Miệng khô lưỡi trắng là một hiện tượng thường thấy của triệu chứng khô miệng, gây cảm giác khó chịu trong mọi sinh hoạt ăn uống hàng ngày. Đây là tình trạng không quá lo ngại vì không làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên bạn cũng phải hết sức thận trọng, theo dõi khi xuất hiện những triệu chứng khác thường đi kèm, vì nhiều trong số đó là cảnh báo bệnh lý nguy hiểm.
Miệng khô lưỡi trắng là bệnh gì?
Miệng khô lưỡi trắng là một trong những triệu chứng thường được bắt gặp ở tình trạng khô miệng. Khi khoang miệng không được giữ ẩm do quá trình tiết nước bọt giảm sút khiến miệng có cảm giác khô khan, đi kèm với đó là bề mặt lưỡi bị nhiễm màu trắng. Màu trắng ở đây xuất hiện khi vi khuẩn, nấm hay các tế bào chết dính ở các nốt đỏ của lưỡi, khiến lưỡi trong mất sức sống và dễ dàng dẫn đến các bệnh lý khác.
Đây là triệu chứng xuất hiện nhiều ở các lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh và người già. Thời gian đầu chứng miệng khô lưỡi trắng không làm ảnh hưởng đến các hoạt động răng miệng. Nhưng nếu kéo dài, sẽ tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây hại có cơ hội xâm nhập tấn công khoang miệng. Dẫn đến rất nhiều vấn đề hệ lụy về sức khỏe không thể lường trước được.
Nguyên nhân gây miệng khô lưỡi trắng
Để có thể hiểu rõ hơn về việc khô miệng làm lưỡi có màu trắng, đầu tiên người bệnh phải có những nhận thức chính xác về nguyên nhân gây ra triệu chứng đó. Để từ đó có những cơ sở để có thể dựa vào và điều trị một cách chính xác, kịp thời.
1. Cơ thể mất nước
Mất nước là nguyên nhân lớn dẫn đến chứng khô miệng. Khi bạn không cung cấp đủ một lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày, tuyến nước bọt sẽ không thể hoạt động được bình thường làm khoang miệng trở nên khô và khó chịu. Không chỉ vậy, khi lượng nước uống vào không đủ để loại bỏ các cặn thức ăn tích tụ lại các đầu chấm đỏ của lưỡi sẽ tạo ra các mảng bám màu trắng.
2. Vấn đề vệ sinh răng miệng
Miệng là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn gây hại, khi thức ăn, mảng bám và các tế bào chết tích tụ lại trên đầu lưỡi lâu ngày sẽ gây ra hiện tượng khô miệng, lưỡi có màu trắng và đi kèm với hôi miệng.
Việc vệ sinh răng miệng kém, không đúng cách là một trong những tác nhân phổ biến gây ra hiện tượng lưỡi trắng và khô miệng. Cần có một thói quen vệ sinh răng miệng hợp lý để ngăn chặn tình trạng này một cách sớm nhất, không là ảnh hưởng đến các vấn đề răng miệng khác.
3.Hút thuốc lá
Người hút thuốc là nhiều thường xuyên bị khô miệng. Theo nhiều nguyên cứu đã chỉ ra, các hoạt chất độc hại tồn tại trong điếu thuốc có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về răng miệng, khiếm tuyến nước bọt giảm hoạt động gây ra chứng khô miệng.
Không dừng lại ở đó, hút thuốc lá còn làm mòn men răng, tổn thương các mô nướu, gây ra các bệnh lý về hô hấp như hôi miệng, ho khan, khàn tiếng, viêm phế quản, viêm phổi,…
4.Sử dụng rượu, bia thường xuyên
Cũng giống như thuốc lá, trong bia rượu cũng có những thành phần khiến cơ thể dễ dàng mất nước. Cồn có trong rượu làm tiêu hủy lượng nước trong cơ thể cũng như khoang miệng. Người sử dụng bia rượu thường xuyên thường bị đau họng, miệng lưỡi khô và rát. Tình trạng này có thể trở nặng và dẫn đến các nguy cơ về ung thư nếu kéo dài. Cần hạn chế lượng tiêu thụ các chất có cồn vào cơ thể để cơ thể khỏe mạnh.
5.Thói quen thở bằng miệng
Thở bằng miệng ở một số trường hợp như nghẹt mũi hay khi ngủ là thói quen phổ biến ở nhiều người. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia, thì thói quen này sẽ gây ra tình trạng khô miệng do thoát hơi nước, các miên mạc ở lưỡi bị khô và chuyển màu khi không được cấp ẩm đầy đủ. Không chỉ vậy, thói quen thở bằng miệng còn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi miệng.
Miệng khô lưỡi trắng có nguy hiểm không?
Bị miệng khô lưỡi trắng không gây nguy hại đến sức khỏe vì đây là hiện tượng thường thấy của cơ thể. Nhưng nếu tình trạng khô miệng kéo dài không được điều trị có thể dẫn đến các bệnh về răng miệng khác như: tăng nguy cơ sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…
Không chỉ vậy, ở một số trường hợp hiếm hoi, đây có thể là biểu hiện của những bệnh lý nghiêm trọng như nhiễm trùng hoặc ung thư sớm. Vì thế, không nên chủ quan với vấn đề sức khỏe của bản thân, cần có những biện pháp khắc phục tình trạng này để có thể theo dõi cơ thể một cách chính xác.
Cách khắc phục
Khô miệng lưỡi trắng do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau và không thể hoàn toàn điều trị dứt điểm, chủ yếu là kiểm soát để hiện tượng này ổn định hơn. Dưới đây là một số biện pháp được sử dụng để khắc phục tình trạng này:
Bằng phương pháp tự nhiên
Nếu tình trạng khô miệng chỉ ở mức độ nhẹ, mới xuất hiện, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau tại nhà:
1. Nước muối ấm
Trong nước muối có các hoạt chất kháng khuẩn, sát trùng nên có thể giúp loại bỏ các tế bào chết trên bề mặt lưỡi và cung cấp cho khoang miệng một lượng nước thích hợp duy trì độ ẩm. Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và không tốn kém.
Pha một ít muối với nước ấm và ngậm trong vòng 5 đến 10 phút, thực hiện 2 lần/ ngày sẽ có kết quả rõ rệt.
2. Baking soda
Baking soda được sử dụng nhiều trong việc điều trị các vấn đề răng miệng, khi trộn hợp chất này với nước cốt chanh chà lên bề mặt lưỡi sẽ khắc phục được tình trạng khô miệng lưỡi trắng. Kiên trì thực hiện 2 lần/ ngày thấy ngay hiệu quả.
3. Nha đam
Nha đam (lô hội) có tính mát, với công dụng dưỡng ẩm ẩm cho miệng nên sẽ điều trị chứng khô miệng hiệu quả.
Ngậm nước ép nha đam trong miệng một lúc rồi súc miệng lại với nước, thực hiện phương pháp này 2 lần mỗi ngày. Khi làm cách này, còn giúp giảm mùi hôi, chống viêm, kháng khuẩn và ngăn ngừa các bệnh răng miệng hiệu quả.
Hỗ trợ nha khoa
Nếu tình trạng khô miệng lưỡi trắng kéo dài một cách bất thường cần nhanh chóng đi khám ở các cơ sở chuyên khoa. Nên sớm tìm ra nguyên nhân chính và can thiệp điều trị kịp thời để ngăn cản các biến chứng phát sinh.
Tình trạng khô miệng lưỡi trắng là một biểu hiện thường thấy của chứng khô miệng khi tuyến nước bọt bị rối loạn bởi nhiều nguyên nhân. Dù là hiện tượng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể nhưng gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt hằng ngày. Việc phát hiện và theo dõi khi có những hiện tượng khác thường là việc làm cần thiết trong việc bảo vệ sức khỏe cơ thể.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Chứng khô miệng là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả
Triệu chứng khô miệng rát lưỡi là bệnh gì? 7 Bệnh có thể gặp
Cảm giác khô miệng khát nước, đắng miệng là dấu hiệu bệnh gì?
10 Mẹo Vặt Chữa Khô Miệng Tại Nhà Hiệu Quả Cực Đơn Giản
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!