Răng lung lay có nên nhổ không? Có giữ được không?

Răng lung lay có nên nhổ không là mối bận tâm của không ít bạn đọc. Với những trường hợp răng lung lay nặng, việc nhổ bỏ là cần thiết để bảo tồn các răng lân cận. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn vẫn có thể bảo tồn răng thông qua các biện pháp chăm sóc và điều trị.

Răng lung lay có nên nhổ không
Răng lung lay có nên nhổ không?

Răng lung lay có nên nhổ không?

Răng bị lung lay thường xảy ra trong quá trình mang thai và khi chuẩn bị thay răng. Đây là hiện tượng sinh lý thông thường và hầu như không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, hiện tượng răng lung lay cũng có thể xảy ra do viêm nha chu, chấn thương, tai nạn, tiêu xương hàm và do ảnh hưởng của các bệnh nha khoa khác.

Tình trạng răng lung lay gây ra không ít khó khăn trong quá trình ăn uống. Ngoài ra, tình trạng này còn có thể đi kèm với các cảm giác khó chịu như ê buốt, đau nhức, chảy máu chân răng và sưng lợi. Vậy răng lung lay có nên nhổ bỏ hay không?.

Trên thực tế, bảo tồn răng là lựa chọn ưu tiên trong điều trị các bệnh lý nha khoa – bao gồm cả răng bị lung lay. Do đó, đa phần những trường hợp răng lung lay đều có thể giữ lại bằng một số biện pháp điều trị. Các biện pháp này giúp hồi phục tổ chức nâng đỡ răng, qua đó củng cố độ cứng chắc của răng trên cung hàm và cải thiện tình trạng răng lung lay rõ rệt.

Nhổ răng khôn có thể đau tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Dưới đây là một số điều bạn cần biết: Vị trí mọc: Răng khôn mọc ở vị trí nào có thể ảnh hưởng đến cảm giác đau khi nhổ [1]. Tiểu phẫu răng khôn: Nếu cần tiểu phẫu, có thể có đau nhưng thường được kiểm soát bằng thuốc giảm đau [2]. Thời gian hồi phục: Cảm giác đau thường giảm sau 2-3 ngày, và vết thương sẽ lành sau 1-2 tuần [3]. Trong một số trường hợp, nhổ răng khôn gây đau nhiều cần liên hệ ngay với bác sĩ nha khoa của bạn để biết thông tin và cách hỗ trợ chính xác nhất [4].

Tuy nhiên trong những trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng để bảo tồn các răng lân cận. Vì vậy, việc có nên nhổ bỏ răng hay không sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng của từng người.

1. Những trường hợp răng lung lay không nên nhổ răng

Như đã đề cập, đa phần các trường hợp răng lung lay đều có thể bảo tồn bằng một số kỹ thuật và phương pháp điều trị. Nếu được điều trị sớm và đúng cách, hoàn toàn có thể bảo tồn răng bị lung lay và phục hồi các mô nha chu bị tổn thương.

Răng lung lay có nên nhổ không
Trường hợp răng lung lay do ảnh hưởng của hormone thai kỳ có thể tự thuyên giảm nên không có chỉ định nhổ bỏ

Những trường hợp răng lung lay không cần phải nhổ răng:

  • Răng lung lay do viêm nha chu nhẹ đến trung bình: Trường hợp răng lung lay do viêm nha chu có mức độ nhẹ đến trung bình hoàn toàn có thể điều trị bảo tồn. Viêm nha chu gây tổn thương các tổ chức nâng đỡ răng và kết quả là khiến chân răng trở nên lung lay, lỏng lẻo. Để bảo tồn răng bị lung lay, bác sĩ sẽ cạo vôi răng + xử lý mặt gốc răng, nạo túi nha chu, phẫu thuật tái tạo mô để tái tạo các mô hư tổn và phục hồi chức năng nâng đỡ răng.
  • Răng lung lay do viêm tủy: Viêm tủy răng cũng có thể là nguyên nhân khiến răng bị lung lay và đau nhức. Đối với nguyên nhân này, bác sĩ sẽ chỉ định lấy tủy, chích rạch áp xe (nếu có) và hàn trám để bảo tồn răng. Nếu được xử lý sớm, hầu hết những trường hợp răng lung lay do viêm tủy có thể bảo tồn và rất hiếm khi phải nhổ bỏ.
  • Răng bị lung lay do chấn thương: Chấn thương mạnh có thể gây tổn thương cement và đứt dây chằng nha chu. Tình trạng này khiến cho chân răng trở nên lỏng lẻo và lung lay. Trong trường hợp do chấn thương, giải pháp tối ưu là nẹp cố định răng lung lay. Sau khoảng 1 tháng, dây chằng nha chu sẽ được phục hồi và hiện tượng răng lung lay cũng được cải thiện đáng kể.
  • Lung lay răng do tụt lợi: Tụt lợi là hiện tượng lợi tụt xuống phía dưới khiến thân răng dài hơn bình thường. Tình trạng này có thể khiến răng bị đau nhức, ê buốt và trở nên lung lay. Đối với răng bị lung lay do tụt lợi, bác sĩ sẽ chỉ định ghép nướu để bảo vệ chân răng và củng cố độ chắc chắn của răng trên cung hàm. Nếu cần thiết, có thể kết hợp nẹp cố định răng lung lay sau khi tụt lợi.
  • Răng lung lay do mang thai: Trong quá trình mang thai, sự gia tăng đột ngột của các hormone có thể khiến nướu bị sưng viêm, dễ chảy máu và răng trở nên lung lay, ê buốt. Tình trạng răng lung lay do nguyên nhân này có thể tự thuyên giảm sau khi sinh nở nên hầu như không có chỉ định nhổ bỏ.

Những trường hợp răng lung lay độ I và II do các nguyên nhân khác cũng có thể điều trị bảo tồn thay vì nhổ bỏ. Chính vì vậy, bạn không nên quá lo lắng khi nhận thấy răng có hiện tượng lung lay và lỏng lẻo. Để bảo tồn răng, nên đến nha khoa thăm khám và điều trị trong thời gian sớm nhất.

2. Trường hợp răng lung lay cần nhổ bỏ

Trong một số ít trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định nhổ bỏ răng lung lay để bảo tồn các răng còn lại trên cung hàm. Nhổ răng đồng nghĩa với việc răng mất hoàn toàn các chức năng vốn có. Chính vì vậy, bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chỉ định phương pháp này.

Các trường hợp răng lung lay cần phải nhổ bỏ:

  • Thay răng sữa: Để chuẩn bị cho quá trình mọc răng vĩnh viễn, chân răng sữa sẽ dần tiêu biến khiến răng trở nên lỏng lẻo và lung lay. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ nhổ bỏ răng để mầm răng vĩnh viễn bên dưới có không gian mọc và phát triển.
  • Tiêu xương hàm: Những trường hợp răng lung lay do tiêu xương hàm nặng gần như phải nhổ bỏ. Sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ chỉ định ghép xương để phục hồi thể tích của răng. Để ngăn hiện tượng tiêu xương tái phát, nên cân nhắc phục hình răng bằng kỹ thuật cấy ghép Implant.
  • Viêm nha chu nặng: Đối với những trường hợp răng lung lay do viêm nha chu nặng, bác sĩ buộc phải nhổ bỏ răng vì không thể bảo tồn thông qua các biện pháp điều trị thông thường. Tương tự như tiêu xương hàm, sau khi nhổ bỏ răng, bác sĩ sẽ chỉ định ghép xương (nếu cần) và trồng răng Implant để khôi phục chức năng ăn nhai.

Trên thực tế, rất ít trường hợp răng lung lay phải nhổ bỏ răng. Hầu hết các trường hợp có chỉ định nhổ răng đều do tâm lý chủ quan, không thăm khám và điều trị các vấn đề nha khoa kịp thời. Vì vậy, ngay khi nhận thấy răng có hiện tượng lung lay, ê buốt, đau nhức,… bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa trong thời gian sớm nhất.

Răng lung lay có giữ được không?

Có thể thấy, răng lung lay hoàn toàn có thể giữ được nếu thăm khám và điều trị sớm. Hầu hết các trường hợp răng bị lung lay do chấn thương, viêm nha chu nhẹ đến trung bình, viêm tủy răng, răng lung lay do ảnh hưởng của quá trình mang thai,… đều có thể bảo tồn thông qua các phương pháp và kỹ thuật điều trị. Tuy nhiên, những trường hợp chân răng và tổ chức nha chu bị tổn thương nặng thường phải nhổ bỏ.

răng lung lay có giữ được không
Nếu thăm khám và điều trị sớm, bạn có thể giữ lại răng bị lung lay do chấn thương và ảnh hưởng của các bệnh nha khoa

Vì vậy, nên có biện pháp điều trị sớm để hạn chế nguy cơ phải nhổ bỏ răng. Với những trường hợp có thể giữ răng, bác sĩ sẽ cố định răng bằng nẹp và điều trị dứt điểm các bệnh lý nha khoa. Ngoài ra, bạn cũng nên kết hợp thêm với chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý và thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh răng miệng để thúc đẩy tốc độ lành thương.

Từ những thông tin trên, có thể thấy “Răng lung lay có nên nhổ không? Có giữ được không?” phụ thuộc hoàn toàn vào mức độ lung lay của răng và tổn thương ở mô nha chu. Vì vậy, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Xem thêm

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!