bằm gừng tươi là 1 trong 10 món ăn tốt cho người đau răng

Cách chế biến cháo thịt bằm gừng tươi tốt cho người bị đau răng:

  • Chuẩn bị 250g gạo trắng, một ít gừng xắt sợi, 200g thịt heo bằm, hành tím, hành lá và các loại gia vị
  • Rửa sạch các loại hành và gừng, sau đó cắt nhỏ
  • Đem ướp thịt heo bằm với một ít tiêu, dầu ăn, nước mắm và hạt nêm. Trộn đều và để trong ngăn mát tủ lạnh cho gia vị thấm đều.
  • Vo gạo và nấu cháo đến khi cháo mềm nhừ được.
  • Thêm hành tím và thịt bằm vào, đảo đều và đợi sôi cho thịt chín.
  • Nêm nếm gia vị, sau đó thêm hành lá, ngò và tiêu vào cho thơm.

Khi bị đau răng, nên hạn chế dùng món ăn nóng. Nên đợi cháo nguội bớt và ăn khi cháo còn ấm để giảm kích thích lên răng.

10. Canh mồng tơi thịt bằm – Món ăn tốt cho người bị đau răng

Canh mồng tơi thịt bằm là món ăn mềm tốt cho người bị đau nhức răng. Mồng tơi là loại rau ăn quen thuộc được dùng để chế biến nhiều món ăn thơm ngon. Rau mồng tơi có đặc điểm là mềm, ít các xơ sợi như các loại rau khác nên rất thích hợp dùng khi bị đau nhức răng.

Rau mồng tơi thường được dùng nấu canh cùng với thịt bằm, tép khô, tôm khô hoặc cua đồng. Các món canh từ loại rau này tương đối dễ nấu, hương vị thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Khi bị đau nhức răng, bạn có thể ăn món canh này cùng với cơm để giảm áp lực lên răng và nướu. Từ đó tạo điều kiện để răng phục hồi và hết đau nhức.

10 món ăn tốt cho người đau răng
Nên bổ sung các món canh từ rau mồng tơi vào chế độ ăn trong thời gian răng đau nhức, ê buốt

Cách chế biến canh mồng tơi thịt nằm tốt cho người đau răng:

  • Chuẩn bị 300g mồng tơi, một ít thịt heo bằm, nước mắm, hành tím và các loại gia vị
  • Ướp thịt với hành tím bằm nhỏ, hạt nêm, tiêu, đường
  • Rửa sạch mồng tơi và chuẩn bị hành tím băm nhỏ
  • Cho dầu ăn vào nồi, thêm hành tím vào đợi đến khi hành ngả màu vàng thì cho thịt bằm vào
  • Sau đó thêm nước và nấu đến khi sôi
  • Cho mồng tơi vào đun đến khi chín thì nêm nếm và tắt bếp

Một số lưu ý khi ăn uống trong thời gian bị đau răng

Đau răng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ăn uống và sinh hoạt. Nếu không điều chỉnh thói quen ăn uống phù hợp, răng có thể bị đau nhức dai dẳng và kéo dài. Vì vậy trong thời gian này, bạn nên lưu ý một số vấn đề khi ăn uống.

10 món ăn tốt cho người đau răng
Khi chế biến món ăn, nên nêm nếm nhạt để tránh kích thích lên răng và mô nướu bị tổn thương

Một số lưu ý khi ăn uống trong thời gian bị đau nhức răng:

  • Đau nhức răng gây ra không ít phiền toái khi ăn uống. Tuy nhiên, bạn vẫn nên cố gắng ăn uống đầy đủ, hạn chế tình trạng nhịn ăn và chán ăn khiến cơ thể suy nhược.
  • Trong 3 – 5 ngày đầu, nên dùng các món ăn lỏng, mềm như sữa chua, cháo, súp, miến, sinh tố,… Sau khi răng giảm đau nhức, có thể ăn uống bình thường nhưng cần tránh thức ăn cứng, khô.
  • Khi chế biến món ăn, nên hạn chế muối, gia vị cay nóng vì các loại gia vị này có thể kích thích lên mô nướu bị tổn thương. Ngoài ra, bạn cũng cần giảm lượng đường trong chế độ ăn. Bởi đường là nguồn dinh dưỡng ưa thích của vi khuẩn, đồng thời là thành phần chính để tạo ra mảng bám sinh học và làm tăng lượng cao răng tích tụ ở chân răng.
  • Trong thời gian bị đau nhức răng, cần chú ý nghỉ ngơi điều độ và giữ gìn vệ sinh răng miệng để hạn chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn.

Dùng các món ăn tốt cho người bị đau răng có thể giảm phần nào cơn đau và hạn chế áp lực lên răng, mô nướu bị tổn thương. Hy vọng qua 10 món ăn trong bài viết, bạn có thể xây dựng được thực đơn ăn uống phù hợp để hỗ trợ quá trình điều trị.

Tham khảo thêm:

5/5 - (3 bình chọn)

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!