Hầu hết trẻ 8 tháng chưa mọc răng đều do chậm mọc răng sinh lý nên không đáng lo ngại. Tình trạng này thường sẽ được cải thiện sau 1 – 2 tháng khi trẻ được cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất và những thành phần dinh dưỡng cần thiết khác.
Trẻ 8 tháng chưa mọc răng có đáng lo?
Trẻ từ 6 – 7 tháng tuổi sẽ mọc chiếc răng sữa đầu tiên và đa phần đều hoàn thiện bộ răng sữa trong khoảng 2.5 tuổi. Toàn bộ 20 chiếc răng sữa đều được hình thành từ khi trẻ còn là bào thai và nằm sâu bên trong xương hàm. Sau đó, răng sẽ dần dần nhú lên và mọc ra khỏi nướu. Thời gian mọc răng sẽ có sự khác biệt ở từng trẻ nhưng đa phần đều không chênh lệch quá nhiều.
Tuy nhiên, không ít trẻ gặp phải tình trạng mọc răng chậm khiến cho quá trình phát triển về ngôn ngữ và phản xạ nhai bị trì hoãn. Điều này khiến cho không ít các bậc làm cha làm mẹ lo lắng. Vậy trẻ 8 tháng chưa mọc răng có đáng lo hay không.
Như đã đề cập, trong 6 – 7 tháng đầu trẻ sẽ mọc răng sữa. Do đó, tình trạng trẻ 8 tháng chưa mọc răng được xác định là khá chậm. Tuy nhiên, mọc răng muộn chỉ được xác định khi trẻ hơn 12 tháng tuổi nhưng vẫn chưa mọc bất cứ chiếc răng nào. Chính vì vậy, mẹ không nên quá lo lắng khi nhận thấy trẻ chưa mọc răng khi 8 tháng tuổi.
Nhiều khả năng trẻ chưa mọc răng là do chậm mọc răng sinh lý. Sau khoảng 1 – 2 tháng, trẻ sẽ mọc chiếc răng đầu tiên. Mặc dù thời gian mọc răng muộn hơn nhưng điều này không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên nếu nhận thấy tình trạng chưa mọc răng đi kèm với những hiện tượng như lười ăn, tóc vành khăn, chậm tăng cân, cơ thể xanh xao,… mẹ nên đưa bé đến bệnh viện vì rất có thể chậm mọc răng là hậu quả do các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Nhìn chung, tình trạng trẻ 8 tháng chưa mọc răng là khá phổ biến. Do đó, mẹ không nên quá lo lắng về tình trạng này. Khi trẻ được ăn uống điều độ và chăm sóc đúng cách, các răng sữa ở bên dưới cung hàm sẽ mọc lên như bình thường.
Nguyên nhân khiến bé 8 tháng chưa mọc răng sữa
Có khá nhiều nguyên nhân khiến trẻ 8 tháng tuổi chưa mọc răng sữa. Ngoài nguyên nhân là do di truyền (chậm mọc răng sinh lý), tình trạng này cũng có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân như:
- Trẻ sinh thiếu tháng: Trẻ sinh thiếu tháng thường chưa phát triển đầy đủ nên thời gian mọc răng sẽ chậm hơn bình thường. Do đó, trẻ sẽ mọc răng muộn hơn từ 1 – 3 tháng. Điều quan trọng là mẹ cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để trẻ bắt kịp đà tăng trưởng của trẻ đồng trang lứa.
- Chế độ ăn không hợp lý: Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên sẽ bắt đầu ăn dặm. Ngoài nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ, mẹ cần cung cấp thêm cho bé vitamin, đạm, khoáng chất và những thành phần dinh dưỡng cần thiết qua chế độ ăn. Nếu không có chế độ ăn hợp lý, trẻ rất dễ bị suy dinh dưỡng, chậm mọc răng và chậm phát triển chiều cao.
- Một số nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân trên, trẻ 8 tháng chưa mọc răng cũng có thể xảy ra do viêm nướu răng và ảnh hưởng của một số bệnh lý nội khoa như suy tuyến giáp, thiếu vitamin D,… Chính vì vậy, gia đình nên cho trẻ gặp bác sĩ nếu tình trạng chưa mọc răng đi kèm với nhiều biểu hiện bất thường.
Trẻ 8 tháng chưa mọc răng – Mẹ nên bổ sung gì cho bé?
Trẻ 8 tháng chưa mọc răng là tình trạng khá phổ biến và hiện tượng này có thể cải thiện sau khi bổ sung vi chất dinh dưỡng. Nếu trẻ vẫn phát triển tốt và khỏe mạnh, mẹ nên chờ thêm 1 – 2 tháng để xem xét tình trạng mọc răng của con. Trong thời gian này, nên bổ sung cho bé những thành phần dinh dưỡng thiết yếu để nâng cao sức khỏe và thúc đẩy răng mọc nhanh chóng.
1. Tăng lượng canxi và vitamin D
Canxi và vitamin D là những thành phần cần thiết đối với xương và răng. Rất nhiều trẻ chậm mọc răng do thiếu hụt các thành phần dinh dưỡng này. Chính vì vậy, mẹ nên tăng cường bổ sung cho trẻ canxi, vitamin D bằng cách:
- Tăng lượng vitamin D, canxi trong chế độ ăn của mẹ để tăng hàm lượng dinh dưỡng trong sữa mẹ. Từ đó thúc đẩy sự phát triển của bé và hỗ trợ cải thiện tình trạng mọc răng muộn.
- Đối với bé 8 tháng, mẹ nên cho trẻ dùng một số loại thực phẩm như tôm, cá, thịt,… để cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết. Bên cạnh đó, có thể thêm vào 1 thìa dầu cá vào món cháo, súp của bé để cung cấp thêm canxi, vitamin D và Omega 3. Tuy nhiên, nên cân đối hàm lượng dinh dưỡng để tránh tình trạng trẻ bị khó tiêu và đầy hơi.
- Có thể cho trẻ dùng thêm sữa công thức nếu mẹ hết sữa hoặc sữa mẹ loãng, ít dưỡng chất. Cần lựa chọn sản phẩm sữa phù hợp với độ tuổi để đảm bảo trẻ phát triển khỏe mạnh và tiêu hóa tốt. Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý không thay đổi nhiều loại sữa công thức đột ngột khiến đường tiêu hóa bị rối loạn.
2. Cho trẻ ăn uống đa dạng
Ngoài việc tập trung bổ sung vitamin D và canxi, mẹ cũng cần đa dạng các thành phần dinh dưỡng trong chế độ ăn. Những chất dinh dưỡng khác có thể không giúp ích trong việc kích thích răng mọc nhưng sẽ giúp hấp thu canxi, vitamin D và tăng độ cứng chắc của răng.
Bên cạnh đó, ăn uống đa dạng còn thúc đẩy sự phát triển thể chất và trí não của con trẻ. Đây là điều kiện để trẻ mọc răng, tăng chiều cao và cân nặng đều đặn. Nếu không lúng túng trong việc xây dựng chế độ ăn cho bé, mẹ nên trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể.
3. Cho trẻ bú sữa mẹ
Nhiều mẹ ngưng cho trẻ bú từ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến trẻ chậm phát triển hơn so với bình thường. Do đó ngoài sữa công thức và chế độ ăn dặm phù hợp, mẹ nên cho trẻ bú đều đặn.
Sữa mẹ không chỉ cung cấp dinh dưỡng mà còn chứa kháng thể giúp bảo vệ sức khỏe cho bé và ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm. Ngoài ra, sữa mẹ còn giúp kích hoạt hệ tiêu hóa và hấp thụ tốt chất dinh dưỡng từ chế độ ăn uống.
Một số vấn đề mẹ cần lưu ý khi trẻ 8 tháng chưa mọc răng
Trẻ 8 tháng chưa mọc răng là vấn đề không đáng lo ngại và xảy ra khá phổ biến. Dù vậy, hiện tượng chậm mọc răng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe. Do đó khi trẻ gặp phải tình trạng này, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Trước tiên, mẹ cần kiểm tra có phải trẻ mọc răng chậm do di truyền hay không. Nếu trong gia đình không ai gặp phải tình trạng này, mẹ nên sắp xếp cho trẻ đến bệnh viện khám và điều trị kịp thời.
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp và quan sát những thay đổi của trẻ.
- Ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống, mẹ nên cho bé tắm nắng từ 5 – 10 phút mỗi ngày. Vitamin D từ ánh nắng mặt trời đã được chứng minh có thể tăng hấp thu canxi từ thức ăn và thúc đẩy sự phát triển của răng, xương.
- Nên cho trẻ khám nếu tình trạng không cải thiện sau 1 – 2 tháng. Ngoài ra nếu trẻ mọc răng muộn đi kèm với một số triệu chứng bất thường như suy dinh dưỡng, chậm lớn, còi cọc,… mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất.
- Nếu có thể, mẹ nên chú ý bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng trong thời gian mang thai để đảm bảo trẻ phát triển khỏe mạnh và mọc răng đúng thời điểm.
Hy vọng qua những thông tin trong bài viết, mẹ đã hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ 8 tháng chưa mọc răng và cách xử lý hiệu quả. Nếu lo lắng quá mức, mẹ có thể cho đến trẻ đến bệnh viện kiểm tra để tìm ra nguyên nhân và can thiệp các biện pháp khắc phục kịp thời.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Răng Sữa Của Trẻ Bị Mòn Nên Xử Lý Thế Nào?
Quá Trình Thay Răng Của Trẻ Và Các Lưu Ý Phụ Huynh Cần Biết
Có Nên Lấy Tủy Răng Ở Trẻ Em Không? Khi Nào Nên Lấy?
Trẻ Mấy Tuổi Thì Đánh Răng Để Bảo Vệ Răng Miệng Tốt Nhất?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!