Giữa niềng răng mắc cài kim loại thường và tự buộc có khá nhiều điểm tương đồng nên dễ gây ra nhầm lẫn khi lựa chọn. Nếu đang có ý định chỉnh nha, bạn đọc nên biết cách so sánh mắc cài kim loại thường và mắc cài kim loại tự buộc để chọn cho mình phương pháp phù hợp nhất.
Mắc cài kim loại thường và tự buộc là gì?
Mắc cài kim loại là phương pháp niềng răng (chỉnh nha) ra đời đầu tiên và cũng là phương pháp được ưa chuộng nhất. Mắc cài kim loại có độ chắc chắn cao, lực siết ổn định và chi phí thấp nên được ưa chuộng hơn so với niềng răng mắc cài sứ, pha lê và niềng răng trong suốt.
Niềng răng mắc cài kim loại thường sử dụng mắc cài gắn lên răng, sau đó cho dây cung vào và cố định bằng thun màu niềng răng. Dây thun sẽ bị giãn sau một khoảng thời gian nên định kỳ khoảng 2 tuần, bạn cần đến nha khoa thay dây thun và siết hàm. Thun màu niềng răng có khá nhiều loại nên bạn có thể lựa chọn thun màu trong suốt hoặc màu xám để tiệp với màu mắc cài.
Trong khi đó, mắc cài tự buộc (mắc cài tự đóng) có cấu tạo khác đôi chút. Ở mỗi mắc cài sẽ có nắp trượt tự động giúp cố định dây cung thay vì phải sử dụng thun màu niềng răng. Nhờ đó bạn sẽ ít gặp phải tình trạng đứt dây thun, bung súc mắc cài và tuột lỏng dây cung. Hơn nữa, nhờ cấu tạo có khóa tự động nên mắc cài tự buộc sẽ tạo ra lực ổn định hơn.
Hiện nay, niềng răng mắc cài kim loại thường và tự buộc vẫn là lựa chọn tối ưu mặc dù đã có những phương pháp cải tiến ra đời. Tuy nhiên, không ít người băn khoăn về việc nên lựa chọn phương pháp nào.
So sánh mắc cài kim loại thường và mắc cài kim loại tự buộc
Niềng răng mắc cài kim loại thường và tự buộc có điểm giống nhau là cùng sử dụng mắc cài để nắn chỉnh răng. Với một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định dùng thêm minivis, thun liên hàm, thun chuỗi,… để hỗ trợ quá trình chỉnh nha. Nếu đang băn khoăn giữa hai phương pháp này, bạn có thể tham khảo nội dung so sánh giữa mắc cài kim loại thường và mắc cài kim loại tự buộc để dễ dàng đưa ra quyết định.
1. Về cấu tạo
Cả mắc cài kim loại thường và tự buộc đều sử dụng mắc cài, dây cung gắn lên răng nhằm điều chỉnh răng về đúng vị trí. Ngoài ra, còn có sự hỗ trợ của band (khâu niềng răng), thun tách kẽ và một số khí cụ chỉnh nha khác.
Tuy nhiên, mắc cài tự buộc sẽ có nắp trượt tự động để đóng mắc cài và cố định dây cung ở bên trong. Trong khi đó, mắc cài thường sẽ không có nắp trượt này. Vì vậy, bác sĩ sẽ phải sử dụng dây thun để đóng mắc cài và cố định dây cung ở bên trong. Dây thun được làm từ cao su có độ co giãn, đàn hồi tốt.
Dưới tác động của lực siết từ dây cung và nhiệt độ, gia vị từ thức ăn, dây thun sẽ bị kéo giãn. Kết quả là sau 14 ngày, bạn cần phải đến nha khoa siết dây cung và thay dây chun để đảm bảo lực. Ngoài ra, nếu dùng thức ăn nóng – lạnh cùng lúc, dây thun có thể bị giòn và đứt khiến dây cung bung súc. Khi gặp phải tình trạng này, bạn cần đến phòng khám để được xử trí kịp thời.
2. Thời gian niềng
Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp có thời gian niềng nhanh chóng nhờ lực siết ổn định. Tuy nhiên, giữa mắc cài kim loại thường và tự buộc sẽ có sự khác biệt đôi chút.
Niềng răng mắc cài tự buộc sẽ có thời gian nhanh hơn khoảng 1 – 3 tháng nhờ lực siết ổn định và không xảy ra những tình huống phát sinh như bung súc mắc cài, dây cung do đứt dây thun niềng răng. Nhìn chung, sự chênh lệch về thời gian niềng giữa hai phương pháp này là không đáng kể.
3. Hiệu quả chỉnh nha
Hiệu quả chỉnh nha là điều bạn đọc quan tâm khi lựa chọn giữa mắc cài kim loại thường và mắc cài kim loại tự buộc. Mắc cài kim loại được xem là phương pháp cho hiệu quả chỉnh nha cao vì mắc cài được làm bằng thép không gỉ, độ chắc chắn cao, lực siết mạnh và ổn định.
Cả mắc cài tự buộc và mắc cài thường đều có hiệu quả chỉnh nha tương tự nhau. Cả hai phương pháp đều có thể áp dụng trong trường hợp răng thưa, răng chen chúc, lệch lạc, răng hô, móm, răng mọc sai vị trí,… ở mức độ nhẹ đến nghiêm trọng. Đặc biệt, niềng răng mắc cài kim loại thường và tự buộc được khuyến khích dùng trong trường hợp cười hở lợi.
4. Chi phí
Niềng răng mắc cài kim loại thường và mắc cài kim loại tự buộc có chi phí chênh lệch đáng kể. Trong đó, mắc cài tự buộc sẽ có giá cao hơn do cấu tạo phức tạp. Hiện tại, niềng răng mắc cài kim loại thường là phương pháp chỉnh nha có chi phí thấp nhất. Do đó, mặc dù có một số hạn chế nhưng đây vẫn là lựa chọn của khá nhiều người.
Tìm hiểu ưu nhược điểm của mắc cài kim loại thường và tự buộc
Mỗi phương pháp chỉnh nha sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Trước khi đưa ra lựa chọn, bạn nên tìm hiểu ưu nhược điểm của mắc cài kim loại thường và mắc cài kim loại tự buộc để đưa ra đánh giá khách quan.
1. Ưu nhược điểm của niềng răng mắc cài kim loại thường
Niềng răng mắc cài kim loại thường là phương pháp phổ biến nhất. Phương pháp này ra đời đầu tiên nên có một số điểm hạn chế. Dù vậy, đây vẫn là lựa chọn ưu tiên của khá nhiều người khi có ý định niềng răng.
Ưu điểm:
- Chi phí thấp nhất trong các phương pháp niềng răng
- Hiệu quả chỉnh nha tốt
- Thời gian niềng răng khá nhanh
- Có thể áp dụng cho tất cả các trường hợp từ răng thưa nhẹ, hô, móm cho đến những trường hợp lệch lạc nghiêm trọng
- Niềng răng mắc cài kim loại thường là phương pháp phổ biến và hầu hết các phòng khám đều có thực hiện.
Nhược điểm:
- Mắc cài dễ “lộ” ra khi ăn uống, giao tiếp
- Dây thun niềng răng dễ bị giãn, đứt dẫn đến tình trạng bung súc dây cung và mắc cài
- Quá trình tái khám mất nhiều thời gian do bác sĩ phải thay dây cung, siết lực chỉnh nha và thay dây thun.
- Trong thời gian đầu, mắc cài dễ ma sát với niêm mạc miệng dẫn đến tình trạng trầy xước
2. Ưu nhược điểm của niềng răng mắc cài tự buộc
Mắc cài tự buộc được cải tiến để khắc phục những hạn chế của niềng răng mắc cài kim loại thường. Dù vậy, phương pháp này cũng có một số nhược điểm.
Ưu điểm:
- Áp dụng được cho tất cả các trường hợp từ đơn giản cho đến phức tạp
- Thời gian chỉnh nha nhanh và hiệu quả cao nhờ lực siết ổn định.
- Không gặp phải tình trạng đứt dây thun, bung súc dây cung và mắc cài
- Thời gian tái khám được rút ngắn do mắc cài có sẵn nắp trượt nên không phải sử dụng dây thun niềng răng
Nhược điểm:
- Mắc cài làm từ kim loại nên khá cứng, dễ ma sát với niêm mạc miệng gây trầy xước và chảy máu
- Mắc cài kim loại tự buộc vẫn không thể khắc phục được vấn đề thẩm mỹ khi chỉnh nha.
- Chi phí cao hơn so với mắc cài kim loại thường
Nên niềng răng mắc cài kim loại thường hay tự buộc?
Có thể thấy, mắc cài kim loại thường và mắc cài kim loại tự buộc có khá nhiều điểm tương đồng. Điểm khác biệt duy nhất là mắc cài thường sử dụng dây chun để cố định, còn mắc cài tự buộc có nắp đóng tự động.
Nếu bị hạn chế về tài chính, niềng răng mắc cài kim loại thường sẽ là lựa chọn tối ưu vì đây là phương pháp có chi phí thấp nhất (dao động từ 20 – 30 triệu đồng). Mặc dù chi phí thấp nhưng hiệu quả chỉnh nha của phương pháp này được đánh giá cao và có thể áp dụng cho tất cả các trường hợp.
Trong trường hợp lo sợ tình trạng đứt dây thun dẫn đến tuột lỏng dây cung và súc mắc cài, bạn có thể lựa chọn mắc cài kim loại tự buộc. Vì có nắp trượt nên mắc cài có độ chắc chắn cao, lực siết ổn định, đảm bảo tiến độ chỉnh nha và mang lại hiệu quả tối ưu. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ có giá cao hơn khoảng 5 – 7 triệu đồng. Nếu không vướng bận về tài chính, mắc cài kim loại tự buộc sẽ là giải pháp tối ưu hơn.
Hy vọng qua nội dung so sánh giữa mắc cài kim loại thường và mắc cài kim loại tự buộc, bạn đọc đã có những đánh giá khách quan. Qua đó lựa chọn được cho mình phương pháp chỉnh nha phù hợp với khả năng tài chính và tình trạng răng miệng.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
8 Món Ăn Tốt Cho Người Mới Niềng Răng Chỉnh Nha
Niềng răng dùng bàn chải điện được không? Chuyên gia tư vấn
Những Điều Cần Lưu Ý Khi Thực Hiện Niềng Răng Cắm Minivis
Niềng Răng Invisalign Tại Nha Khoa ViDental Có Tốt Không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!