Răng khểnh được xem là nét duyên ngầm giúp cho khuôn mặt trở nên khả ái và cuốn hút hơn. Vì vậy, không ít người áp dụng nhiều cách để mọc răng khểnh tự nhiên, sở hữu cho mình nét duyên ngầm này. Bài viết đã tổng hợp 2 cách đơn giản có thể thực hiện tại nhà và một số vấn đề cần lưu ý.
2 Cách để mọc răng khểnh tự nhiên tại nhà thật đơn giản
Răng khểnh là răng số 3 (răng nanh) mọc chếch ra bên ngoài thay vì mọc thẳng như bình thường. Trong lĩnh vực nha khoa, đây là hiện tượng răng mọc chen chúc. Tuy nhiên, trong quan niệm của người Á Đông nói chung và người Việt nói riêng, răng khểnh chính là nét “duyên ngầm” giúp nụ cười trở nên đặc biệt và cuốn hút hơn.
Nhiều người yêu thích răng khểnh đã cố ý thực hiện một số cách để răng khểnh mọc tự nhiên. Răng khểnh thường do di truyền, thói quen xấu, cung hàm nhỏ khiến cho răng mọc chếch ra ngoài thay vì mọc thẳng như bình thường. Để răng khểnh mọc tự nhiên, bạn có thể áp dụng 1 trong 2 cách sau đây:
1. Nhổ răng sữa muộn
Nhổ răng sữa muộn là một trong những cách để mọc răng khểnh tự nhiên tại nhà. Khi răng sữa lung lay chuẩn bị rụng để mọc răng vĩnh viễn, nhiều người cố ý không nhổ răng mà đợi cho mầm răng vĩnh viễn mọc sau đó mới nhổ. Do răng sữa còn hiện diện nên răng vĩnh viễn không thể mọc thẳng và có xu hướng mọc chen chúc tạo thành răng khểnh.
Cách này được khá nhiều người áp dụng và cho hiệu quả cao. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp răng nanh mọc vào bên trong khiến hàm răng nhấp nhô, mất đi vẻ đẹp vốn có.
2. Đẩy lưỡi vào răng nanh
Đẩy lưỡi vào răng nanh cũng là cách để mọc răng khểnh tự nhiên có thể thực hiện ngay tại nhà. Răng thường được cố định trên cung hàm nhờ chân răng cắm chắc vào bên trong xương hàm. Tuy nhiên khi có tác động, răng vẫn sẽ dịch chuyển. Khi răng vĩnh viễn vừa mới mọc, bạn có thể dùng lưỡi đẩy răng từ bên trong để răng mọc chếch ra bên ngoài thay vì mọc thẳng.
Cách này sẽ mất khá nhiều thời gian nhưng an toàn hơn so với việc nhổ răng sữa muộn. Để đạt hiệu quả cao, cần chú ý chỉ đẩy răng nanh, tuyệt đối không đẩy các răng lân cận. Sau khoảng vài tháng đến một năm, răng nanh sẽ mọc chìa ra bên ngoài tạo thành răng khểnh tự nhiên vô cùng duyên dáng.
Lưu ý khi áp dụng cách mọc răng khểnh tự nhiên
Răng khểnh tô điểm cho nụ cười thêm tươi tắn và rạng rỡ. Vì vậy, không ít người muốn sở hữu đặc điểm này để tăng sự duyên dáng và cuốn hút cho bản thân. Tuy nhiên khi áp dụng cách để mọc răng khểnh tự nhiên, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Về cơ bản, răng khểnh là răng mọc chen chúc nên sẽ khó vệ sinh hơn so với răng mọc thẳng. Răng khểnh dễ tích tụ vôi răng và có nguy cơ sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu cao hơn bình thường. Vì vậy, nên cân nhắc kỹ trước khi áp dụng cách để mọc răng khểnh tự nhiên tại nhà.
- Cách để mọc răng khểnh tự nhiên có thể không mang lại hiệu quả. Ngoài ra, cách này cũng tiềm ẩn không ít rủi ro và nguy cơ. Nhổ răng sữa muộn để mọc răng khểnh có thể khiến răng mọc vào bên trong hoặc chen chúc gây chèn ép các răng khác. Còn với phương pháp đẩy lưỡi, bạn có thể bị hô do dùng lực quá nhiều và đẩy toàn bộ răng thay vì chỉ đẩy răng nanh.
- Các cách để mọc răng khểnh tự nhiên chỉ mang lại hiệu quả khi thực hiện vào lúc răng vĩnh viễn mới mọc (khoảng 6 – 8 tuổi). Răng của người trưởng thành thường cứng hơn nên các cách này gần như không đem lại kết quả.
- Răng khểnh khó vệ sinh hơn so với răng mọc thẳng. Khi đã có răng khểnh tự nhiên, bạn nên chú ý vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng 2 – 3 lần/ ngày, dùng chỉ nha khoa và súc miệng bằng sản phẩm chứa fluor.
- Ngoài những cách để mọc răng khểnh tự nhiên, bạn cũng có thể thực hiện một số phương pháp thẩm mỹ như trám răng và bọc răng sứ để tạo răng khểnh.
Các cách để mọc răng khểnh tự nhiên tại nhà sẽ giúp bạn có được chiếc răng khểnh duyên dáng như ý muốn. Tuy nhiên, các cách này có thể không mang lại hiệu quả. Nếu muốn tạo hình răng khểnh, bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt để được tư vấn các giải pháp hiệu quả và an toàn hơn.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Con Người Có Bao Nhiêu Cái Răng: Kiến thức cần biết
Răng Là Gì? Cấu Tạo, Phân Loại Và Chức Năng Của Răng Người
Răng Hàm Là Gì? Vị Trí, Cấu Tạo Và Chức Năng
Nướu răng là gì? Các vấn đề thường gặp và cách chăm sóc
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!