Top 10 Vật Liệu Trám Răng Tốt Và Thông Dụng Nhất Ở Nước Ta

Composite, trám sứ Inlay-Onlay, GIC… là những vật liệu trám răng tốt và được sử dụng phổ biến. Những loại vật liệu này có độ bám dính và độ ổn định cao, thời gian đông cứng nhanh chóng, màu sắc vật liệu tương tự như răng thật. Dựa vào tình trạng, cần lựa chọn vật liệu trám răng phù hợp nhất.

Vật liệu trám răng
Những vật liệu trám răng tốt và được sử dụng phổ biến gồm Composite, trám sứ Inlay-Onlay, GIC…

TOP 10 vật liệu trám răng tốt và thông dụng

Trám răng (hàn răng) là kỹ thuật nha khoa, trong đó vật liệu nhân tạo được dùng đúng cách để thay thế cho phần mô cứng (men răng, ngà răng) bị hỏng. Từ đó khắc phục khuyết điểm, kiểm soát răng ê buốt và đau nhức, mang lại hiệu quả thẩm mỹ. Đồng thời phục hồi chức năng nhai của răng, hỗ trợ phát âm bình thường.

Có nhiều vật liệu trám răng. Mỗi vật liệu sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau. Chính vì thế, việc lựa chọn vật liệu thích hợp cần dựa trên đặc tính của vật liệu và tình trạng cụ thể của bệnh nhân.

Dưới đây là những vật liệu trám răng tốt và thông dụng nhất hiện nay:

1. Composite

Composite là vật liệu trám răng được đánh giá tốt và sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Vật liệu này là một loại nhựa dẻo, có màu sắc như răng thật. Chính vì thế mà trám răng bằng Composite có thể đảm bảo được tính thẩm mỹ, vật liệu tương thích hoàn toàn với răng thật. Từ đó giúp phục hồi hình dạng ban đầu của răng sâu, răng bị mẻ. 

Ngoài ra vật liệu Composite có thời gian đông cứng nhanh, dễ sử dụng, bám chắc vào ngà răng và men răng, chịu được lực nén và sự mài mòn. Nhờ đó, vật liệu giúp hạn chế được tình trạng trám răng bị bong, độ bền trên 3 năm.

Composite
Composite tương thích hoàn toàn với răng thật, giúp phục hồi hình dạng ban đầu của răng

Vật liệu trám răng Composite giúp phục hồi chức năng sinh lý của răng (đặc biệt là chức năng nhai), người bệnh ăn uống bình thường, không bị đau nhức hay ê buốt răng.

Hơn thế vật liệu này có độ an toàn cao, không tiềm ẩn rủi ro, không gây kích ứng và ngộ độc trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên khả năng chịu lực kém hơn một số vật liệu khác (chẳng hạn như Amalgam) nên thời gian sử dụng thường giảm khi trám răng hàm.

Giá tham khảo:

  • Trám răng sữa bằng Composite: 70.000 – 100.000 đồng/ răng.
  • Trám răng vĩnh viễn bằng Composite: Từ 200.000 – 400.000 đồng/ răng.

2. Vật liệu sứ

Sau Composite, vật liệu sứ (trám răng Inlay/ Onlay) cũng được sử dụng phổ biến trong trám răng và được đánh giá tốt. Đây là một kỹ thuật trám răng hiện đại. Trong đó Inlay là phương pháp phục hình cho những răng có tổn thương xảy ra ở một bề mặt.

Onlay là phương pháp sử dụng vật liệu sứ để phục hình răng bị tổn thương trên 2 bề mặt (thường gồm mặt trong/ ngoài của răng và mặt nhai). Chính vì thế mà trám răng Inlay/ Onlay thường được chỉ định cho những trường hợp có lỗ sâu lớn, răng bị sứt mẻ nặng.

Về đặc tính, vật liệu trám răng sứ có khả năng chịu lực tốt, bám dính hiệu quả, mang đến độ bền cao hơn so với Composite. Khi sử dụng, các khuyết điểm sâu và rộng trên răng có thể được khắc phục, lấy lại chức năng nhai và hình dạng của răng. Đồng thời hạn chế được tình trạng bong tróc trong quá trình ăn uống.

Trám răng Inlay/ Onlay bằng sứ
Trám răng Inlay/ Onlay bằng sứ có độ bền cao, giúp phục hồi răng có lỗ sâu lớn và răng bị sứt mẻ nặng

Ngoài hiệu quả phục hình, vật liệu sứ còn có một số ưu điểm sau:

  • Độ an toàn cao, không gây kích ứng mô, không tiềm ẩn rủi ro trong quá trình sử dụng.
  • Độ trong mờ cao, màu sắc của vật liệu gần như răng thật. Từ đó mang đến hiệu quả thẩm mỹ cao.
  • Khả năng chống nhiễm màu và kháng khuẩn tốt.

Do có nhiều ưu điểm vượt trội, trám răng bằng vật liệu sứ Inlay/ Onlay có chi phí cao hơn so với những vật liệu khác. Ngoài ra vật liệu khó sửa chữa ở những người cần chữa tủy lại, thời gian hàn trám răng lâu, thường mất từ 2 đến 3 buổi.

Giá tham khảo: 4 – 6 triệu đồng/ răng.

3. GIC – Glass Ionomer Cement

Với khả năng bám dính tốt và phòng ngừa sâu răng, GIC – Glass Ionomer Cement trở thành một trong những vật liệu trám răng được đánh giá tốt và sử dụng phổ biến nhất hiện nay. 

Về thành phần và đặc tính, vật liệu này là sự kết hợp giữa fluoro aluminosilicate và acrylic. Khi sử dụng GIC – Glass Ionomer Cement phóng thích flour giúp cải thiện độ chắc khỏe cho men răng. Đồng thời tăng độ vững chắc cho răng và phòng ngừa sâu răng.

Ngoài ra vật liệu này có độ bám dính tốt, giúp hạn chế tình trạng bong tróc miếng trám, phục hình răng nhanh chóng và cải thiện chức năng nhai hiệu quả. GIC – Glass Ionomer Cement có màu sắc giống với răng thật. Tuy nhiên độ trong mờ còn kém.

GIC – Glass Ionomer Cement
GIC – Glass Ionomer Cement phóng thích flour giúp men răng chắc khỏe, ngăn sâu răng tái phát

Vật liệu trám răng GIC không phản ứng với nhiệt độ, có tính an toàn cao nhưng độ bền chưa tốt, thấp hơn so với những vật liệu khác. Trong quá trình ăn uống, vật liệu này rất dễ bị mài mòn cơ học.

GIC – Glass Ionomer Cement thường được chỉ định cho những bệnh nhân trám răng sâu có nguy cơ tái phát, sâu răng trong giai đoạn sớm.

Giá tham khảo: 250.000 đồng/ răng.

4. Vật liệu trám răng bằng vàng

Trong quá trình trám răng, vàng thật sẽ được sử dụng để thay thế mô răng hỏng, lắp lỗ sâu và khắc phục các khuyết điểm. Vật liệu này có độ bền ở mức tuyệt đối, độ cứng và độ bám dính cao.

Khi dùng vật liệu trám răng bằng vàng, người bệnh có thể hạn chế được tình trạng vỡ/ sứt mẻ miếng trám, giảm mức độ hao mòn trong quá trình sử dụng. Thời gian sử dụng có thể lên đến 15 năm nên thường được dùng cho răng hàm.

Vật liệu trám răng bằng vàng
Vật liệu trám răng bằng vàng có độ bền chắc và chịu lực cao, thời gian sử dụng lên đến 15 năm

Tuy nhiên vật liệu này có nhiều nhược điểm. Cụ thể miếng trám vàng hoàn toàn không tương thích với răng thật, dễ dàng nhận biết; thời gian hàn trám răng lâu (khoảng 2 ngày); chi phí cao.

Hơn thế vật liệu này có nguy cơ gây ra tình trạng sốc điện. Nguyên nhân là do dòng điện được tạo ra từ sự tương tác giữa kim loại vàng và nước bọt. Do đó cần cân nhắc khi lựa chọn.

Vật liệu trám răng bằng vàng không được chỉ định cho những trường hợp trám răng bạc. Bởi sự phản ứng giữa hai loại kim loại này có thể tạo ra dòng điện, người bệnh thường xuyên cảm thấy ê buốt và đau nhức răng.

Giá tham khảo: Dựa vào giá vàng ở từng thời điểm.

5. Amalgam (trám bạc)

Đây là một chất liệu trám răng truyền thống, có cấu tạo gồm thủy ngân dạng lỏng (chiếm 50%), bạc (chiếm 20 – 35%) và một số loại kim loại khác (đồng, thiếc, kẽm). Vật liệu này có khả năng chịu lực tốt, độ bền cao. Sau khi trám răng, chức năng nhai được phục hồi.

Tuy nhiên, vật liệu trám răng Amalgam có màu sắc khác biệt so với răng thật, dễ bị lộ khi giao tiếp và ăn uống, không đảm bảo được tính thẩm mỹ. Vì thế vật liệu chỉ nên được dùng để trám răng hàm.

Amalgam (trám bạc)
Amalgam (trám bạc) là vật liệu trám răng có khả năng chịu lực tốt và độ bền cao

Về chi phí, vật liệu Amalgam có chi phí thấp hơn so với những vật liệu khác. Về độ an toàn, vật liệu này tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cụ thể hàn trám răng bằng Amalgam có thể dẫn đến tình trạng phơi nhiễm thủy ngân ở bác sĩ và người bệnh.

Theo thời gian, sự nhiễm độc khiến bạn bị suy giảm trí nhớ, giảm miễn dịch, rối loạn tiêu hóa, biến chứng thai kỳ hoặc sảy thai, rụng tóc… Chính vì thế người bệnh cần cân nhắc khi sử dụng vật liệu này.

Giá tham khảo: Từ 150.000 – 700.000 đồng/ răng.

6. Xi măng silicat

Xi măng silicat là vật liệu trám răng có màu sắc tương tự như răng thật, giúp khắc phục răng sâu, răng bị mẻ nhưng vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ. Tuy nhiên hiệu quả thẩm mỹ của vật liệu này thấp hơn so với composite do độ trong mờ kém.

Ngoài ra một số loại xi măng silicat cung cấp flour khi sử dụng. Điều này giúp tái khoáng, cải thiện độ chắc khỏe cho răng, tăng độ cứng cho men răng. Đồng thời phòng ngừa sâu răng hiệu quả.

Xi măng silicat
Xi măng silicat có màu sắc tương tự như răng thật, cung cấp flour giúp tái khoáng răng

Tuy nhiên xi măng silicat có khả năng chịu lực thấp, độ bền không cao. Thường xuyên chịu lực nhai khiến miếng trám dễ bị hao mòn, thời gian sử dụng thường dao động trong khoảng từ 2 đến 5 năm.

Mặt khác vật liệu này dễ bị đổi màu theo thời gian hoặc khi ăn uống thực phẩm chứa phẩm màu. Vì thế, xi măng silicat ít được sử dụng hơn so với những vật liệu khác.

Giá tham khảo: Từ 100.000 – 300.000 đồng/ răng.

7. Vật liệu trám răng tổng hợp Compomer

Compomer được tạo thành từ công nghệ ionomer thủy tinh kết hợp với nhựa composite. Nhờ đó, vật liệu có khả năng giải phóng florua khi sử dụng, giúp tăng độ chắc khỏe cho men răng, phòng ngừa sâu răng tái phát.

Ngoài ra vật liệu trám răng tổng hợp Compomer có màu sắc đẹp, đồng nhất với răng thật tương tự như composite. Dùng vật liệu này có thể mang đến tính thẩm mỹ cao, không bị lộ miếng trám khi ăn uống và giao tiếp.

Vật liệu trám răng tổng hợp Compomer
Vật liệu trám răng tổng hợp Compomer có khả năng giải phóng florua, màu sắc đẹp, giống với răng thật

Tuy nhiên độ bền và khả năng chịu lực của vật liệu Compomer còn thấp. Khi dùng cho răng hàm, việc thường xuyên chịu lực nhai có thể khiến miếng trám hao mòn nhanh chóng, cần thay miếng trám mới sau một thời gian sử dụng.

Giá tham khảo: Đang cập nhật.

8. Chất trám tạm Eugenate

Eugenate là vật liệu trám răng có tính tạm thời, thời gian sử dụng ngắn. Vì thế vật liệu này chủ yếu được sử dụng trong điều trị tủy răng. Chất trám tạm Eugenate giúp che chắn và bảo vệ buồng tủy trong quá trình điều trị. Từ đó hạn chế vi khuẩn xâm nhập và phát triển dẫn đến viêm tủy răng.

Sau khi điều trị tủy răng xong, chất trám tạm Eugenate sẽ thay thế bằng một vật liệu thích hợp hơn nhằm tăng sự vững chắc và phục hồi hình dạng răng.

Giá tham khảo: 100.000 đồng/ răng.

Chất trám tạm Eugenate
Chất trám tạm Eugenate thường được dùng ngắn hạn trong quá trình điều trị tủy răng

9. Vật liệu trám răng Cermets

Vật liệu này có cấu trúc tương tự như GIC. Tuy nhiên thành phần cấu tạo của vật liệu chứa bạc. Điều này giúp tăng độ vững chắc cho răng, cải thiện độ cứng và độ bền trong quá trình sử dụng. Trong quá trình ăn uống, vật liệu trám răng Cermets có thể hạn chế được tình trạng hao mòn, tăng thời gian sử dụng vật liệu.

Ngoài ra vật liệu Cermets có độ trong mờ cao, dễ dàng phát hiện sâu răng tái phát qua hình ảnh X-quang. Trong quá trình hàn trám, không cần sử dụng chất kết dính nha khoa.

Giá tham khảo: Đang cập nhật.

Vật liệu trám răng Cermets
Vật liệu trám răng Cermets có độ trong mờ cao, chứa bạc giúp tăng độ vững chắc cho răng

10. Vật liệu trám răng Lonomer thủy tinh

Lonomer thủy tinh thường được sử dụng cho những trường hợp trám dưới đường nướu hoặc trám răng sâu ở trẻ em. Vật liệu nha khoa này có khả năng giải phóng fluoride. Từ đó cải thiện độ chắc khỏe của răng, giảm nguy cơ sâu răng.

Tuy nhiên độ bền và độ vững chắc của Lonomer thủy tinh thấp. Vật liệu có tuổi thọ 5 năm, dễ bị hao mòn khi chịu nhiều lực trong quá trình ăn uống.

Giá tham khảo: Đang cập nhật.

Vật liệu trám răng Lonomer thủy tinh
Vật liệu Lonomer thủy tinh thường được dùng để trám dưới đường nướu hoặc trám răng ở trẻ em

Nên chọn vật liệu trám răng nào?

Để lựa chọn vật liệu trám răng phù hợp và an toàn, bạn cần dựa vào tình trạng răng (kích thước lỗ sâu, tình trạng sứt mẻ…) và đặc tính của vật liệu. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.

Đối với những trường hợp có răng sâu lỗ to hoặc răng bị sứt mẻ nghiêm trọng, bạn nên lựa chọn trám răng Inlay/ Onlay bằng vật liệu sứ. Vật liệu này có độ bền cao, giúp phục hình và bảo vệ răng hiệu quả, đảm bảo tính thẩm mỹ.

Nếu sâu/ mẻ răng cửa và răng tiền hàm hoặc có nhu cầu cao về tính thẩm mỹ, bạn nên lựa chọn vật liệu trám răng bằng Composite. Những trường hợp có nhu cầu về độ vững chắc và độ bền cao nên chọn hợp kim vàng để trám răng.

Có nhiều vật liệu trám răng. Mỗi vật liệu có đặc tính, ưu và nhược điểm khác nhau. Để lựa chọn vật liệu thích hợp, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, đánh giá tình trạng răng và lựa chọn vật liệu dựa trên nhu cầu.

Tham khảo thêm:

5/5 - (2 bình chọn)

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!