Viêm lợi có tự khỏi không? Bao lâu thì khỏi? là mối bận tâm của nhiều người bệnh. Được biết, viêm lợi răng mức độ nhẹ có thể tự thuyên giảm sau vài ngày nếu vệ sinh răng miệng đúng cách. Với những trường hợp còn lại, nên thăm khám và can thiệp các phương pháp điều trị kịp thời để ngăn ngừa bệnh chuyển biến nặng.
Viêm lợi có tự khỏi được không? Bao lâu thì khỏi?
Viêm lợi (viêm nướu) là bệnh nha khoa thường gặp bên cạnh sâu răng, viêm nha chu,… Bệnh lý này có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn do thói quen vệ sinh răng miệng kém. Khi răng miệng không được làm sạch, vi khuẩn sẽ khoáng hóa mảng bám tạo thành cao răng. Theo thời gian, cao răng tích tụ ở chân răng gây kích ứng, sưng viêm và chảy máu mô nướu.
Viêm lợi có tự khỏi được không? Bao lâu thì khỏi? là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Được biết, viêm nướu răng nhẹ có thể tự thuyên giảm sau khoảng vài ngày nếu vệ sinh răng miệng đúng cách. Tuy nhiên, trong trường hợp viêm nướu đã tiến triển và viêm lợi trùm, bệnh có thể chuyển biến nặng dần nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời.
Viêm nướu răng là bệnh nha khoa có mức độ nhẹ nên có thể chữa dứt điểm bằng các phương pháp đơn giản như cạo vôi răng, vệ sinh răng miệng đúng cách, dùng thuốc,… Trung bình, thời gian điều trị bệnh lý này chỉ kéo dài khoảng 3 – 7 ngày. Do đó, bạn nên thăm khám sớm để kiểm soát bệnh nhanh chóng, ngăn ngừa viêm nướu tiến triển dẫn đến viêm nha chu, áp xe răng và nhiều biến chứng nặng nề khác.
Các biện pháp chăm sóc, điều trị viêm lợi răng hiệu quả
Như đã đề cập, viêm lợi răng là bệnh nha khoa có mức độ nhẹ và thuyên giảm nhanh chỉ sau vài ngày nếu được chăm sóc, điều trị đúng cách. Tùy theo mức độ viêm nhiễm mô nướu và tình trạng của răng, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị sau:
1. Lấy cao răng
Lấy cao răng là phương pháp được áp dụng trong hầu hết các trường hợp bị viêm nướu răng. Cao răng là mảng bám đã được khoáng hóa, bám chặt ở chân răng khiến mô nướu bị kích thích, sưng viêm và dễ chảy máu. Lấy cao răng giúp giảm mức độ phù nề của mô nướu và loại bỏ vi khuẩn tích tụ nhằm kiểm soát hoàn toàn bệnh viêm nướu.
Nếu không được làm sạch, cao răng sẽ tiếp tục tích tụ dần theo thời gian dẫn đến viêm nha chu, sâu răng, viêm tủy răng và nhiều vấn đề khác. Thực tế cho thấy, đa phần các bệnh lý nha khoa đều khởi nguồn từ cao răng lâu ngày không được loại bỏ.
2. Sử dụng thuốc
Ngoài biện pháp lấy cao răng, bác sĩ cũng có thể chỉ định dùng thêm một số loại thuốc uống, thuốc bôi trị viêm lợi. Mục đích của sử dụng thuốc là sát khuẩn, tiêu viêm, giảm đau nhức mô nướu,…
Các loại thuốc điều trị viêm nướu răng được sử dụng phổ biến:
- Dung dịch súc miệng sát khuẩn (Chlorhexidine, Hexetidine, Chlorine Dioxide,…)
- Thuốc giảm đau, hạ sốt (Paracetamol)
- Thuốc chống viêm (NSAID, corticosteroid)
- Thuốc bôi gây tê tại chỗ (Lidocaine, Benzocaine,…)
- Thuốc kháng sinh bôi/ uống (Metronidazole, Spiramycin, Azithromycin,…)
Ngoại trừ dung dịch súc miệng sát khuẩn, các loại thuốc còn lại đều chỉ được dùng trong 5 – 7 ngày để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm. Khi hiện tượng viêm đã thuyên giảm, bạn cần quay trở lại phòng khám để được kiểm tra và thực hiện thêm một số biện pháp điều trị chuyên sâu khác.
3. Cắt lợi trùm
Cắt lợi trùm được áp dụng trong trường hợp viêm lợi trùm – tình trạng viêm nhiễm mô nướu bao xung quanh răng đang mọc. Đối với trường hợp răng thẳng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp này để loại bỏ phần lợi bao phủ lên răng tạo điều kiện cho răng phát triển.
Cắt lợi trùm là tiểu phẫu đơn giản được thực hiện bằng laser nên không mất nhiều thời gian và có thể phục hồi hoàn toàn sau 1 – 2 tuần. Tuy nhiên trước khi can thiệp phương pháp này, bạn cần phải sử dụng thuốc nếu viêm lợi trùm đang ở giai đoạn cấp tính (mô nướu sưng đỏ nhiều, đau nhức, ứ mủ, sốt, sưng hạch góc hàm….).
4. Nhổ răng
Nhổ răng được chỉ định khi viêm lợi trùm xảy ra ở răng khôn và răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, mọc ngang,… Khác với các răng trên cung hàm, răng khôn (răng số 8) mọc ở tuổi trưởng thành nên dễ bị mọc ngầm, lệch lạc. Hơn nữa, răng ở vị trí này không giữ nhiều chức năng quá quan trọng nên việc nhổ bỏ không ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ, hoạt động giao tiếp và ăn uống.
Nhổ răng khôn là tiểu phẫu khá đơn giản được thực hiện bằng cách gây tê hoặc gây mê (tùy theo lựa chọn của bệnh nhân). Sau khi nhổ răng, bạn cần sử dụng thuốc và chú ý cách ăn uống để mô nướu lành hẳn, hạn chế tối đa nguy cơ viêm nhiễm.
5. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng đúng cách vừa là biện pháp điều trị vừa giúp phòng ngừa viêm lợi hiệu quả. Khi răng miệng được làm sạch, vi khuẩn không có nơi để cư trú và phát triển. Nhờ vậy phần lợi bao xung quanh răng sẽ dần hồi phục, giảm tình trạng đau nhức và sưng viêm chỉ sau khoảng vài ngày.
Cách vệ sinh răng miệng giúp cải thiện bệnh viêm lợi:
- Sử dụng bàn chải có lông mềm, mảnh và kích thước vừa phải để làm sạch thức ăn, mảng bám trên răng. Bạn cũng có thể dùng bàn chải có mặt chải lưỡi để loại bỏ rêu lưỡi tích tụ.
- Chải răng từ 2 – 3 lần/ ngày sau các bữa ăn và trước khi đi ngủ. Khi dùng bữa ở ngoài, bạn có thể làm sạch răng miệng bằng cách súc miệng với nước sạch, dùng chỉ nha khoa và nhai kẹo cao su không đường.
- Súc miệng bằng các dung dịch sát khuẩn + fluor để tái khoáng men răng, ức chế virus và vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Để tăng hiệu quả làm sạch, nên sử dụng chỉ nha khoa nhiều lần trong ngày.
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm dễ hình thành mảng bám như thức ăn chứa nhiều đường, tinh bột đã qua tinh chế (bánh mì trắng, bột mì), nước ngọt có gas, rượu bia,…
- Thay đổi một số thói quen ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng như hút thuốc lá, ít uống nước, dùng thức ăn quá nóng và quá lạnh, nghiến răng khi ngủ,…
- Các biện pháp vệ sinh răng miệng tại nhà không hoàn toàn loại bỏ được 100% mảng bám. Vì vậy, bạn nên đến nha khoa 6 tháng/ lần để được cạo vôi răng và thăm khám, phát hiện sớm các bệnh răng miệng tiềm ẩn.
Trên đây là những thông tin giải đáp “Viêm lợi có thể tự khỏi được không? Bao lâu thì khỏi?”. Ngoài ra, bài viết cũng đã tổng hợp một số biện pháp chăm sóc và điều trị bệnh lý này hiệu quả. Nếu nghi ngờ bị viêm nướu răng, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt để được thăm khám và tư vấn cách khắc phục phù hợp.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Thử Ngay Cách Chữa Viêm Lợi Bằng Lá Trầu Không
Bị viêm lợi có ăn được thịt gà không?
Viêm lợi theo Đông y và các bài thuốc chữa trị hiệu quả
Thử Ngay Cách Chữa Viêm Lợi Bằng Lá Lốt Đơn Giản Tại Nhà
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!