Niềng răng xong bị lệch mặt thường xảy ra do chỉnh nha sai kỹ thuật. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể là hệ quả do một số sự cố như chấn thương, tai nạn, khí cụ tuột lỏng nhưng không được khắc phục kịp thời. Lệch mặt không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng và các chức năng sinh lý của răng.
Niềng răng xong mặt bị lệch – Nguyên nhân do đâu?
Niềng răng (chỉnh nha) là kỹ thuật nha khoa ra đời vào thế kỷ 18. Hiện nay, kỹ thuật này đã được cải tiến nhằm tối ưu hiệu quả chỉnh nha và rút ngắn thời gian niềng so với trước đây. Niềng răng sử dụng mắc cài hoặc máng niềng để nắn chỉnh răng về vị trí mong muốn. Kỹ thuật này có thể khắc phục triệt để tình trạng răng lệch lạc, chen chúc, răng hô vẩu, móm, răng thưa,…
Khi các khuyết điểm của răng được cải thiện, chức năng ăn nhai và hỗ trợ phát âm cũng có những thay đổi tích cực hơn. Chính vì mang lại nhiều lợi ích, niềng răng – chỉnh nha trở nên rất phổ biến trong thời gian gần đây. Tuy nhiên bên cạnh nhiều lợi ích, phương pháp này cũng tiềm ẩn không ít rủi ro như răng suy yếu, giảm tuổi thọ, chết tủy và lệch mặt sau khi niềng răng.
Bản thân niềng răng không tác động đến phần xương hàm. Nhưng với cơ chế nắn chỉnh và dịch chuyển vị trí của răng, phương pháp này có thể cân đối cấu trúc hàm và mang đến sự hài hòa cho khuôn mặt. Những trường hợp niềng răng xong bị lệch mặt thường do các nguyên nhân sau đây:
1. Niềng răng sai kỹ thuật
Niềng răng là phương pháp nha khoa bao gồm nhiều giai đoạn. Với mỗi giai đoạn, bác sĩ sẽ sử dụng khí cụ chỉnh nha phù hợp để dịch chuyển răng về đúng vị trí. Ngoài ra, dựa vào tốc độ dịch chuyển của răng, bác sĩ cũng sẽ cân chỉnh lực siết hàm và dùng thêm các khí cụ hỗ trợ để đảm bảo quá trình niềng diễn ra thuận lợi.
Cũng chính vì quy trình phức tạp, niềng răng – chỉnh nha phải được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm và được đào tạo bài bản. Những trường hợp niềng răng do bác sĩ không đủ chuyên môn thực hiện rất dễ gặp phải các sự cố như răng lệch lạc hơn trước, khớp cắn bị hở, tụt lợi hở chân răng, rối loạn cơ năng khớp thái dương hàm,…
Nếu bác sĩ gắn khí cụ sai vị trí và điều chỉnh lực siết hàm không phù hợp, các răng trên cung hàm sẽ trở nên lệch lạc và mất cân đối. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến lệch nhân trung, lệch hàm,… Một số trường hợp có thể gặp phải một số biến chứng nặng hơn như không thể ăn nhai và khó khăn khi há miệng.
2. Chấn thương trong quá trình chỉnh nha
Dù không phổ biến nhưng cũng có những trường hợp niềng răng xong bị lệch mặt do chấn thương trong quá trình chỉnh nha. Với những chấn thương nặng, tác động lên xương hàm và răng sẽ khiến mặt bị lệch sang một bên.
Ngoài ra, chấn thương còn gây súc mắc cài, nứt, vỡ các khí cụ và ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả chỉnh nha. Nếu không xử lý sớm, tình trạng lệch mặt do chấn thương còn có thể làm giảm chức năng ăn nhai và hỗ trợ phát âm của răng.
3. Niềng răng xong mặt bị lệch do một số sự cố khi chỉnh nha
Ngoài những nguyên nhân trên, tình trạng niềng răng xong bị lệch mặt cũng có thể xảy ra do một số sự cố như:
- Dây cung tuột lỏng, súc mắc cài, đứt dây chun,… nhưng không xử lý sớm khiến lực siết hàm phân bố không đều. Theo thời gian, xương hàm 2 bên có sự khác biệt dẫn đến tình trạng lệch mặt
- Nhai thức ăn quá cứng, khô khi niềng khiến khớp thái dương hàm bị trật gây đau nhức kèm lệch mặt
- Không sử dụng hàm duy trì sau khi niềng khiến răng dịch chuyển đến những vị trí không mong muốn. Dần dần hàm bị lệch sang 1 bên, đồng thời gây mất cân đối giữa răng hàm trên và hàm dưới
Niềng răng xong mặt bị lệch là biến chứng do chỉnh nha sai kỹ thuật. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể xảy ra do một số nguyên nhân ít gặp hơn. Lệch mặt không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tác động đến sức khỏe răng miệng và các chức năng sinh lý của răng. Chính vì vậy, cần có biện pháp khắc phục sớm nếu gặp phải tình trạng này.
Cách xử lý lệch mặt sau khi niềng răng
Lệch mặt sau khi niềng răng – chỉnh nha thường có liên quan đến tay nghề của bác sĩ. Do đó để tránh lặp lại tình trạng này, bạn nên lựa chọn phòng khám/ bệnh viện đáng tin cậy khi có ý định điều trị. Trước tiên, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng răng miệng và đánh giá mức độ lệch mặt để cân nhắc phương pháp phù hợp.
Một số phương pháp xử lý có thể được áp dụng bao gồm:
1. Sử dụng hàm duy trì
Hàm duy trì là khí cụ được sử dụng sau khi tháo niềng răng. Khí cụ này có tác dụng cố định răng, tránh tình trạng răng di chuyển sau khi tháo khí cụ. Đa phần các loại hàm duy trì được sử dụng hiện nay đều có khả năng tháo lắp. Do đó, nhiều người không sử dụng hàm đủ thời gian khuyến cáo dẫn đến giảm hiệu quả chỉnh nha và lệch mặt sau khi niềng răng.
Với những trường hợp lệch mặt nhẹ, bác sĩ sẽ chế tác lại hàm duy trì để sử dụng. Nếu dùng thường xuyên và đúng cách, các răng trên cung hàm sẽ dịch chuyển về đúng vị trí. Qua đó cải thiện tình trạng lệch mặt, lệch nhân trung và sai lệch khớp cắn sau khi chỉnh nha.
2. Niềng răng lại
Niềng răng lại được chỉ định trong trường hợp lệch mặt nhiều và răng lệch lạc, chen chúc. Tình trạng này chủ yếu xảy ra do chỉnh nha sai kỹ thuật. Để đảm bảo mang lại hiệu quả tối ưu, bác sĩ sẽ khám lâm sàng, yêu cầu chụp X-Quang và CT. Sau đó, đánh giá khuyết điểm răng miệng để lên phác đồ điều trị chuyên biệt cho từng trường hợp.
Với những trường hợp chỉnh nha lại sau khi niềng răng hỏng, bác sĩ thường chỉ định niềng răng bằng mắc cài để dễ dàng nắn chỉnh răng về đúng vị trí. Bởi những trường hợp này răng thường bị lệch lạc nặng và mất nhiều thời gian nếu sử dụng khay trong suốt Invisalign. Quá trình niềng răng lần 2 sẽ được bác sĩ theo dõi chặt chẽ để đảm bảo hiệu quả và hạn chế tối đa những tình huống phát sinh.
3. Phẫu thuật chỉnh hàm
Phẫu thuật chỉnh hàm được áp dụng khi mặt lệch nhiều do niềng răng hỏng hoặc do chấn thương. Phẫu thuật can thiệp trực tiếp vào xương hàm nên tốn nhiều chi phí và tiềm ẩn không ít rủi ro. Nếu thực hiện phương pháp này, bạn nên lựa chọn bệnh viện lớn để đảm bảo an toàn và tránh những sự cố phát sinh.
Đối với những trường hợp lệch mặt kèm theo các khuyết điểm như răng hô vẩu, móm, răng thưa, lệch lạc, chen chúc,… bác sĩ sẽ chỉ định niềng răng trước. Sau đó, can thiệp phẫu thuật để khắc phục các khuyết điểm một cách triệt để.
Phòng ngừa lệch mặt sau khi niềng răng bằng cách nào?
Niềng răng xong bị lệch mặt là biến chứng ít gặp khi chỉnh nha. Đa phần những trường hợp này đều xảy ra do tay nghề của bác sĩ. Vì vậy, bạn có thể hạn chế tình trạng lệch mặt sau khi niềng bằng một số biện pháp đơn giản như:
- Niềng răng – chỉnh nha là phương pháp nha khoa phức tạp nên đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao. Do đó, bạn nên lựa chọn phòng khám/ bệnh viện đáng tin cậy nếu có ý định thực hiện phương pháp này.
- Trong quá trình chỉnh nha, cần ăn uống, sinh hoạt và vệ sinh răng miệng theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và hạn chế tối đa các tình huống phát sinh.
- Nên thận trọng khi sinh hoạt, làm việc và tham gia giao thông để hạn chế bung tuột dây cung, mắc cài, đứt dây chun và lệch hàm. Nếu gặp phải các sự cố trong thời gian chỉnh nha, nên đến phòng khám kịp thời để được khám và xử lý sớm.
- Chú ý biểu hiện của răng trong quá trình chỉnh nha để phát hiện sớm niềng răng hỏng và các biến chứng khác. Nếu phát hiện kịp thời, tình trạng sẽ dễ cải thiện hơn so với những trường hợp răng đã bị lệch lạc và chen chúc nghiêm trọng.
- Tái khám theo lịch hẹn để được điều chỉnh lực siết hàm phù hợp với giai đoạn niềng răng. Tình trạng tái khám không thường xuyên có thể làm gián đoạn tốc độ chỉnh nha và ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả của phương pháp.
Niềng răng xong bị lệch mặt là biến chứng ít gặp khi can thiệp chỉnh nha. Ngay khi gặp phải tình trạng này, bạn cần đến bệnh viện uy tín để được khám và xử lý kịp thời, đúng cách. Tránh quay lại phòng khám đã thực hiện niềng răng vì có thể khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Mắc Cài là gì? Các loại Mắc Cài Niềng Răng phổ biến hiện nay
Niềng Răng Khớp Cắn Sâu: Quy Trình Và Chi Phí
Niềng Răng Có Cần Nhổ Răng Không? Giải Đáp
Niềng Răng Mắc Cài Pha Lê Có Tốt Không? Giá Bao Nhiêu?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!